Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtChuyện về bưu cục bí ẩn nhất Trung Quốc

more_horiz
Chuyện về bưu cục bí ẩn nhất Trung Quốc 19849018-10209787463111861-1315385265-n-1499335487287-0-4-407-659-crop-1499335490908
Xử lý ảnh: Thi Anh


Bưu cục nổi tiếng Trung Quốc này hiện nằm lặng lẽ cách cổng Tây Trung Nam Hải chưa đầy 100m.


Đi trên đường Phủ Hữu, người dân và khách du lịch dễ dàng bị thu hút bởi đội ngũ cảnh vệ và bốt canh trước cổng Trung Nam Hải - trụ sở của chính quyền Bắc Kinh mà ít để ý tới một bưu cục được sơn màu xám trắng nằm lặng lẽ cách cổng Tây Trung Nam Hải chưa đến 100m.
Thực tế, bưu cục nổi tiếng này hiện nay vẫn treo ảnh chân dung một số nhà lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ v.v...
Dù kể từ năm 1997, nơi này đã được mở cửa phục vụ nhu cầu chuyển phát thư tín cho người dân nhưng đối với người Trung Quốc, bưu cục Trung Nam Hải vẫn mang màu "huyền thoại".
Từ bí ấn đến công khai
Bưu cục Trung Nam Hải vốn có tên bưu cục Sơn Hà - chuyên phục vụ chuyển phát thư tín, văn kiện cho các lãnh đạo và cơ quan trung ương đảng cộng sản Trung Quốc kể từ năm 1948.

Đến năm 1950, khi Mao Trạch Đông và các cơ quan đảng, trung ương nhập kinh, bưu cục này cũng được chuyển tới Trung Nam Hải, trở thành bưu cục bí ẩn nhất Trung Quốc.
"Thư tín của các lãnh đạo trung ương chỉ có thể chuyển phát qua đây. Chi cục Trung Nam Hải vẫn là đơn vị duy nhất làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, văn kiện cho cả Trung Nam Hải", Bí thư chi bộ đảng chi nhánh bưu cục Trung Nam Hải Vương Lỗi nói.
Ông Vương cho biết, thậm chí, khi các cận vệ Trung Nam Hải chuyển vị trí công tác tới các đơn vị mới thì chi cục này cũng nhận nhiệm vụ đóng gói và vận chuyển hành lý cho từng cá nhân.
Những năm 60 của thế kỷ trước, vì lý do an ninh, một số cơ quan, hộ gia đình các lãnh đạo trong Trung Nam Hải bắt đầu được dời chuyển ra ngoài. Bộ phận nhà bếp, ngân hàng, thậm chí một số đơn vị trực thuộc Quốc vụ viện cũng được dần chuyển ra khỏi "bức tường đỏ". Vấn đề điều chuyển bưu cục này đã phải trải qua nhiều cuộc họp căng thẳng.
Sau đó, ông Lý Chấn Tài - người phụ trách bưu cục Trung Nam Hải đã đề nghị chuyển bưu cựu này ra khỏi Trung Nam Hải do lượng công việc giảm bớt kể từ khi một số cơ quan chính phủ đã được dời đi.
Cuối những năm 60, bưu cục Trung Nam Hải chính thức được chuyển tới địa chỉ hiện nay tuy nhiên theo Thượng Nguyên Thanh - một nhân viên kỳ cựu của bưu cục cho biết, ngoại trừ địa chỉ bưu cục thay đổi, mọi hoạt động khác hầu như vẫn được giữ nguyên: chỉ phục vụ việc chuyển phát của lãnh đạo trung ương, không giao lưu với cư dân lân cận, các hoạt động cá nhân, tập thể đều thực hiện trong Trung Nam Hải.
Chỉ đến năm 1997 sau quá trình tu sửa toàn diện, chi cục Trung Nam Hải - một đơn vị khép kín gần 30 năm chính thức bắt đầu mở rộng phục vụ người dân.
Hoạt động thường nhật diễn ra như thế nào?
Chuyện về bưu cục bí ẩn nhất Trung Quốc 90323575b507e65-size49-w401-h263-1499333826703
Bề ngoài bưu cục Trung Nam Hải hiện nay. Ảnh: Phượng Hoàng
[size]
"3,4 giờ sáng thức dậy, đến nhà xuất bản Nhân dân nhật báo cách bưu cục tới hơn 20km nhận báo. Sau đó đến bưu cục Trị Hà (Thạch Gia Trang, Hà Bắc) giao nhận văn kiện, trước 10 giờ phải trở về bưu cục", Phó Hải Giang - cựu nhân viên của bưu cục Trung Nam Hải kể lại. Ông còn cho biết, mỗi ngày chiếc xe đạp của ông đuề chở đầy ắp báo và thư.
Theo Lý Chấn Tài, mỗi nhân viên bưu cuc trước khi đến nhận nhiệm vụ đều phải được tuyển chọn và trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt, bảo mật.
Thời kỳ đầu, các văn kiện, thư tĩn, tạp chí từ các địa phương gửi về Bắc Kinh cho lãnh đạo trung ương đều tập kết tại bưu cục này, sau đó được đóng dấu "Trung Nam Hải" mới đến được hòm thư của các lãnh đạo hoặc cơ quan trung ương.
Lý Chấn Tài cho biết, do làm việc tại bưu cục chuyên phục vụ lãnh đạo trung ương nên việc gặp các lãnh đạo này bên trong "bức tường đỏ" là chuyện thường ngày.
Thượng Nguyên Thanh tiết lộ, thực tế bưu cục Trung Nam Hải có quy tắc riêng. Ví như, khi đi đưa thư trong Trung Nam Hải nếu gặp cấp trên thì nhân viên đưa thư đều phải xuống xe hay gặp cấp trên tản bộ hoặc đi họp về đều không được chủ động bắt chuyện.
"Nếu gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, [nhân viên đưa thưnhất định phải lánh đi", Thượng Nguyên Thanh nhấn mạnh.
"Khi đó, những bưu cục khác mỗi ngày giao hàng ba lần, nhân viên phải mặc đồng phục thống nhất của hệ thống bưu cục trên cả nước. Nhưng bưu cục Trung Nam Hải lại làm việc dựa theo lịch trình công việc của các lãnh đạo. Do đó, mỗi ngày giao hàng vào 8 giờ sáng và 3 giờ chiều. Các nhân viên đều không cần mặc đồng phục, thay vào đó họ thường mặc áo khoác quân đội", Lý Chấn Tài cho biết thêm.
Đặc biệt, nhân viên đưa thư của bưu cục Trung Nam Hải còn có giấy thông hành cao cấp nhất để có thể đi tới mọi địa điểm, thậm chí còn có phạm vi thông hành rộng hơn nhiều lãnh đạo thông thường.
Thư tín được chuyển phát như thế nào?
[/size]
Chuyện về bưu cục bí ẩn nhất Trung Quốc U-4183221137-2283666093-fm-214-gp-0-1499334011407
Nhân viên bưu cục Trung Nam Hải vận chuyển văn kiện. Ảnh 360
[size]
Nếu dán con tem 80 phân kèm tên lãnh đạo trong Trung Nam Hải, bức thư đó sẽ được chuyển đến bưu cục Trung Nam Hải.
Bí thư chi bộ đảng chi nhánh bưu cục Trung Nam Hải Vương Lỗi cho biết: "Đầu tiên bưu cục sẽ phân loại sơ bộ thư tin, văn kiện thành hai khu vực cá nhân và tổ chức. Sau đó, văn kiện của tổ chức sẽ được trực tiếp chuyển tới đơn vị cơ quan tương ứng, trong khi thư cá nhân sẽ căn cứ theo thân phận người nhận để chuyển tới phòng tiếp nhận thư tín của Quốc vụ viện hay Văn phòng trung ương".
Hai phòng này năm 2000 đã được nâng cấp trở thành Cục tiếp nhận thư tín quốc gia.
Theo tạp chí Công tác thư ký thuộc chủ quản của Cục thư ký Văn phòng trung ương, trước đây, Điền Gia Anh - thư ký riêng của Mao Trạch Đông có nhiệm vụ lựa chọn các bức thư quan trọng từ quần chúng chuyển lên để Mao phê duyệt, những thư còn lại Điền có thể thay mặt Mao hồi đáp.
Tuy nhiên, thư trả lời của Mao sẽ được giữ lại bản gốc, thay vào đó, Điền Gia Anh sẽ sao chép thành bản mới và gửi bản mới tới người nhận.
Hiện nay, trên tầng bốn trong tòa nhà chính của Cục tiếp nhận thư tín, có một phòng mang tên "Phòng phân loại thư tín" với diện tích chỉ khoảng mười mấy mét vuông, chứa vài bao tải thư tín đã khử trùng.
Nhân viên phân loại nhắc từng chồng thư trong bao tải, đặt lên bàn đẩy tới máy gấp thư. Thư được đóng gói hoàn thiện được đặt vào các hòm thư riêng của từng tỉnh, địa phương. Số thư tín này sau đó lại được chuyển sang một phòng khác tiếp tục tiến hành phân loại theo các lĩnh vực như kiện tụng pháp luật, xây dựng đô thị, nông nghiệp nông thôn v.v... Cuối cùng mới được chuyển về các địa phương.[/size]
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply