Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai qua bánh rau, hay còn gọi là “lây truyền dọc”.

Bằng chứng của sự lây truyền


Các nhà khoa học đã tìm thấy HIV trong gan, thận, não của bào thai 13 tuần tuổi của người mẹ nhiễm HIV. Ngoài ra, người ta còn thấy có các bất thường về tổ chức học đặc biệt ở não và tuyến hung của các bào thai nhiễm HIV. Ở một số trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV đã có các rối loạn miễn dịch, đặc biệt bất thường về số lượng các tế bào CD4 cho thấy có sự lan truyền HIV rất sớm từ mẹ sang con.
Cần biết về cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con Thai%20nhi
Nghiên cứu trẻ sinh đôi, sinh ba của các bà mẹ nhiễm HIV cho thấy trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn trẻ sinh ra sau.

Cơ chế lây truyền

Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm, ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần.

Vai trò của bánh rau trong việc lây truyền HIV trong tử cung là rất phức tạp và cũng còn nhiều điểm chưa rõ. Cấu trúc và đặc điểm chức năng của bánh rau thay đổi theo tiến triển của thai nghén. Bình thường, mặt bánh rau có cấu tạo đặc biệt, bao gồm nhiều “màng ngăn”, các vách ngăn này có chức năng như các “hàng rào” bảo vệ, chỉ “cho phép” chất dinh dưỡng, vitamine, khoáng chất, kháng thể của người mẹ được đi qua để sang nuôi dưỡng bào thai, không cho vi trùng, vi rút “chui” sang để gây hại cho thai nhi. Như vậy, thông thường nhờ có bánh rau nên cho dù mẹ nhiễm vi rút thì vi rút bị “màng ngăn” của rau thai chặn lại và không truyền qua thai được.

Theo các nhà khoa học, HIV có thể “vượt qua” các vách ngăn này của bánh rau trong một đợt vãng khuẩn huyết của mẹ hoặc qua “trung gian” là các tế bào của mẹ bị nhiễm HIV. Theo cơ chế này, HIV tự do hay nằm trong các tế bào của mẹ di chuyển qua bánh rau vào thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy, trong thời gian cuối của thai kỳ, hiện tượng các tế bào của mẹ di chuyển vào tuần hoàn thai nhi không phải là hiếm. Nghĩa là, HIV có thể “đi” từ mẹ qua rau thai sang con dưới dạng vi rút tự do nhờ các đại thực bào của bánh rau. Hoặc HIV có thể qua thai do nhiễm khuẩn đặc biệt của bánh rau, xảy ra trong ba tháng đâu hai ba tháng giữa của thai kỳ. HIV có thể qua thai muộn hơn, vào nửa sau thai kỳ do bề dày của “vách ngăn” mỏng đi.

Cần biết về cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con Thai%20nhi%201_copy

Bánh rau - hàng rào bảo vệ không cho vi trùng, vi rút gây hại cho thai nhi.

Lây truyền trong khi sinh

Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn vào thời kỳ chuyển dạ hoặc khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của người mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo, máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ-thai nhi khi chuyển dạ.

Hiện tượng những trẻ sinh ra trước thường bị nhiễm HIV cao hơn trẻ sinh ra sau có thể được giải thích là việc đi qua đường sinh dục của mẹ để ra ngoài làm cho trẻ ra trước tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết âm đạo có chứa HIV của mẹ nhiều hơn, nên nguy cơ bị nhiễm HIV lớn hơn so với các trẻ ra sau. Cũng vì lý do này mà một số chuyên gia cho rằng, thụt rửa âm đạo khi chuyển dạ bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường không những không gây nguy hại cho mẹ và thai nhi mà còn có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh.
Cần biết về cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con Tre%20so%20sinh

Đứa trẻ sinh ra trước của các trường hợp sinh đôi, sinh ba thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn trẻ sinh sau. Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng các cơn co tử cung mạnh có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi, đặc biệt là trong trường hợp đẻ khó và chuyển dạ lâu còn có thể gây ra nhiều dập nát tổ chức của nhiều tổ chức của mẹ và trẻ có thể nuốt phải một số vi rút trong máu, dịch âm đạo của mẹ làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên. Cũng vì lý do này, trường hợp các ca sinh của người mẹ nhiễm HIV thường được mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây truyền HIV trong chuyển dạ và sinh con

Khoảng 50-60% số trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ cho là bị lây truyền trong khi sinh. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh được tăng lên khi:

Những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài;

Phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn;

Vỡ ối sớm: Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng tăng lên, nhất là khi thời gian này kéo dài trên 4 giờ. Kết quả phân tích nhiều nghiên cứu của Nhóm HIV chu sinh quốc tế cho thấy cứ mỗi giờ sinh khi vỡ ối nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.

http://ubqg-hiv-mt-md.ch...-tu-me-sang-con/7141.vgp