CÁCH XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Điều này cho thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính trọng và yêu quý từ ngàn xưa đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trò của người thầy giáo, cô giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự kính yêu và tôn trọng. Nhưng để có thể đạt được điều đó ngoài việc người thầy có trình độ chuyên môn giỏi người thầy cần phải biết kết hợp với phương pháp giảng dạy và những kỹ năng xử lý tình huống thường gặp. Bởi vì, người thầy sẽ trực tiếp tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm là việc diễn ra hằng ngày. Vậy làm thế nào để đưa ra cách xử lý linh hoạt, vừa đảm bảo những nguyên tắc giáo dục vừa thể hiện sự tôn trọng đối với học viên. Dưới đây là một số tình huống sư phạm và cách giải quyết mà bản thân tôi đã gặp và sưu tầm được, xin chia sẻ cùng các đồng chí.

Tình huống 1. Khi học viên say rượu đến lớp. Bạn đang say sưa giảng bài nhìn xuống cuối lớp thì thấy một học viên đang say rượu và gục xuống bàn ngủ. Vậy bạn xử lý như thế nào?

Cách xử lý: Trong trường hợp này dù không vừa lòng về việc học viên không tôn trọng mình. Nhưng vì đặc thù đối tượng lên lớp của chúng ta là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, cơ quan và đoàn thể các cấp cơ sở. Vì vậy chúng ta cần thông cảm với học viên đôi khi vì công việc mà xảy ra sự việc như vậy. Nhưng trong tình huống này nếu giảng viên không nói gì thì đó là một sự nhân nhượng một cách quá đáng và rất dễ khiến học viên dần dần sẽ nảy sinh tâm lý không tôn trọng giảng viên. Giảng viên hoàn toàn có quyền nhắc nhở học viên trước lớp. Nhưng có lẽ giảng viên nên cần có sự cảm thông cho học viên cũng có thể đó là sự “bất đắc dĩ” , đó là áp lực của công việc chứ không hoàn toàn là do học viên không tôn trọng bạn.

Trong tình huống này có thể lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất. Trong giờ giảng nếu học viên đó không làm ảnh hưởng đến lớp thì giảng viên cần tôn trọng các thành viên trong lớp và tiếp tục giờ giảng của mình. Cuối giờ giảng viên nên gặp học viên khi tâm lí cả giảng viên và học viên đều thoải mái. Giảng viên và học viên cùng nhau trao đổi, tâm sự Trên cơ sở đó tạo cơ hội cho học viên được nói, được bộc bạch ý kiến của mình Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình của một người giảng viên, có trách nhiệm, chắc chắn bạn sẽ khắc phục được tình trạng này.


Tình huống 2: Khi học viên nói chuyện riêng trong lớp Trong giờ học khi bạn đang say sưa với bài giảng của mình, tự nhiên một nhóm học viên mất trật tự. Bạn sẽ làm thế nào?

Cách xử lý:
Quả thật khi say sưa giảng bài chúng ta gặp học viên mất trật tự thật khó chịu. Nhưng chúng ta cần có cách cư xử làm sao học viên vừa tôn trọng mình và đảm bảo bài giảng. Với trường hợp này thì chúng ta suy nghĩ 2 điều

- Một là do bài giảng chúng ta chưa hấp dẫn học viên. Môn của chúng ta học sinh không quan tâm. Dẫn đến việc học của học viên bị gò ép. khó chịu khiến học viên không tập trung. Dù vẫn biết rằng học viên là phải học. Nhưng chúng ta phải tìm cách nào chứ? - Nên dành thời gian soạn bài và thay đổi phương pháp giảng dạy làm sao lôi cuốn học viên - Nếu lớp học có điều kiện thiết bị, cho lớp chia nhóm và làm những bài thuyết trình rồi lên thuyết trình trước lớp với chủ đề là các bài đang học. Sau khi học viên thuyết trình, giảng viên chỉ nhận xét tổng kết nội dung chính. Hoạt động này sẽ giúp học viên tập trung và không nói chuyện riêng.

- Hai là
do có những học viên ý thức chưa tốt. Tuỳ từng mức độ có thể nói nhỏ dần để học viên không nghe rõ sẽ im lặng. Hoặc sẽ nhìn thẳng vào chỗ nói chuyện nhiều dừng không giảng bài khi học viên không nói chuyện mới tiếp tục giảng tiếp.

Tình huống 3: Để thay đổi phương pháp giảng dạy và không khí trong lớp bạn đã cho học viên thảo luận bài học kết hợp với chơi trò chơi. Tổ chức cho học viên hoạt động nên lớp ồn ào. Giáo viên chủ nhiệm của lớp không đồng ý với phương pháp giáo dục, quản lý lớp của bạn và đã than phiền với bạn, thậm chí đã phản ánh lên giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã gặp và nhắc nhở bạn. Vậy với tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách xử lý: Trong tình huống như vậy, bạn hãy tìm cách xử lý thật tế nhị để không làm giáo viên chủ nhiệm phải phật lòng hay bị xúc phạm, còn giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thì hiểu được và phát huy phương pháp giáo dục mới của bạn.? - Trước hết không nên phân bua, bào chữa gì với giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mà khéo léo trao đổi với giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là mình đang thực hiện phương pháp mới và hứa sẽ cố gắng không để lớp hoạt động quá ồn ảnh hưởng đến lớp khác. Đối với giáo viên đồng chủ nhiệm cần phải giữ thái độ tôn trọng, thân mật và hứa sẽ cố gắng không để lớp ồn ào. Mặc khác, cần kiểm tra lại phương pháp, cách thức dạy học và quản lý lớp của mình để hoàn thiện những điểm chưa tốt, chưa hay, hạn chế sự sôi nổi, ồn ào quá mức làm ảnh hưởng đến lớp khác.

- Tiếp tục khẳng định mình qua việc đổi mới phương pháp dạy học trong thực tế dạy học và nâng cao chất lượng của lớp đến các hoạt động chuyên môn của trường; mặt khác tìm cơ hội trao đổi chuyên môn một cách khéo léo, chân tình với giáo viên đồng chủ nhiệm. Điều quan trọng là không hào hứng thật phấn khởi, bi quan mà tin tưởng chờ đợi kết quả nhìn nhận mới của tập thể đối với mình. Chúng ta có thể thấy việc đảm bảo kỷ cương trong lớp học là hết sức cần thiết. Nhưng đôi khi các giảng viên cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩ để có cách ứng xử linh hoạt.

Để đứng được trên bục giảng người thầy phải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấy không dừng lại ở một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, không ngừng phát triển nó, người học luôn muốn tiếp thu được những điều hay, mới và bổ ích cho cuộc sống của mình, nếu người thầy không đáp ứng được điều này sẽ làm cho người học dễ nhàm hào hứng, uy tín của thầy sẽ giảm sút. Người thầy phải luôn tìm tòi, sang tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, người có trình độ chuyên môn giỏi nhưng nếu không biết kết hợp với phương pháp tốt, không có cách ứng xử tốt thì hiệu quả công việc sẽ không cao hoặc không có hiệu quả.

Và một điều không thể không nhắc đến đó là cái tâm huyết với nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phải xem đây là sự nghiệp của mình và nó gắn bó với mình suốt cuộc đời. Có như vậy ta mới giữ gìn và phát huy, làm cho nghề giáo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với những gì mà xã hội đã dành tặng cho nghề giáo, như câu “ Không thầy đố đ/c làm nên”, câu tục ngữ thường được mọi người nhắc đến. Trên đây là một số tình huống sư phạm mà tôi từng gặp và sưu tầm được xin được chia sẻ cùng các đồng chí. Và rất mong được sự góp ý của các đồng chí để chúng ta có những cách ứng xử với những tình huống gặp phải thật tế nhị, khéo léo mà không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc