Cải cách thủ tục hành chính đăng ký kết hôn

Trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu đăng ký kết hôn ngày càng gia tăng giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, Nghị định 68/2002 của Chính phủ đã quy định thời hạn đăng ký kết hôn tại UBND cấp tỉnh là không quá 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu phải yêu cầu cơ quan Công an xác minh hồ sơ, thì thời hạn kéo dài thêm 20 ngày. Đây là một điểm mới quy định về thời hạn đăng ký kết hôn, vì Nghị định 184/CP trước đó quy định thời hạn này là 60 ngày; nếu phải thẩm tra thêm thì kéo dài 30 ngày nữa.

Thủ tục nộp hồ sơ kết hôn cũng có điểm sửa đổi cơ bản. Về nguyên tắc, cả hai bên đương sự phải có mặt khi nộp hồ sơ xin kết hôn. Nhưng trong trường hợp một bên có lý do chính đáng (ốm đau, bệnh tật hoặc do bận công tác), thì có thể ủy quyền cho bên kia nộp hồ sơ thay. Nghị định 184/CP không có quy định này cho nên thực tế có nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Theo Nghị định thủ tục thẩm tra hồ sơ kết hôn gồm các bước: Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kết hôn; niêm yết việc kết hôn (trong bảy ngày) tại trụ sở của sở và tại UBND cấp xã, nơi thường trú của đương sự. Nếu không có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn trái pháp luật, thì UBND cấp xã không phải trả lời kết quả niêm yết cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định ký Giấy chứng nhận kết hôn, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn. Chỉ trong trường hợp hồ sơ kết hôn có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Sở Tư pháp mới yêu cầu cơ quan Công an thẩm tra, xác minh.

Nếu trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn mà đương sự có lý do chính đáng đề nghị tổ chức kết hôn vào thời gian khác, thì lễ đăng ký kết hôn được hoãn lại tối đa trong vòng 90 ngày sau đó. Sau thời hạn này, nếu vẫn không tổ chức lễ đăng ký kết hôn được (do vắng mặt một bên hoặc cả hai bên đương sự), thì hủy việc kết hôn; đương sự không được hoàn trả lệ phí đã nộp. Sau này họ muốn kết hôn với nhau, thì phải làm lại các thủ tục từ đầu.

Trên cơ sở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định 68/2002 đã cụ thể hóa rõ ràng các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn. Theo đó, UBND cấp tỉnh có quyền không ký Giấy chứng nhận kết hôn (Nghị định 184/CP không có quy định này), trong các trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên); bên đương sự người nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch); việc kết hôn không do nam nữ tự nguyện quyết định; có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn; một hoặc cả hai bên đương sự là người đang có vợ hoặc có chồng; một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự; các đương sự là người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời; các đương sự đang hoặc đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng; các đương sự là người cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ); việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và phù hợp pháp luật nước đó (về nghi thức kết hôn), thì được mặc nhiên công nhận tại Việt Nam, nếu công dân Việt Nam không vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài phải được ghi chú vào sổ hộ tịch tại Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

NGUYỄN CÔNG KHANH
(Bộ Tư pháp)

--------------------------------------------------------------------------------

Luật hôn nhân và gia đình

Do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1986)

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gin và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản.

Căn cứ vào Ðiều 64 và Ðiều 65 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.


CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG

Ðiều 1: Nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện , tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.
Ðiều 2: Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.
Con có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Ðiều 3: Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Ðiều 4: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi; cấm cưỡng ép ly hôn.
Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống với người khác.
Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.


CHƯƠNG II: KẾT HÔN

Ðiều 5: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Ðiều 6: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Ðiều 7: Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây:


Ðang có vợ hoặc có chồng
Ðang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu.
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.
Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi
Ðiều 8: Việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường , thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.
Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.


--------------------------------------------------------------------------------

Quy định chung về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên đang định cư ở nước ngoài;


Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước nước ngoài;


Đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam (nếu đăng ký tại Việt Nam );
- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho hai công dân Việt Nam với nhau là cơ quan có khu vực lãnh sự nơi cư trú của một trong hai người.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài được đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam với công dân nước ngoài nếu luật pháp nước đó cho phép hoặc không phản đối.


Điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam:
a. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên;
b. Việc kết hôn phải tự nguyện, không bên nào được ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
c. Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây:
- Đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.

Nếu việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Ngoài ra, cần đáp ứng các điều kiện sau:
a. Người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại điểm 1.3 nêu trên, không bị nhiễm HIV và được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn đó được pháp luật nước họ công nhận;
b. Công dân Việt Nam đang phục vụ trong các ngành liên quan đến bí mật quốc gia phải được cơ quan chủ quản xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Trong hồ sơ xin đăng ký kết hôn, các giấy tờ của Việt Nam muốn sử dụng ở nước ngoài hoặc các giấy tờ của nước ngoài muốn sử dụng ở Việt Nam phải qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hồ sơ gồm :
a. Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
b. Bản sao giấy khai sinh của mỗi bên đương sự;
c. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 3 tháng xác nhận các bên đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh hoa liễu, không nhiễm HIV/AIDS;
d. Giấy xác nhận của UBND xã, phường nơi công dân Việt Nam thường trú cấp chưa quá 3 tháng và Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân (cấp chưa quá 3 tháng), xác nhận hiện tại đương sự là người chưa có vợ, chưa có chồng; hoặc nếu đã có vợ, chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thì phải có bản sao Quyết định cho ly hôn hoặc Giấy chứng tử.
e. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân, xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân Việt Nam được pháp luật nước này công nhận. Nếu pháp luật nước đó có quy định việc cấp phép kết hôn với người nước ngoài, thì trong Giấy xác nhận này phải ghi rõ là người đó được phép kết hôn với công dân Việt Nam.
f. Giấy xác nhận của đơn vị, cơ quan quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh của công dân Việt Nam xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đó.
g. Hồ sơ được nộp cho Sở Tư pháp nơi thường trú công dân Việt Nam .

Đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài :
Thủ tục đăng ký kết hôn giữa 2 công dân Việt Nam với nhau: Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.
- Giấy của UBND phường xã nơi cư trú của mỗi bên đương sự trước khi xuất cảnh chứng nhận họ chưa đăng ký kết hôn cho đến thời điểm xuất cảnh. Nếu đã ở nước ngoài quá 6 tháng và đang cư trú tại nước thứ ba thì phải được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước đó xác nhận. Trường hợp vợ hoặc chồng đã chết cần nộp giấy chứng tử; nếu lý hôn nộp bản án hay quyết định của toà án có thẩm quyền.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh.

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn:
Giấy này cấp cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong trường hợp người này muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận độc thân do UBND xã, phường nơi cư trú cuối cùng ở trong nước cấp chưa quá 3 tháng xác nhận cho đến thời điểm xuất cảnh.
- Bản sao giấy khai sinh có công chứng.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế cấp chưa quá ba tháng, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh hoa liễu, không bị nhiễm HIV.
- Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu để đối chiếu.

Cấp Giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn:
- Giấy này cấp cho công dân Việt Nam đã cư trú từ 6 tháng trở lên tại khu vực lãnh sự của CQĐD nhưng về nước, sang nước thứ ba, hoặc sang khu vực lãnh sự khác để đăng ký kết hôn.
- Hồ Sơ gồm:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận.
+ Bản cam đoan chưa đăng ký kết hôn với công dân nước sở tại.
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhân thân có ảnh.
- Cơ quan đại diện có thể cấp giấy chứng nhận này theo yêu cầu cơ quan hộ tịch trong nước, của CQĐD khác hoặc của người được uỷ quyền. Trường hợp đương sự đang ở trong nước có thể thông qua Cục Lãnh sự để yêu cấp giấy chứng nhận này.

Công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:
a. Để việc kết hôn nói trên là hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp các giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp Quyết định công nhận việc kết hôn;
- Giấy đăng ký kết hôn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
b. Hồ sơ được nộp cho Sở Tư pháp nơi công dân Việt Nam thường trú.


--------------------------------------------------------------------------------

Thủ tục đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam
Nơi các bạn đăng ký kết hôn là UBND cấp xã, phường. Khi đăng lý kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình các giấy tờ sau đây:

1. Giấy khai sinh của mỗi bên

2. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn
Việc xác định tình trạng hôn nhân không quá 30 ngày. Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

Khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, UBND cấp xã sẽ tiến hành xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin đăng ký trong thời hạn 7 ngày. Nếu cần xác minh thêm thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày nữa. Sau thời gian đó, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và kông cósự khiếu nại tố cáo về việc kết hôn, thì UBND xã cấp thông báo cho hai bên nam nữ về ngày đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại UBND xã ký và trao cho mỗi bên một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND xã ký và trao cho mỗi bên một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Đồng thời giải thích Giấy chứng nhận kết hôn, đồng thời giải thích cho hai bên nam nữ về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.


--------------------------------------------------------------------------------

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo luật Việt Nam hồ sơ kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài gồm:

Người nước ngoài:
Tờ khai đăng ký kết hôn (ÐKKH) theo mẫu của Bộ Tư Pháp.


Bản sao giấy khai sinh (GKS) theo mẫu qui định (không có GKS có thể nộp giấy chứng nhận ngày tháng năm sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước mà công dân đó thường trú nói rõ pháp luật nước họ không qui định cấp GKS).


Giấy xác nhận của tổ chức Y tế cho thẩm quyền về chuyên môn, cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần,hoa liễu và không bị nhiễm HIV/AIDS.


Giấy chứng nhận có nội dung chứng minh người đó đang trong tình trạng độc thân (ở nước ngoài) cấp chưa quá 3 tháng. Trường hợp đã có vợ (hoặc chồng) nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao quyết định của Tòa án cho ly hôn hoặc bản sao giấy khai tử.


Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin ÐKKH: xác nhận người đó đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân VN được pháp luật của nước họ công nhận.

Văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.

Văn bản được cấp từ các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại VN thì do Bộ Ngoại giao VN ủy nhiệm hợp pháp hóa.

Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự VN tại nước đó hợp pháp hóa.

Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang vê VN nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này thông qua cơ quan ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại VN thị thực, sau đó Bộ Ngoại giaoVN hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ ngoại giao VN ủy nhiệm hợp thức hóa.

Công dân Việt Nam:
Tờ khai ÐKKH theo mẫu của Bộ Tư Pháp (Ðược UBND phường , xã nơi thường trú xác nhận rõ về tình trạng hôn nhân của đương sự) cấp chưa quá 3 tháng.

Bản sao giấy khai sinh theo mẫu qui định.

Giấy xác nhận của tổ chức Y tế có thẩm quyền về chuyên môn cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần, hoa liễu và không nhiễm HIV/AIDS.

Trong trường hợp người VN đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái với quy chế của ngành đó.
Hồ sơ kết hôn phải được lập thành hai bộ nộp cho Sở Tư Pháp. Khi đến nộp và nhận hồ sơ đương sự phải xuất trình Passport, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để cán bộ hộ tịch đối chiếu.
Tại TP.HCM mua hồ sơ, nộp hồ sơ và ký hôn thú : liên hệ tại Sở Tư Pháp TP.HCM (143 Pasteur - Q.3 ).
Khi đến nộp hồ sơ có thể chỉ một bên nam hoặc nữ đến nộp, nhưng khi đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đủ hai bên nam nữ để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ bộ.
Thời hạn ÐKKH là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí ÐKKH là 500.000 đồng.