TT - Đi liên hoan tất niên hơi sương sương rồi chạy xe máy bị té, ông Bùi Minh Hải (sinh năm 1956 ở xã Tân Long, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đánh rớt chiếc đồng hồ gần thi thể một nạn nhân. Thế rồi ông bị khép tội giết người, cướp của và hiếp dâm.
Ông Bùi Minh Hải cùng với đống hồ sơ liên quan đến vụ án oan - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Nghe quyết định bị bắt mà ông chết đứng giữa nhà. Từ một cán bộ bảo vệ, ông trở thành tội phạm mà không thể lý giải nổi tại sao.
Muốn chết mà không được
27 tết (tức ngày 3-2-1998) ai cũng tất bật chuẩn bị đón năm mới, Bùi Minh Hải cũng vậy. Ông vừa chuyển xong chuyến xe tải chở đầy cây kiểng từ nhà ra chợ, chưa kịp nhận tiền hàng thì công an ập tới bắt ông vì tình nghi đã giết cô Trần Thị Thanh Dung, người cùng ấp. Nghe lệnh bắt mà ông vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Bỗng nhiên bị bắt vì một tội danh tày đình khiến ông “chết đứng” giữa nhà mình như Từ Hải. Ông một mực kêu oan, nhưng lúc này lời nói của ông không còn đáng tin với các cơ quan điều tra. Các thủ tục lấy cung, tra xét được tiến hành y hệt như đối với tội nhân nguy hiểm vừa gây án.
Giữa bốn bức tường xà lim lạnh lẽo và đau đớn, điều ông Hải lo nhất lại là vợ và các con: “Giờ này vợ và các con tôi đang sống ra sao? Liệu họ có tin rằng tôi bị oan? Liệu họ có đủ niềm tin và nghị lực sống để đợi cho tới ngày tôi được minh oan?”.
Những suy nghĩ ấy cứ kéo dài mãi, nó giày vò khiến ông Hải nhanh chóng lâm vào bế tắc. Sau khi thẩm vấn, ông Hải được đưa vào phòng biệt giam mang theo hai chiếc quần đùi và bắt đầu một cuộc sống mới, mà ở đó chỉ có bóng tối, mùi hôi hám.
“Với hai chiếc quần dành cho phạm nhân, một cái tôi để mặc, còn một cái tôi giấu đi, tranh thủ lúc không có người để ý tôi xé ra thành những miếng nhỏ tết thành sợi dây để thắt cổ tự tử. Chiếc bàn chải đánh răng được phát cũng bẻ đôi buộc vào đầu sợi dây tung lên ô gió. Tôi định kết liễu đời mình ở đó nhưng ngặt vì hai chiếc xích cùm chân cứ kéo lại khiến tôi không với tới...”.
Lần tự tử thứ nhất không thành, Bùi Minh Hải lại kiên trì thực hiện lần thứ hai. Cứ như thế không biết bao nhiêu lần ông tìm đến cái chết trong vô vọng.
--------------------------------------------------------------------------------
86 ngày bị nhốt trong biệt giam cũng là 86 ngày ông Bùi Minh Hải không tắm rửa, ông nói vui trong cay đắng: “Tôi là người ở dơ nhất nước. Tôi thấy lúc ấy mình chẳng giống một con người. Mỗi ngày trôi qua tôi lại dùng ngón tay cái gạch một vạch lên bức tường làm dấu. Cứ như thế 86 cái gạch lần lượt xuất hiện”. Hỏi ông về ý nghĩa của mấy cái gạch kia, ông ngửa cổ lên trời để giấu những giọt nước mắt chực rơi: “Để tôi đánh dấu từng ngày mình bước vào cõi chết...”.
Thời gian sau đó “Từ Hải” đã bình tĩnh hơn. Ông suy nghĩ nếu bây giờ mình chết thì mãi mãi về sau mình sẽ mang tội là kẻ giết người. Con cái mình lớn lên sẽ bị chúng bạn xa lánh cười chê. “Suy nghĩ ấy như kéo tôi trở về thực tại, tôi nghĩ mình phải mạnh mẽ lên để sống tiếp, để được minh oan. Mình sẽ ra khỏi chốn này”.
“Từ Hải” nghĩ hung thủ thật sự còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Anh ta đã gây ra bốn trọng án liên tiếp thì chắc hẳn hành động sẽ không dừng lại ở đó. Cứ như vậy, ông Hải hi vọng rồi đợi chờ. “Ông trời thương tôi. Đúng như dự đoán, 13 tháng sau hung thủ đã ra tay. Một em bé 9 tuổi vừa trở thành nạn nhân tiếp theo”.
Sau đó không lâu, Nguyễn Văn Tèo (sinh năm 1975, hung thủ thật sự) bị bắt. Ông Hải được minh oan, nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Con cái không thể đứng vững nên đã rời ghế nhà trường. Vợ ông vì vừa lo cho chồng và con nên đổ bệnh... Chỉ sau 18 tháng, một gia đình êm ấm hạnh phúc trở nên bi đát. “Tôi tự hỏi nguyên nhân của mọi chuyện có phải là do tôi sơ suất làm rơi đồng hồ hay do pháp luật chưa thật sự thấu đạt?”. Nhiều ngày sau ông Hải vẫn đặt ra câu hỏi đó.
Ông Bùi Minh Hải trong công việc của một trưởng ấp chuẩn bị đón tết 2013 - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Bao giờ mới tới ngày “cam lai”...
Ngày bị bắt ông Hải chỉ biết lý do duy nhất: tình nghi tội cướp của, giết người, hiếp dâm. Ngày ông được thả cũng là một ngày thật lạ. “Ông quản trại gọi tôi ra nói chuyện cây kiểng. Hai ngày sau có người thông báo tôi được tha. Nhưng con người ta không phải là đá, là gỗ. Tôi cũng biết đau đớn, cũng cảm nhận được những tổn thương. Tôi muốn có một quyết định rõ ràng, không thể áo gấm đi đêm”.
Ngày 10-6-1999 - cái ngày mà ông Hải sống lại khi được về với gia đình. Đêm hôm ấy là một đêm thật dài cả nhà ngồi tâm sự, vợ kể chuyện nhà, chồng kể chuyện tù, con kể chuyện đường chuyện sá. Lúc ông bị bắt, thằng Cường con trai thứ của ông phải nghỉ học vì nhà không còn tiền. Nó đăng ký làm hai ca một ngày cho nhà máy để có tiền phụ mẹ thăm cha và lo cho em đi học. Khổ nhất, có lần Cường đi làm về bị chặn đường đánh vì là “con của kẻ cướp”. Mẹ nó thì cứ bước chân ra đường là không dám nhìn ai bởi sợ người ta xì xầm, chỉ trỏ...
Lúc ông Hải bị bắt, mấy người trong xóm chạy sang động viên: Ai chứ ông Hải không phải là người như vậy, gia đình phải vững vàng lên. Chúng tôi tin rồi ông Hải sẽ được thả. Tôi thầm cảm ơn những người hàng xóm tắt lửa tối đèn. Ông Không, chị Trang, cô Cây... những người bạn, những hàng xóm thân thiết khi ông bị bắt đã tới lui hằng ngày để động viên vợ con ông và ngày ông được thả họ cũng đến để góp cho ông Hải thêm chút niềm tin, quên đi những ngày đau khổ.
Khi ra tù, ông được hàng xóm đặt cho cái tên mới: “Từ Hải”. Ông là một trong số những người bị oan khuất hiếm hoi bây giờ đang làm công việc ở xã. Ông cũng là người hiếm hoi nhận được sự chia sẻ ấm áp và gần gũi của bà con xóm ấp.
Ông cũng là người hiếm hoi nhận được sự cảm thông của chính quyền địa phương. Thế nên họ vui vẻ gọi ông là Từ Hải. Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chết đứng bởi tin người, còn ông thì “chết đứng” bởi oan khuất. Cái tên hàng xóm đặt cho ông cũng nói lên phần nào hành trình cay cực mà nếu hung thủ thật sự không bị bắt thì ông và gia đình không tài nào được minh oan.
Tối 24-1-1998 ông Bùi Minh Hải đi liên hoan cuối năm với cơ quan bị say xỉn. Trên đường về, nhiều lần ông bị ngã xe nên đánh rơi đồng hồ Seiko của con mà ông mang đi thay dây. Sáng 25-1 người dân phát hiện thi thể một phụ nữ có dấu hiệu bị hãm hiếp và cướp tài sản, đồng thời thu được chiếc đồng hồ Seiko do ông Hải đánh rơi ở gần hiện trường vụ án mạng. Ông Hải bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai bắt ngày 3-2-1998 với tội danh giết người, cướp tài sản công dân, hiếp dâm.
Ngày 23-11-1998, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án, viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình, nhưng tòa tuyên án chung thân.
Ngày 13-9-1999 Công an tỉnh Đồng Nai quyết định trả tự do cho ông Hải sau khi hung thủ của vụ án bị bắt. Ông Hải được các cơ quan tố tụng của tỉnh Đồng Nai minh oan vào ngày 14-12-1999 và bồi thường 59,9 triệu đồng.
HOÀNG ĐIỆP - NGUYỄN NGỌC
Ông Bùi Minh Hải cùng với đống hồ sơ liên quan đến vụ án oan - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Nghe quyết định bị bắt mà ông chết đứng giữa nhà. Từ một cán bộ bảo vệ, ông trở thành tội phạm mà không thể lý giải nổi tại sao.
Muốn chết mà không được
27 tết (tức ngày 3-2-1998) ai cũng tất bật chuẩn bị đón năm mới, Bùi Minh Hải cũng vậy. Ông vừa chuyển xong chuyến xe tải chở đầy cây kiểng từ nhà ra chợ, chưa kịp nhận tiền hàng thì công an ập tới bắt ông vì tình nghi đã giết cô Trần Thị Thanh Dung, người cùng ấp. Nghe lệnh bắt mà ông vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Bỗng nhiên bị bắt vì một tội danh tày đình khiến ông “chết đứng” giữa nhà mình như Từ Hải. Ông một mực kêu oan, nhưng lúc này lời nói của ông không còn đáng tin với các cơ quan điều tra. Các thủ tục lấy cung, tra xét được tiến hành y hệt như đối với tội nhân nguy hiểm vừa gây án.
Giữa bốn bức tường xà lim lạnh lẽo và đau đớn, điều ông Hải lo nhất lại là vợ và các con: “Giờ này vợ và các con tôi đang sống ra sao? Liệu họ có tin rằng tôi bị oan? Liệu họ có đủ niềm tin và nghị lực sống để đợi cho tới ngày tôi được minh oan?”.
Những suy nghĩ ấy cứ kéo dài mãi, nó giày vò khiến ông Hải nhanh chóng lâm vào bế tắc. Sau khi thẩm vấn, ông Hải được đưa vào phòng biệt giam mang theo hai chiếc quần đùi và bắt đầu một cuộc sống mới, mà ở đó chỉ có bóng tối, mùi hôi hám.
“Với hai chiếc quần dành cho phạm nhân, một cái tôi để mặc, còn một cái tôi giấu đi, tranh thủ lúc không có người để ý tôi xé ra thành những miếng nhỏ tết thành sợi dây để thắt cổ tự tử. Chiếc bàn chải đánh răng được phát cũng bẻ đôi buộc vào đầu sợi dây tung lên ô gió. Tôi định kết liễu đời mình ở đó nhưng ngặt vì hai chiếc xích cùm chân cứ kéo lại khiến tôi không với tới...”.
Lần tự tử thứ nhất không thành, Bùi Minh Hải lại kiên trì thực hiện lần thứ hai. Cứ như thế không biết bao nhiêu lần ông tìm đến cái chết trong vô vọng.
--------------------------------------------------------------------------------
86 ngày bị nhốt trong biệt giam cũng là 86 ngày ông Bùi Minh Hải không tắm rửa, ông nói vui trong cay đắng: “Tôi là người ở dơ nhất nước. Tôi thấy lúc ấy mình chẳng giống một con người. Mỗi ngày trôi qua tôi lại dùng ngón tay cái gạch một vạch lên bức tường làm dấu. Cứ như thế 86 cái gạch lần lượt xuất hiện”. Hỏi ông về ý nghĩa của mấy cái gạch kia, ông ngửa cổ lên trời để giấu những giọt nước mắt chực rơi: “Để tôi đánh dấu từng ngày mình bước vào cõi chết...”.
Thời gian sau đó “Từ Hải” đã bình tĩnh hơn. Ông suy nghĩ nếu bây giờ mình chết thì mãi mãi về sau mình sẽ mang tội là kẻ giết người. Con cái mình lớn lên sẽ bị chúng bạn xa lánh cười chê. “Suy nghĩ ấy như kéo tôi trở về thực tại, tôi nghĩ mình phải mạnh mẽ lên để sống tiếp, để được minh oan. Mình sẽ ra khỏi chốn này”.
“Từ Hải” nghĩ hung thủ thật sự còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Anh ta đã gây ra bốn trọng án liên tiếp thì chắc hẳn hành động sẽ không dừng lại ở đó. Cứ như vậy, ông Hải hi vọng rồi đợi chờ. “Ông trời thương tôi. Đúng như dự đoán, 13 tháng sau hung thủ đã ra tay. Một em bé 9 tuổi vừa trở thành nạn nhân tiếp theo”.
Sau đó không lâu, Nguyễn Văn Tèo (sinh năm 1975, hung thủ thật sự) bị bắt. Ông Hải được minh oan, nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Con cái không thể đứng vững nên đã rời ghế nhà trường. Vợ ông vì vừa lo cho chồng và con nên đổ bệnh... Chỉ sau 18 tháng, một gia đình êm ấm hạnh phúc trở nên bi đát. “Tôi tự hỏi nguyên nhân của mọi chuyện có phải là do tôi sơ suất làm rơi đồng hồ hay do pháp luật chưa thật sự thấu đạt?”. Nhiều ngày sau ông Hải vẫn đặt ra câu hỏi đó.
Ông Bùi Minh Hải trong công việc của một trưởng ấp chuẩn bị đón tết 2013 - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Bao giờ mới tới ngày “cam lai”...
Ngày bị bắt ông Hải chỉ biết lý do duy nhất: tình nghi tội cướp của, giết người, hiếp dâm. Ngày ông được thả cũng là một ngày thật lạ. “Ông quản trại gọi tôi ra nói chuyện cây kiểng. Hai ngày sau có người thông báo tôi được tha. Nhưng con người ta không phải là đá, là gỗ. Tôi cũng biết đau đớn, cũng cảm nhận được những tổn thương. Tôi muốn có một quyết định rõ ràng, không thể áo gấm đi đêm”.
Ngày 10-6-1999 - cái ngày mà ông Hải sống lại khi được về với gia đình. Đêm hôm ấy là một đêm thật dài cả nhà ngồi tâm sự, vợ kể chuyện nhà, chồng kể chuyện tù, con kể chuyện đường chuyện sá. Lúc ông bị bắt, thằng Cường con trai thứ của ông phải nghỉ học vì nhà không còn tiền. Nó đăng ký làm hai ca một ngày cho nhà máy để có tiền phụ mẹ thăm cha và lo cho em đi học. Khổ nhất, có lần Cường đi làm về bị chặn đường đánh vì là “con của kẻ cướp”. Mẹ nó thì cứ bước chân ra đường là không dám nhìn ai bởi sợ người ta xì xầm, chỉ trỏ...
Lúc ông Hải bị bắt, mấy người trong xóm chạy sang động viên: Ai chứ ông Hải không phải là người như vậy, gia đình phải vững vàng lên. Chúng tôi tin rồi ông Hải sẽ được thả. Tôi thầm cảm ơn những người hàng xóm tắt lửa tối đèn. Ông Không, chị Trang, cô Cây... những người bạn, những hàng xóm thân thiết khi ông bị bắt đã tới lui hằng ngày để động viên vợ con ông và ngày ông được thả họ cũng đến để góp cho ông Hải thêm chút niềm tin, quên đi những ngày đau khổ.
Khi ra tù, ông được hàng xóm đặt cho cái tên mới: “Từ Hải”. Ông là một trong số những người bị oan khuất hiếm hoi bây giờ đang làm công việc ở xã. Ông cũng là người hiếm hoi nhận được sự chia sẻ ấm áp và gần gũi của bà con xóm ấp.
Ông cũng là người hiếm hoi nhận được sự cảm thông của chính quyền địa phương. Thế nên họ vui vẻ gọi ông là Từ Hải. Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chết đứng bởi tin người, còn ông thì “chết đứng” bởi oan khuất. Cái tên hàng xóm đặt cho ông cũng nói lên phần nào hành trình cay cực mà nếu hung thủ thật sự không bị bắt thì ông và gia đình không tài nào được minh oan.
Tối 24-1-1998 ông Bùi Minh Hải đi liên hoan cuối năm với cơ quan bị say xỉn. Trên đường về, nhiều lần ông bị ngã xe nên đánh rơi đồng hồ Seiko của con mà ông mang đi thay dây. Sáng 25-1 người dân phát hiện thi thể một phụ nữ có dấu hiệu bị hãm hiếp và cướp tài sản, đồng thời thu được chiếc đồng hồ Seiko do ông Hải đánh rơi ở gần hiện trường vụ án mạng. Ông Hải bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai bắt ngày 3-2-1998 với tội danh giết người, cướp tài sản công dân, hiếp dâm.
Ngày 23-11-1998, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án, viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình, nhưng tòa tuyên án chung thân.
Ngày 13-9-1999 Công an tỉnh Đồng Nai quyết định trả tự do cho ông Hải sau khi hung thủ của vụ án bị bắt. Ông Hải được các cơ quan tố tụng của tỉnh Đồng Nai minh oan vào ngày 14-12-1999 và bồi thường 59,9 triệu đồng.
HOÀNG ĐIỆP - NGUYỄN NGỌC