Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtĐời bộ đội

more_horiz
Tôi sinh ra và lớn lên tại thị xã Tuyên quang. Một thị xã nhỏ nằm bên bờ con sông Lô trong xanh, uốn lượn hiền hòa nhưng đầy hung dữ khi mùa nước lên. Ngày đó thị xã vẵn nằm trong Tỉnh Hà tuyên khi chưa chia tách với Hà giang. Trong ký ức chỉ là những dãy nhà lụp xụp và vài con đường chạy trong trung tâm, vài dãy bàng bám bụi đường đỏ quạch trong cái nắng gay gắt và bụi hè đường...

Ngày đó cuộc sống cũng khó khăn, bố mẹ mở cho tôi một cái quán nhỏ trước cổng nhà, bên kia đường để kiếm thêm phụ gia đình những lúc nghỉ học (hồi đó tôi đã lên cấp II) đối diện với nhà tôi là một cơ quan thực phẩm của huyện giáp ranh. quán nước tuy bé nhưng lúc nào cũng đông khách vì mọi người đi mua hàng trong lúc chờ đợi đều ra ngồi uống nước, trao đổi ít tem phiếu hay vài lọ thuốc lấy các laoị thực phẩm khác.

Những năm giưã thập kỷ 8x. Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra tại Hà giang, thị xã thành nơi trung chuyển những đoàn quân từ miền xuôi lên biên giới. Đến năm 87, 88 tuy đã vãn tiếng súng nhưng dư âm vẫn còn, thỉnh thoảng từng đoàn bộ đội vẫn hành quân đi qua, họ đi đâu, không ai biết!

Lúc đó cũng là lúc rộ lên phong trào đi tìm, đào đãi vàng ở một số huyện vùng cao Hà giang – Tuyên quang. cũng từng đoàn người từ miền xuôi lũ lượt đổ xô lên đi qua thị xã nhỏ bé của tôi. Nó cũng mang lại cơn địa chấn về sự tò mò cho bọn nửa trẻ con, nửa sắp bắt đầu thành người nhớn không khác gì khi đi xem những đoàn quân đi... oánh nhau.

Quán nước của tôi bắt đầu ế ầm vì lúc đó kinh tế thị trường đã bắt đầu xuất hiện, chợ búa mở nhiều, có nhiều hàng hóa, người ta không cần cứ phải đến xếp hàng tại các quầy lương thực vừa khó mua vừa nghe mấy cô nhân viên thương nghiệp chửi như hát hay nữa. Nhưng có hai loại khách hàng khác hay ghé vào mua và... bán hàng.

Loại khách hàng thứ nhất là những người lính, họ có thể ở các đơn vị gần đó hoặc từ xuôi lên đi trả phép hoặc từ biên giới đi về phép, chỉ vài người một với những bộ quân phục K82 màu cỏ úa cũ kỹ, nhàu nát, chiếc mũ cối cúp chụp lên chiếc đầu đã lót chiếc khăn mặt lính màu cháo lòng che phủ gáy khỏi ánh nắng chói chang mùa hè. Những chiếc ba lô lép kẹp, mồ hôi nhế nhại bước vào quán của tôi, chủ yếu là uống bát nước vối hay chè xanh, ăn vài chiếc kẹo dồi chó, kẹo lạc và mượn cái điếu cày bắn vài điếu. Đôi khi họ cũng có những món hàng là vài bánh xà phòng 64 hay 72% hàng nhu yếu phẩm hoặc nhờ hỏi có ai đánh cá để họ bán cho ít thuốc. Nhièu lúc muộn chạng vạng họ cũng gọi chai rượu và... ầm ĩ khi tranh luận với nhau. Khi biết nhà tôi có mấy ông chú cũng là sĩ quan vẫn đang phục vụ BGPB chưa về tự dưng thấy họ có vẻ nể rồi ý tứ im hẳn.

descriptionChếtRe: Đời bộ đội

more_horiz
Loại khách hàng thứ hai, cũng là "bộ đội" nhưng khác hẳn với những người lính kia. Cũng vận bộ quân phục nhưng thường là áo bay, Tô Châu, Ga badin xanh lét, chân đi dép đúc đầu mũ ổi (cối Tàu), thêm điếu thuốc thơm ngầy ngậy mùi trên môi. Mùa đông thì khoác thêm con áo lính NATO hay PHILAKET đầy những túi là túi của Thái,vai đeo ba lô... lộn. Trông họ thật ngầu, ngày đó hay gọi từ "quân kh " .

Họ kéo theo một đội quân nheo nhóc đủ cả già trẻ gái trai đi theo, nhìn những bộ mặt sạm, hốc hác của những người cửu vạn đi cùng thật thảm. Ngày đó chắc nhiều mạn thôn quê cũng khó khăn lắm thì phải, nếu không những người dân lam lũ chẳng phải rời xa quê hương đi vào những nơi lam sơn chướng khí để kiếm miếng ăn như thế này.

Những người gọi là cai này thỉnh thoảng cũng ghé vào quán của tôi. Vì nhà tôi gần một ngã ba, nơi đó có cửa hàng vàng không lớn nhưng làm ăn đủ kiểu với những tay cai vàng. Họ đến bán vàng và mua một số thứ cần cho cuộc chinh phục giấc mơ đổi đời của họ, thượng vàng hạ cám, tay chủ cửa hàng này chiều tất, thậm chí cho cả vay tiền. Đừng nghĩ là làm không được là bùng nhé ! vì sẽ không thoát được mạng lưới giăng thiên la địa võng của những tay máu mặt như này.

Những người cai vàng nói chung là ăn tiêu... rất sang, họ chỉ kêu những loại thuốc lá đắt tiền nhất, hoặc vài chai bia Qủa táo của Trung quốc, nhiều khi hàng không có (chủ yếu phục vụ lớp bình dân) tôi lại phải chạy đi lấy nhưng bù lại sự mệt nhọc là bán cho họ với giá trên trời cũng được. Tính đủ thì họ cho thêm...

Cũng có lúc nhìn hiệu vàng thấy loáng thoáng bóng dáng của người ... cửu vạn đi bán vàng. Chắc chắn đây là những người bỏ trốn sau khi ăn trộm được chút ít vàng của ông chủ, những người này đã về đến đây thì coi như an toàn. Sau này tôi đã từng chứng kiến những vụ xử người làm thuê bỏ trốn thật nhẫn tâm (nếu là nữ thì còn kinh khủng và khốn nạn hơn nam nữa), dù có thoát khỏi tay cai này đi vô tình lạc vào địa bàn cai khác thì bị bắt làm luôn cho họ. thế vẫn còn hơn bị trả về chỗ cũ, ăn đòn mà làm quần quật chẳng có đồng lương nào.

descriptionChếtRe: Đời bộ đội

more_horiz
Quán nước của tôi bắt buộc phải đóng cửa vì không còn bán hàng được nữa. cùng những năm ấy kinh tế gia đình thật khó khăn. cơ quan của bố tôi bắt đầu đình trệ sản xuất, không có lương cho cán bộ - công nhân viên mà trả bằng mì tôm (loại đóng túi hàng kg) cùng bột mì, trong khi đó lương giáo viên của mẹ cũng ba cọc ba đồng lại nuôi 3 cái tàu há mồm đang tuổi ăn học. Điều đó khiến tôi suy nghĩ lung tung nhiều lắm, mặc dù suy nghĩ của một đứa trẻ con đơn giản là vì thấy... đói kém quá !

Lúc đó là thời điểm các bãi vàng đang "rực". Cuối năm nhiều người về xúng xính tiền bạc kể chuyện đi làm vàng mà thấy thèm. thực ra không phải ông cai nào cũng ác, có người nếu làm được ngoài lương còn chia cả vàng thêm cho nhân công của mình. Nhất là những người đông hương với nhau, một số đứa bạn học bỏ học đi làm cho họ về nói chuyện với tôi như vậy.

Xin kể thêm với những bác chưa biết. Ngày đó trên các con sông của những tỉnh phía Bắc gần như chỗ nào cũng có vàng, chỉ ít hay nhiều tùy địa hình thôi, thứ vàng sa khoáng, do các mỏ vang đâu đó trong núi bị nước bào mòn, cuốn theo cát sỏi ra sông, phải đào đãi công phu mới thu hoạch được loại vàng li ti mà người ta gọi là "vảy nhót" hay vàng cốm. Trong giấc mơ nhiều người những lọ penixilin chứa đầy những vảy nhót sáng lấp lánh đó thật kỳ diệu. Tuy nhiên để có được nó đâu có dễ, nhiều người sát nghiệp vì đầu tư đi làm hoặc không chết mất xác thì cũng ốm đau bệnh tật đủ kiểu vì cuộc sống kham khổ hay sa vào nghiện ngập trên bãi vàng.

Có hai kiểu để có được vàng. Một là đóng bè kéo tời xúc cát trên sông rồi đem vào máng cầu xóc, cát sỏi trôi đi đọng lại vàng ở các rãnh răng cưa trên cầu (chắc vàng và một số quặng nặng hơn mắc lại), sau đó đổ số cát đọng lại máng cầu đem ra máng tay lọc, gọi là đấm máng, lừa hết số cát còn lại để thu "vẩy nhót". Nhiều chuyện rất hay là có người đóng bè múc cát cả tháng mà chẳng được tý vàng mấy, đến lúc hết tiền không chịu được nữa bỏ, người khác đến đóng bè đúng chỗ ấy chỉ vài ngày thì đến chỗ có vàng (gọi là "tới tẩy"), thậm chí có máng đấm thu được cả chỉ.

Kiểu thứ hai là chui xuống hang để đào đất, đóng bao sau đó vận chuyển lên bờ, dùng gỗ đóng thành những cái hộc khoảng một chiều 2m, chiều 4m đổ đất vào dùng cào, cuốc, xẻng đánh cho rã đất, sau đó xả nước vài lần chỉ còn cát sỏi và làm tiếp các công đoạn giống kiểu thứ nhất. Bên bãi Na rì - Bắc cạn có những hang còn cả trăm người chui vào, kiểu này làm nhiều người chết vì sập hầm hay thiếu dưỡng khí không lôi kịp ra.

descriptionChếtRe: Đời bộ đội

more_horiz
Đề nghị bạn Mr. Bean khi cop những bài của tôi phải trích dẫn rõ tên tác giả hoặc đường link nơi bạn coppi nhé !

descriptionChếtRe: Đời bộ đội

more_horiz
đ/c Linh Quany! Mr.Bean đã bị ban nick cách đây 1 tháng vì vi phạm quy chế thành viên của Diễn đàn

descriptionChếtRe: Đời bộ đội

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply