Mẹ và Tổ Quốc

Lời giới thiệu

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã đi vào lịch sử, nhưng sức mạnh vô địch của quần chúng, của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng những bài học kinh nghiệm vẫn còn là vấn đề thời sự nóng hổi. Chọn "Mẹ và Tổ quốc" đặt tên cho cuốn hồi ký, Thiếu tướng Đặng Quang Long muốn nói lên tình cảm lớ lao của mình đối với Tổ quốc và nhân dân. Chính tình cảm này đã trở thành dấu ấn sâu đậm trong tâm tư, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho đồng chí suốt chiều dài cuộc chiến tranh. Tác giả là chiến sỹ trong đội ngũ bộ đội Cụ Hồ vào những ngày đầu cách mạng, đã chiến đấu 101 ngày đêm ở mặt trận Nha Trang, tham gia lãnh đạo, chỉ huy các binh chủng bộ binh, pháo binh, bộ đội tăng thiết giáp, đã qua công tác chiến đấu ở nhiều chiến trường, nhiều năm chiến đấu ở chiến trường Bà Rịa, Biên Hòa, ở Quân khu miền Đông, Quân khu Sài Gòn Gia Địnhtrong những năm chiến tranh ác liệt nhất của đế quốc Mỹ, đã trực tiếp chứng kiến nhiều tình huống , sự kiện sôi động, phức tạp của cuộc chiến tranh. qua cuốn hồi ký, với tư cách nhân chứng lịch sử, từ các sự kiện cảm nhận của bản thân, tác giả tái hiện những gương chiến đấu, hy sinh anh dũng bất khuất của quân và dân ta qua các giai đoạn chiến tranh thần thánh của dân tộc. Cuốn hồi ký góp phần minh họa, làm sáng tỏ thêm các sự kiệ lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 7 nói riêng, có tác dụng nâng cao, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống quân đội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Cách viết chân thực, văn phong mạch lạc, súch tích, có sức thuyết phục, cuốn hút người đọc, có tác dụng rất tốt cho công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ.
Mặc dù tác giả và người ghi đã cố gắng đầu tư công sức và đã được thẩm định về nội dung, song cuốn hồi ký "Mẹ và Tổ quốc" khó tránh khỏi những thiếu sót. hạn chế nhất định về sự kiện, nhân chứng và cách thể hiện. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của bạn đọc.
Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai trân trọng giới thiệu.
Xuân 1999
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI

CHƯƠNG MỘT
NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo ở xà Thanh Minh*, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Ai cũng có một miền quê để mà thương mà nhớ. Dù ở đâu, làm gì, tôi vẫn tự hào nhớ về quê hương Thanh Minh, một xã nằm bên bờ sông Cái, dọc theo tỉnh lộ 2 từ Nha Trang Thành đi Đồng Trăng. Đây là một trong những nơi có đồng ruộng trù phú nhất huyện.
Xã tôi có những địa danh: Núi Một, Bầu Sen, bến Bà Án, đình Thanh Minh.....Những nơi ấy luôn gợi nhớ trong tôi kỷ niệm về một thời thơ ấu, về những ngày cùng các bạn chạy nhảy, lặn ngụp.....vui chơi.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số của xã khoảng 5800 người, chủ yếu là người Kinh, xen kẽ còn có nhiều gia đình người Hoa chung sống. Nhân dân trong xã cần cù lao động nhưng cũng giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.
* Sau năm 1975, xã Thanh Minh được đổi thành thôn Thanh Minh thuộc xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Tôi không thể nào quên cái nôi gia đình đã ấp ủ, nuôi dưỡng, tạo đà cho tôi từng bước trưởng thành. Cha tôi là ông Đặng Nhơn, một nhà nho đã thi đậu tú tài> Ông có cá tính khẳng khái, sống chan hòa, tận tình giúp đỡ những người xung quanh nên ai cũng tôn trọng, quý mến. Điều không may ập tới gia đình là khi ra Huế dự thi cử nhân bị rớt, trên đường đi bộ về quê, cha tôi bị mắc bệnh thương hàn. Trở về nhà, bệnh tình cha tôi biến chứng ngày càng trầm trọng. Dù gia đình đã hao tâm , tốn của chạy chữa. nhưng căn bệnh quái ác đã để lại cho cha tôi di chứng bị liệt bàn chân trái.
Nợ nần, bệnh tật, nhà lại đông người.....tất cả những khó khăn đó đã đổ dồn lên đôi vai mẹ tôi. Đây cũng là những năm tháng mẹ tôi chịu nhiều vất vả, thức khuya dậy sớm, tần tảo buôn bán gạo kiếm lời nuôi cả chục con người trong gia đình. Cũng chính nhờ công lao của mẹ, anh chị em tôi ai cũng được học hành.
Ngày còn nhỏ, nhà tôi nằm trong một miếng vườn trồng đủ các thứ cây, nhà chính lợp ngói, nhà phụ lợp tranh vách đất, có hiên đắp cao, nền nhà chính thì thấp, khi đi lại nếu vô ý hụt chân bị té. Dạo ấy năm nào cũng xảy ra lụt lội, khi nước rút, ngoài thì khô, nhưng trong nhà còn đầy nước như cái ao, cả nhà phải hè nhau dùng gàu, thau tát nước ra. Cũng tại căn nhà miếng vườn này, lúc sáu tuổi, tôi đã được bà nội dạy bốn câu ca dao, bài học làm người đầu tiên của tôi:

" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong thông minhồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"