Có thể trên trang chủ có chủ đề này rồi, nhưng tôi xin thất lễ khi mở Topic này để cùng mọi người tưởng nhớ đến đồng bào Ba Chúc, Tây Ninh bị bọn dã thú, bọn chó sai Trung Cộng thảm sát. Tuy không cùng tư tưởng nhưng khi đọc được một tài liệu trên internet nói về sự kiện Ba Chúc, tôi chỉ muốn lái máy bay ném vài chục quả boom nguyên tử xuống đầu bọn Trung Quốc, và Khơ me đỏ để báo thù cho đống bào ta.

Tội ác của ai?

Bao năm đã trôi qua nhưng chưa một giây phút nào những người dân Ba Chúc thông minhôi ngoai cái cảm giác kinh hoàng của 11 ngày đêm tang thương của năm 1978. Bia đá của lòng căm thù đã được những người còn sống dựng lên, những lớp sọ người chất chồng lên nhau như nỗi đau chất lên nỗi đau thấu tới trời xanh. Nước mắt mãi mãi chảy ngược về quá khứ. Chưa có vụ thảm sát nào, chưa có tội ác nào kinh hoàng và rùng rợn như thế!...

3.157 NGƯỜI DÂN VÔ TỘI BỊ SÁT HẠI

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km đường chim bay, vùng đất này là cửa ngõ mở xuống đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Về Ba Chúc hôm nay, dưới những rặng dừa tỏa bóng bình yên bên những cánh đồng lúa ngậm sữa, không ai ngờ tới hơn 30 năm trước mảnh đất này đã phải từng gánh chịu một nỗi tang thương, đau đớn đến thế! Cùng với những hồi ức của người dân Ba Chúc, chúng tôi đi ngược thời gian...

Ngày 30/4/1977, bọn diệt chủng Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có An Giang mà xã Ba Chúc là một điểm trọng yếu trong hướng tấn công của chúng. Vùng đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của chúng. Ðỉnh cao của tội ác là vụ thảm sát 3.157 người dân vô tội, từ ngày 18/4 đến 30/4/1978.

Sáng 18/4, sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể; với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác, dã man đến như vậy!...

Cùng với một người bạn sinh ra ở Ba Chúc, chúng tôi đến thăm những địa danh ghi lại tội ác của bọn diệt chủng. Ðã hơn 30 năm mà tiếng mõ cầu kinh của chùa Tam Bửu vẫn rền rĩ ngân thảm thương như tiếng vọng của những oan hồn. Những ngày cuối tháng 3/1978, khi Pôn Pốt lấn qua biên giới, nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước Ðức Phật từ bi. Ai ngờ rằng, ngày 17/4, loạt pháo đầu tiên chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết. Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người. Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể. Trong hang Ba Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có 17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, hai người liều mình chạy thoát là anh Phan Văn Ba và người con trai 19 tuổi của mình. Bạn tôi kể lại, sau ngày bọn Pôn Pốt đã bị đẩy về bên kia biên giới, nhân dân Ba Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy chiếc xe bò!...

NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG

Trước mặt chúng tôi là một ông già tiều tụy, những nét đau khổ khắc sâu trên gương mặt ông, đó là Trần Văn Tỏ. Người cha bất hạnh ấy quặn thắt ruột gan mà kể lại cho chúng tôi câu chuyện thương tâm. Ðây là nỗi ám ảnh chưa một giây phút nào thoát ra khỏi con tim và khối óc ông, ông sống mà cứ nghĩ như mình đã chết. Ông Tỏ kể:

Tại hang Ðồ Ðá Dựng nằm trong lòng núi Tượng có 72 người trốn, trong đó có 4 cháu nhỏ. Do ở hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước và bệnh tật, trẻ la khóc suốt ngày. Ðể đảm bảo bí mật cứu lấy số đông, mọi người phải đau lòng nghĩ đến chuyện bức tử các cháu bé nhưng không ai dám nỡ lòng. Ðến ngày 29/4, một tên nữ Khơme Ðỏ đi do thám và phát hiện tiếng trẻ khóc, thị la lên "thận or" (có người) và chạy đi báo thượng cấp. Trước nguy cơ tất cả bị tàn sát, mọi người quyết định phải tự tay giết 4 cháu bé. Ðứa con trai lên 5 của anh Trần Văn Tỏ biết mình sắp phải chết đã thảng thốt van xin: "Ba ơi! Ðừng giết con!". Anh Tỏ đã cố nén đau thương bóp mũi đứa con trai thương yêu của mình cho đến chết. Rồi tiếp đó là ông Hai Khế, ông Tư Ðức đã lần lượt tự tay giết ba đứa cháu nội của mình. Ba tiếng đồng hồ sau, bộ đội ta tấn công vào, những người dân trong hang Ðồ Ðá Dựng ôm 4 đứa trẻ vẫn còn hơi nóng mà đứt từng khúc ruột...

Bà Hà Thị Nga cũng là một nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát. Ngôi nhà trơ trọi của bà cũng hoang lạnh đến rợn người nằm sát bên Nhà mồ Ba Chúc. Khi chúng tôi vào nhà, bà thắp nhang xá bốn phương tám hướng và cắm lên vô số bát nhang. Trên gương mặt như vô hồn của người phụ nữ chịu quá nhiều đau thương chợt đanh lại và ép ra những giọt nước mắt khi phải hồi ức về những ngày bi thảm. Bà sinh năm 1939, lúc ấy 39 tuổi. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị bọn Pôn Pốt giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và 6 đứa con thân yêu. Bà đã tận mắt chứng kiến kẻ thù giết hại những đứa con của mình. Ðứa gái út bị chúng đập đầu ba lần không chết vẫn ngẩng đầu kêu "Mẹ ơi!" đau đến xé lòng. Bà đã ngất xỉu đi và gục lẫn vào đống xác người cho nên thoát chết. Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương năm ấy mới 11 tuổi - cha mẹ và tất cả anh chị em đều bị sát hại. Sương kể trong nước mắt: Chiều 18/4, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và lùa bà con đi tàn sát tập thể, Sương chạy theo cha. Tại cánh đồng Cầu Sắt - Vĩnh Thông, cha chị cầm tay con mà dặn: "Cha còn 7 đồng bạc, con cầm lấy". Giặc bắn cha chị, xác nằm chung với hàng trăm người khác. Chị cũng bị bắn vào đầu và ngực nhưng may mắn không chết. Ban ngày Sương đi lượm xoài ăn, tối về nằm bên xác cha. Qua 11 ngày đêm, các vết thương trên người chị nhiễm trùng thối rữa ra. Sau thảm họa, chính quyền địa phương đã đưa chị đi bệnh viện điều trị ba tháng sau mới lành. Ông Nguyễn Văn Kỉnh là một trong 300 người bị bọn chúng dẫn đi tàn sát ở cánh đồng Vĩnh Thông. Ông kể, chúng chia từng tốp 20-30 người rồi đồng loạt nã đạn, đến tốp ông Kinh, khi súng nổ ông hoảng sợ chết ngất. Sáu xác người khác phủ lên người ông. Khi tỉnh lại ông bàng hoàng nhìn cảnh tượng xung quanh và muốn chết thật đi khi nhìn thấy đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi của mình đang day vú mẹ trong khi người con gái của ông tắt thở tự lâu rồi...

DI TÍCH CỦA LÒNG CĂM THÙ
Năm 1977, Ba Chúc chỉ có 16 ngàn dân mà chỉ trong 11 ngày 3.157 người vô tội bị giặc sát hại, phần lớn trong số họ là người già, phụ nữ và trẻ em. Trên 100 hộ bị giết sạch không còn ai sống sót, giữa lòng Ba Chúc hôm nay vẫn còn đó những nền nhà cũ bám rêu. Trên mảnh đất nhỏ bé này đến hôm nay vẫn như còn nhuốm máu. Những người dân Ba Chúc hình như không đủ niềm vui để nở một nụ cười. Chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác và Nhà nước đã công nhận là Di tích Căm thù theo Quyết định 92/VH-QÐ ngày 10/7/1980.

Trước mặt chúng tôi là nhà mồ Ba Chúc. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một cột đỡ mái nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng. Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh, chứa trong đó 1.159 hài cốt của những người dân vô tội; số còn lại đã được chôn cất và rất nhiều hài cốt khác đã lẫn vào đất đá hay chìm lấp trong các hang sâu trên dãy Kỳ Lân Sơn. Trước chứng tích của lòng căm thù, nỗi đau không thể cất thành lời, chúng tôi chỉ biết cúi đầu tưởng niệm. Tiếng vọng của những oan hồn mãi mãi ám ảnh trong lòng những người dân Ba Chúc, những người dân Việt Nam, thức tỉnh lương tri của những người dân Campuchia chân chính và nhân loại yêu chuộng hòa bình
thêm vài tấm hình cho mọi người thấy sự dã man của lũ khốn đó .
Năm 2007 có đi Mùa Hè Xanh ở An Giang , cũng nghe mọi người kể ... Tội ác của Khme đỏ Icon_sad

hy vọng người dân sẽ không bao giờ gặp lại hình ảnh này ngoài đời nữa

Tội ác của Khme đỏ 2a

Tội ác của Khme đỏ 3-2
rên cánh đồng Ba Chúc gần 30 năm trước, hàng ngàn người dân vô tội đã chết tức tưởi thế này!

Tội ác của Khme đỏ 1a
Xương người và sọ người được cất giữ đền tưởng niệm nạn nhân bị Khmeđỏ thảm sát tại Ba Chúc