Hình sự tiểu luận điều 140
Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


    Hình sự tiểu luận điều 140

    huuducz13
    huuducz13
    Super Moderator
    Super Moderator

    Tổng số bài gửi : 50
    Tiền của bạn (VND) : 141
    Thank : 8
    Join date : 24/05/2011
    Age : 69
    Đến từ : Q.3 Tp.HCM

    Chết Hình sự tiểu luận điều 140

    Bài gửi by huuducz13 Fri Jun 14, 2013 10:43 pm

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
    KHOA LUÂT KINH TẾ
    ˜

     


     

    TIỂU LUẬN MÔN HỌC
     
    Đề tài: 
     
     

    Giáo viên hướng dẫn: Trần Mai Hữu Đức
    Sinh viên thực hiện   :  Trần Thị Hoài Thương
    Lớp                             :  LA_001
                                                     
     
     
     
    TP.HCM, 03/2013
     
    Mục Lục
    [url=#_Toc352074459]Lời Mở Đầu. 3[/url]
    [url=#_Toc352074460]1.   Khái niệm.. 5[/url]
    [url=#_Toc352074461]2.   Cấu thành tội phạm của điều 140 BLHS 1999. 6[/url]
    [url=#_Toc352074462]a)     Mặt khách thể của tội phạm.. 6[/url]
    [url=#_Toc352074463]b)     Mặt khách quan của tội phạm.. 6[/url]
    [url=#_Toc352074464]c)      Mặt chủ quan của tội phạm. 9[/url]
    [url=#_Toc352074465]d)     Chủ thể của phạm tội 10[/url]
    [url=#_Toc352074466]3.   Hình phạt 10[/url]
    [url=#_Toc352074467]4.   Vụ án liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 11[/url]
    5.   Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….13


     
    Lời Mở Đầu
    Hòa vào sự phát triển không ngừng của đất nước về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, thì diễn biến tội phạm ở nước ta ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo huyệt. Để đất nước được an ổn, người người nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, bảo toàn về tài sản, tính mạng thì yêu cầu các nhà làm luật phải làm ra các qui định để điều chỉnh hành vi của mọi người dân trong xã hội, đảm bảo mọi người phải thực hiện và được bảo vệ.
    Sau khi Bắc - Nam xum họp một nhà, điều trước tiên mà nước ta làm là ổn định đất nước về kinh tế, giáo dục, chính trị…  Mãi đến năm 1985 thì nước ta mới cho ra đời bộ luật hình sự đầu tiên với XI chương với 280 điều, định về các tội khác nhau. Đất nước một ngày hội nhập với quốc tế, thì xuất hiện nhiều loại tội phạm mà bộ luật 1985 không qui định hoặc qui định có tính chất chưa chi tiết, còn thiếu xót gây khó khăn cho công tác xét xử thì năm 1999 sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi thì bộ luật hình sự nước ta được hoàn chỉnh, qui định phạm vi điều chỉnh rộng hơn, phù hợp với tình hình xã hội thời bây giờ.
    Trong tâm thức của mọi người, khi nhắc tới luật hình sự mọi người đều nghĩ ngay tới các tội danh như: giết người, hiếp dâm, trộm cướp… nhưng có ai có nghĩ rằng luật hình sự còn điểu chỉnh các hành vi khác  như: vu khống, xỉ nhục người khác, lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, tội ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ… những tội này dường như ai cũng nghĩ nó điều chỉnh bởi qui phạm đạo đức của mỗi con người. Nhưng khi đạo đức con người không giải quyết được thì pháp luật sẽ điều chỉnh những người phạm tội đó. Trong số này, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến, buộc các nhà làm luật điều chỉnh và có biện pháp xử phạt. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhận diện đúng ranh giới giữa các quan hệ này với hành vi phạm tội, từ đó mới có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ và chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội, cũng như sự nhầm lẫn giữa một số tội phạm có cấu thành giống nhau. Muốn vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được Bộ Luật Hình Sự năm 1999 qui định như thế nào?
    Điều 140 được qui định ở phần riêng của BLHS, ở chương XVIII: Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu.
    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    Ø Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    Ø Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm;
    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    Ø Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    Ø Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Ø Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.[url=#_edn1][/url]

    Để tìm hiểu điều này, trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm của loại tội này.

    1.     Khái niệm

    -         Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn phần hoặc một phần tài sản sau khi đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng. Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.[url=#_edn2][ii][/url]

    -         Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi xảy ra sau khi người bị hại giao tài sản bằng các hình thức ngay thẳng, phù hợp với pháp luật như hợp đồng đầu tư vốn vào công ty, hợp đồng cho vay nhà….

    Ví dụ : A tin cậy giao cho B coi nhà trong lúc đi mua hàng, thấy A đi lâu B bỗng nảy sinh ý định vào nhà trộm tiền, và đã thực hiện hành vi này.

    -         Dựa vào sự tin tưởng, tín nhiệm của người bị hại mà kẻ phạm tội dùng số tài sản đó để đầu tư, làm ăn nhưng bị thua lỗ, thất bại không có tài sản để chi trả hoặc chỉ có thể trả một phần số tài sản rồi sau đó không thể trả được nên nghĩ cách để tẩu thoát, tránh sự đòi nợ của chủ đầu tư, hoặc vì thấy lợi nhuận của tài sản đó mang lại mà kẻ phạm tội dùng lời gian dối để chiếm giữ tài sản.

    Để hiểu rõ hơn về qui định những hành vi nào mơi được xem là chủ thể phạm tội của tội danh này, thì chúng ta tìm hiểu về cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    2.     Cấu thành tội phạm của điều 140 BLHS 1999

    a)    Mặt khách thể của tội phạm

    -         Khách thể trực tiếp của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp cho người bị hại trên cơ sở hợp đồng. Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    b)    Mặt khách quan của tội phạm

    -         Cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng tội lừa đảo thì nó thể hiện ra ngoài là hành vi lừa dối để người bị hại tự nguyện giao tài sản cho mình và hành vi chiếm đoạt tài sản người khác . Nhưng đối với tội lạm dụng tín nhiệm cũng có hành vi lừa dối nhưng sau khi người phạm tội đã nhận tài sản của người bị hại một cách hợp pháp, ngay thẳng, như sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng chi trả.

    -         Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trước khi có hành vi chiếm đoạt thông qua hình thức như vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua các hợp đồng khác. Đây là điểm khác biệt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội mang tính chất chiếm đoạt tài sản.

    -         Sau khi được sự tín nhiệm của người chủ tài sản, người phạm tội mới nảy sinh ra ý định để chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã nhận bằng một trong các thủ đoạn:

    o   Gian dối để không trả lại tài sản như đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản, đưa ra thông tin sai lệch khác để không phải trả lại tài sản hoặc trả lại tài sản ít hơn, chất lượng tài sản thấp hơn so với mức hợp đồng..

    o   Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản: trường hợp này thường xảy ra đối với tội phạm sau khi có được tài sản một cách hợp pháp trên cơ sở hợp đồng, vì làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả, hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi bỏ trốn này được xem là phạm tội nếu người bỏ trốn không có hành động trả lại tài sản cho người bị hại. Nếu là hành vi sử dụng tài sản hợp pháp thông qua hợp đồng, nhưng do làm ăn thua lỗ, về điều kiện khách quan không có khả năng chi trả, nhưng người đó không bỏ trốn thì không là chủ thể của tội này, mà phát sinh quan hệ về kinh tế.. Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản không nhất thiết phải đi khỏi địa phương như trường hợp tránh sự trừng phạt của pháp luật, chẳng hạn người vay tiền vẫn ở nơi cư trú nhưng có hành động trốn tránh chủ nợ như: không trả lời điện thoại, thay số điện thoại, không trả lời tin nhắn, né gặp chủ nợ… Tuy nhiên, cũng có trường hợp người vay tiền chưa đến hạn trả nợ hoặc đến hạn nhưng không trả được nợ, mà bỏ trốn khỏi địa phương như trường hợp bỏ trốn để tránh sự trừng phạt của pháp luật để không phải trả nợ thì cũng coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

    o   Sử dụng hợp đồng vào mục đích bất hợp pháp ( mua bán chất ma túy, động vật quý hiếm, buôn lậu) dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại. Khi nhận tài sản một cách hợp pháp nhưng người đó sử dụng vào mục đích bất hợp pháp và lường trước được khả năng trả lại là rất thấp, nhưng người đó vẫn cố tình đầu tư vào, nên đây là cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản.

    -         Trong các yếu tố cấu thành cơ bản của của tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 140 BLHS về hành vi khách quan, nhưng cũng có những hành vi khó chứng minh, cụ thể là:

    o   Như điểm a, khoản 1 điều 140 có qui định: “ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó” . Tuy nhiên, trường hợp “người bỏ trốn” như thế nào mới được xem là tội phạm của tội này. Các cơ quan, thẩm quyền vẫn chưa giải thích và hướng dẫn về việc áp dụng hành vi này. Trên thực tế, người đó vay, thuê, mượn  tài sản một cách hợp pháp phù hợp vơi qui định của pháp luật nhưng sau đó bỏ trốn, vậy dựa trên cơ sở nào người bị hại đi kiện người mình cho vay, mượn, thuê là người bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, xác định người đó nhận tài sản bằng hình thức hợp pháp trên cơ sở hợp đồng, mà người đó bỏ trốn nhằm chiếm đạt tài sản, không có trả lại tài sản cho người chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó, dù không biết lý do và mục đích người bỏ trốn đó là gì. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh, không phải tất cả mọi trường hợp bỏ trốn đều có ý thức chiếm đoạt tài sản.

    Ví dụ: A cho B vay 500 triệu đồng, hết hạn A đòi nhiều lần nhưng B không trả được vì số tiền vay B đã đầu tư vào việc nuôi tôm nhưng sắp đến kỳ thu hoạch, tôm chết hết. Không đòi được tiền, A hăm dọa B và thuê người tìm B đánh. Do sợ bị đánh, B phải bỏ trốn nhưng vẫn gọi điện thoại cho A và hứa sẽ trả tiền cho A.

    Ø Bỏ trốn là một tình tiết để định tội nhưng dấu hiệu khó xác định. Nếu không hướng dẫn thì việc áp dụng sẽ không thống nhất, dễ dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

    o   Tại điểm b khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: “vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”. Như vậy, những người vay, mượn thuê tài sản dùng vào mục đích “bất hợp pháp” mà không có khả năng trả lại tài sản thì mới bị truy tố TNHS về tội này, còn các trường hợp mượn, vay tiền để tiêu xài, ăn chơi nhưng không có khả năng hoàn trả lại cho chủ nợ, hay trường hợp giật hụi ở các địa phương thì xử lí theo điều luật nào? Hành vi giật hụi cũng dựa vào sự tính nhiệm của người sở hữu để chiếm lấy tài sản, mà không trả lại tài sản. Trên thực tế, xử lý hình sự các trường hợp này lại gặp nhiều khó khăn, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí, nếu xử lý sẽ bị quy kết là “Hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.

    Ø Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất. Tội phạm hoàn thành khi thực hiện các hành vi nêu trên và không trả lại tài sản cho người quản lý tài sản sau khi đến hạn phải trả lại tài sản và chủ tài sản đã đòi lại tài sản đó; Hoặc bỏ trốn để không trả lại tài sản đó; hoặc sử dụng tài sản đó với mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại về tài sản từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    c)     Mặt chủ quan của tội phạm.

    Vì người phạm tội muốn chiếm đoạt tài sản của người khác, dùng các hành vi gian dối, lừa gạt dựa vào sự tín nhiệm của người khác mà chiếm lấy tài sản,  người đó nhận thức việc mình làm nên đây thuộc lỗi cố ý trực tiếp và nhà làm luật qui định rõ đây là dấu hiệu để định tội.Dù chiếm đoạt với mục đích gì, với động cơ như thế nào thì đó không được xem là dâu hiệu bắt buộc của mặt khách quan của tội này.

    d)    Chủ thể của phạm tội

    Điều kiện người phạm tội này phải là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật đinh. Theo qui định tai Điều 12 và Điều 136 BLHS, người đủ 16 tuổi trở lên thì đủ tuổi chịu TNHS đối với các hành vi phạm tội được qui định tại khoản 1, 2 điều 140 BLHS. Người đủ 14 tuổi trở lên thì đủ tuổi chịu TNHS đối với các hành vi phạm tội được qui định tại khoản 4, 5 điều 140 BLHS.

    3.     Hình phạt

    -         Khoản 1 điều 140 qui đinh về mức hình phạt như sau:

    Tội phạm bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm nếu:

    o   Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng

    o   Dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

    Đối với các tội chiếm đọat tài sản do định lượng cơ bản cấu thành tội phạm có phần chênh lệch với nhau, nên khi thụ lý hồ sơ và việc xét xử có phần khó khăn. Theo điều 139 BLHS qui định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là từ hai triệu trở lên, trong khi đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ bốn triệu trở lên theo điều 140 BLHS. Nên có nhiều trường hợp phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác (có giá trị dưới 4 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự như: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án chưa được xóa án tích) cơ quan chức năng không thể đưa ra xét xử ngay mà phải tốn thời gian để tìm các chi tiết có liên quan xem hành vi đó là chiếm đoạt sau khi được giao tài sản một cách hợp pháp hay đó là hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản. Trên thực tế, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều khai là mình chiếm đoạt tài sản sau khi được giao tài sản một cách hợp pháp để trốn tránh trách nhiệm hình sự vì trị giá tài sản dưới bốn triệu đồng không đủ định lượng cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vì sơ hở này mà nhiều kẻ phạm tội không bị trừng trị theo đúng pháp luật, vì các cơ quan điều tra không thể chứng minh kẻ đó có ý thức trước hoặc sau khi chiếm đoạt tài sản.

    Ngoài ra, còn việc định tội những kẻ phạm tội dưới bốn triệu nhưng phải buộc có các chi tiết như: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu người đó chiếm đọat tài sản dưới bốn triệu mà phạm tội lần đầu, chưa xử phạt hành chính bao giờ về tội chiếm đoạt thì phải xử như thế nào? Và phải chịu sự điều chỉnh bởi luật nào. Có các trường hợp khác, người đó cũng lạm dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản dưới bốn triệu, nhưng chưa có bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội chiếm đoạt lần nào nhưng đã bị kết án về tội giết người, hiếp dâm, trộm cắp…. không phải là tội phạm. Ngược lại, người khác phạm tội chiếm đoạt tại sản do lạm dụng tín nhiệm và đã chưa xóa án tích về tội này (dù là phạm tội ít nghiêm trọng) thì bị xem là tội phạm.

    4.     Vụ án liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Ngày 26/12/2012, TAND TX Hương Trà, tỉnh TT-Huế đã công khai xét xử vụ án hình sự đối với Đỗ Tuấn (SN 1967), nguyên cán bộ chi cục thuế về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

    Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TX Hương Trà, ngày 30/11/2005, Đỗ Tuấn (trú tại thôn 3, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế) đi phụ thợ nề tại nhà ông Hồ Phước Hoạch ở thôn Thanh Chữ (P. Hương An-Hương Trà).

     Đến khoảng 20h30' cùng ngày, Tuấn mượn xe mô tô Dream Nhật BKS 75F1- 5643 của anh Hoàng Hữu Khánh (là thợ điện đang làm nhà cho ông Hoạch) để về nhà.Vì tin tưởng nên anh Khánh đã giao xe và giấy tờ cho Tuấn. Sau khi mượn được xe, Tuấn chạy về chợ mới ở Lương Văn (Thủy Lương, TX Hương Thủy) thì gặp một số người quen nên vào ngồi chơi sau đó rủ đánh bài ăn tiền.Đánh một lúc, Tuấn thua hết số tiền 400.000đ mang theo, Tuấn nảy sinh ý định đưa chiếc xe mượn của anh Khánh đi cầm cố lấy tiền để đánh tiếp.Tuấn bèn nhờ anh Phạm Phước Huy Thông (bạn Tuấn) đưa đến tiệm cầm đồ của chị Nguyễn Thị Diệp Huyền ở  Phú Bài (TX Hương Thủy) cầm chiếc xe mô tô Dream Nhật BKS 75F1-5643 với số tiền là 5.000.000 đồng rồi tiếp tục quay lại đánh bài và thua hết số tiền trên.Đến ngày 02/12/2005 Tuấn bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam làm nghề phụ thợ hồ. Đến ngày 09/8/2012 Tuấn bị cơ quan công an bắt theo lệnh truy nã tại tỉnh Bình Dương. TAND TX Hương Trà tuyên phạt 4 tháng 20 ngày tù giam. Được biết, trước đó Tuấn nguyên là cán bộ Chi cục Thuế Phú Vang.

    Để đưa đến hình phạt này, thì cơ quan điều tra và cơ quan xét xử phải dựa trên các mặt cấu thành của tội pham, xem người thực hiện hành vi đó có cấu thành tội phạm được qui định trong BLHS 1999 không, rùi sau đó mới tiến hành xét xử. Trường hơp ông Đỗ Tuấn thõa các dấu hiệu định tội về “ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại điều 140, BLHS như sau:

    o   Khách thể: quan hệ anh xâm phạm đó là quan hệ sở hữu, ở đây là quyền sở hữu chiếc xe máy của bạn anh. Đối tượng tác động là chiếc xe dream với trị giá 5.000.000 đồng.

    o   Về mặt khách quan: sau khi mượn chiếc xe của Khánh và toàn bộ giấy tờ xe nhờ vào sự tin tưởng của chủ xe. Khánh đã chơi đánh bạc bị thua tiền, nên đã nảy ra ý định cầm xe trị giá là 5.000.000 để đánh bài tiếp. sau khi cầm xe và quay lại đánh bài thì Tuấn thua sạch, nên Tuấn đã bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản ( bỏ trốn để không trả số nợ đó). Và dùng tài sản vào trò đánh bài (đánh bài là một loại hình trò chơi trái vơi qui định của pháp luật)

    o   Chủ thể thì Tuấn đủ tuổi để chịu TNHS về tội mình làm.

    o   Mặt chủ quan: Tuấn cầm xe để đánh bài, đây đủ thấy rõ sự nhận thức của Tuấn và đây là lỗi cố ý trực tiếp của Tuấn.
                       
     
    Tài liệu tham khảo:
    1.     TS. Trần Thị Quang Vinh, ThS. Vũ Thị Thúy (2011) “ Luật Hình Sự Việt Nam”, tr. 366- 371
    2.     ThS. Vũ Thị Thúy  “Tài Liệu Môn Luật Hình Sự”, tr.174 – 175
    3.     http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=17759846&article_details=1
    4.     http://www.tinmoi.vn/nguyen-can-bo-chi-cuc-thue-chiem-doat-tai-san-011135868.html
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     





    [url=#_ednref1][/url]
    [url=#_ednref2][ii][/url]
     
     
     
     
     


      Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam

      Trân trọng cảm ơn những Đồng chí đã đóng góp cho Diễn đàn:
      Ban Quản Trị: Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thụy Lan Vy
      Email:chiensitrevietnam@gmail.com
      Giấy phép số 268/GP-BTTT, Cục quản lí PTTH & TTĐT (Bộ TTTT) cấp
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam.
      © 2012chiensitre. All Rights Reserved
      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 1:54 pm