VietnamDefence - Chiến tranh biên giới Việt - Trung (17/2-16/3/1979), chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới phía Bắc chống cuộc tiến công của 60 vạn quân Trung Quốc (TQ).
Xảy ra trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu, trùng hợp với thời gian quân tình nguyện VN cùng LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đang truy quét tàn quân Khơme Đỏ sau khi giải phóng Campuchia khỏi hoạ diệt chủng (xem chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia, 30.4.1977- 7.1.1979).
Nhằm ép ta rút quân khỏi Campuchia, cứu bọn Pol Pot khỏi bị tiêu diệt, làm suy yếu và lấn chiếm biên giới Việt Nam, thể hiện vai trò nước lớn, ngày 17/2/1979, TQ dùng 60 vạn quân bất ngờ đánh sang biên giới nước ta gồm 6 tỉnh từ Quảng Ninh đến Lai Châu với chiều dài 1.400km. Hướng tiến công chủ yếu của quân TQ là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Hoàng Liên Sơn, hướng phối hợp là Lai Châu.
Phía ta, lực lượng trên toàn tuyến biên giới còn mỏng, chủ yếu là lực lượng địa phương, chỉ có một bộ phận chủ lực nhưng đã chặn đánh địch quyết liệt, tiêu hao lực lượng, hạn chế tốc độ tiến quân của chúng.
Phía TQ trong ngày đầu sử dụng lực lượng 5 quân đoàn và nhiều sư đoàn bộ binh độc lập, vài ngày sau lên đến 7 quân đoàn (tính cả lực lượng dự bị tới 11 quân đoàn); tập trung tiến công chủ yếu trên 3 hướng chính: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, mỗi nơi 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn. Theo kế hoạch, trong vòng 4-7 ngày, quân TQ dự định sẽ chiếm xong Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường (Lào Cai), nhưng bị các LLVT và nhân dân VN kiên quyết đánh trả, đến 5.3 mới tiến được tới Cam Đường, thị xã Lạng Sơn…
Ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước triệu người như một nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Nước công bố lệnh tổng động viên, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định về vũ trang toàn dân để đánh thắng quân xâm lược TQ. Cả nước vào trận.
Trên các hướng, VN sử dụng LLVT địa phương, dân quân tự vệ và một bộ phận bộ đội chủ lực để đánh trả; cả hai bên đều chưa sử dụng không quân.
Sau 17 ngày đọ sức với lực lượng tại chỗ của ta bằng sức mạnh áp đảo, quân TQ chiếm được một số mục tiêu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu).
Lực lượng chủ lực ta chuẩn bị phản công. Đứng trước nguy cơ có thể bị tiêu diệt và có khả năng sa vào một cuộc chiến tranh không lối thoát, nhà cầm quyền TQ lệnh cho quân đội tàn phá, giết chóc, cướp bóc vùng chiếm đóng rồi nhanh chóng rút quân. Từ ngày 6.3, quân TQ vừa đánh vừa rút, đến ngày 16.3 kết thúc rút quân. Ngày 16/3/1979, quân xâm lược TQ rút khỏi nước ta.
Thị xã Lạng Sơn bị quân xâm lược Trung Quốc tàn phá
Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tuy ngắn ngày, chưa có giao chiến lớn, nhưng TQ đã gây tổn thất lớn về sinh mạng và tài sản của nhân dân Việt Nam, làm tổn thương nghiêm trọng tình hữu nghị Việt-Trung.
Nguồn: 1 - Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
2 - TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Dẫn nguồn từ: vietnamdefence.com
Xảy ra trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu, trùng hợp với thời gian quân tình nguyện VN cùng LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đang truy quét tàn quân Khơme Đỏ sau khi giải phóng Campuchia khỏi hoạ diệt chủng (xem chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia, 30.4.1977- 7.1.1979).
Nhằm ép ta rút quân khỏi Campuchia, cứu bọn Pol Pot khỏi bị tiêu diệt, làm suy yếu và lấn chiếm biên giới Việt Nam, thể hiện vai trò nước lớn, ngày 17/2/1979, TQ dùng 60 vạn quân bất ngờ đánh sang biên giới nước ta gồm 6 tỉnh từ Quảng Ninh đến Lai Châu với chiều dài 1.400km. Hướng tiến công chủ yếu của quân TQ là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Hoàng Liên Sơn, hướng phối hợp là Lai Châu.
Phía ta, lực lượng trên toàn tuyến biên giới còn mỏng, chủ yếu là lực lượng địa phương, chỉ có một bộ phận chủ lực nhưng đã chặn đánh địch quyết liệt, tiêu hao lực lượng, hạn chế tốc độ tiến quân của chúng.
Phía TQ trong ngày đầu sử dụng lực lượng 5 quân đoàn và nhiều sư đoàn bộ binh độc lập, vài ngày sau lên đến 7 quân đoàn (tính cả lực lượng dự bị tới 11 quân đoàn); tập trung tiến công chủ yếu trên 3 hướng chính: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, mỗi nơi 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn. Theo kế hoạch, trong vòng 4-7 ngày, quân TQ dự định sẽ chiếm xong Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường (Lào Cai), nhưng bị các LLVT và nhân dân VN kiên quyết đánh trả, đến 5.3 mới tiến được tới Cam Đường, thị xã Lạng Sơn…
Ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước triệu người như một nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Nước công bố lệnh tổng động viên, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định về vũ trang toàn dân để đánh thắng quân xâm lược TQ. Cả nước vào trận.
Trên các hướng, VN sử dụng LLVT địa phương, dân quân tự vệ và một bộ phận bộ đội chủ lực để đánh trả; cả hai bên đều chưa sử dụng không quân.
Sau 17 ngày đọ sức với lực lượng tại chỗ của ta bằng sức mạnh áp đảo, quân TQ chiếm được một số mục tiêu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu).
Lực lượng chủ lực ta chuẩn bị phản công. Đứng trước nguy cơ có thể bị tiêu diệt và có khả năng sa vào một cuộc chiến tranh không lối thoát, nhà cầm quyền TQ lệnh cho quân đội tàn phá, giết chóc, cướp bóc vùng chiếm đóng rồi nhanh chóng rút quân. Từ ngày 6.3, quân TQ vừa đánh vừa rút, đến ngày 16.3 kết thúc rút quân. Ngày 16/3/1979, quân xâm lược TQ rút khỏi nước ta.
Thị xã Lạng Sơn bị quân xâm lược Trung Quốc tàn phá
Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung tuy ngắn ngày, chưa có giao chiến lớn, nhưng TQ đã gây tổn thất lớn về sinh mạng và tài sản của nhân dân Việt Nam, làm tổn thương nghiêm trọng tình hữu nghị Việt-Trung.
Nguồn: 1 - Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
2 - TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Dẫn nguồn từ: vietnamdefence.com