VietnamDefence - “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp” (Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. II, tr.65).
Nơi đâu ta đã đem quân đến là quân thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác.
Nơi đâu ta đã mở rộng chiến tranh là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng.
(Quang Trung - Hịch gửi quan lại, quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn)

Trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) ở Mỹ Tho,
Quang Trung phá tan 5 vạn quân Xiêm
Thế kỷ XVIII đã đi vào lịch sử Việt Nam như một thế kỷ nông dân khởi nghĩa, một thế kỷ quật khởi của nhân dân ta. Những biến cố dồn dập diễn ra trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng xã hội. Một bên là chế độ phong kiến, trong bước đường suy vong tàn tạ, càng ngày càng đi vào con đường phản động, bóp nghẹt mọi tiến bộ xã hội, chà đạp cuộc sống của nhân dân và phản bội lợi ích dân tộc. Bên kia là sự vùng dậy mạnh mẽ của quần chúng nông dân và các tầng lớp dân nghèo quyết giành lấy và bảo vệ cuộc sống, nhân phẩm của con người; là sự vươn lên của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả vì độc lập, tự do của đất nước.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân bắt đầu dấy lên từ những năm đầu thế kỷ, rồi lan tràn khắp nơi với khí thế tiến công mãnh liệt chưa từng thấy trong lịch sử. Cuộc chiến tranh nông dân rộng lớn đó đạt đến đỉnh cao nhất với phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn (1771-1789). Xuất phát từ một cuộc đấu tranh giai cấp, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và phát triển như một cơn bão táp cách mạng rung chuyển trời đất. Trong khoảng 12 năm (từ 1771 - 1783), nghĩa quân đã giáng những đòn đả kích liên tục vào chế độ phong kiến ở Đàng trong, quật ngã nền thống trị xây dựng trên 200 năm của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn, giải phóng phần lớn đất Đàng trong.
Trong bước đường cùng, bọn phong kiến phản động ở Đàng trong đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã điên cuồng tìm mọi cách chống lại phong trào nông dân Tây Sơn. Nhưng mọi cố gắng của bọn chúng đều bị đập tan, Nguyễn Ánh nhiều lần bị đánh đuổi ra khỏi đất Gia Định (Nam Bộ), phải trốn tránh trên các hải đảo. Cuối năm 1783, Nguyễn Ánh đã phải nhờ một số giáo sĩ Pháp giúp đỡ lương thực đề sống qua những ngày túng thiếu, đói khổ và đầu năm sau (năm 1784) chạy sang cầu cứu vua Xiêm.
Lúc bấy giờ nước Xiêm (từ năm 1945 gọi là Thái Lan) dưới triều vua Cha-kri (Chakkri, sử ta chép là Chất-tri) đang lúc thịnh đạt và đang thi hành chính sách bành trướng mạnh mẽ. Phong kiến Xiêm nuôi tham vọng lớn đối với nước Chân Lạp (ngày nay là Cam-pu-chia) và đất Gia Định của ta: lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm là Cha-kri I, dưới danh nghĩa cứu giúp Nguyễn Ánh, âm mưu chiếm đóng nước Chân Lạp và xâm lấn miền đất cực Nam nước ta.
(còn tiếp)
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/chiendich/Chien-thang-Rach-GamXoai-Mut-nam-1785/201112/51181.vnd
CHƯƠNG V: CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM - XOÀI MÚT*
NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1785
NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1785
Nơi đâu ta đã đem quân đến là quân thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác.
Nơi đâu ta đã mở rộng chiến tranh là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng.
(Quang Trung - Hịch gửi quan lại, quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn)

Trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) ở Mỹ Tho,
Quang Trung phá tan 5 vạn quân Xiêm
Thế kỷ XVIII đã đi vào lịch sử Việt Nam như một thế kỷ nông dân khởi nghĩa, một thế kỷ quật khởi của nhân dân ta. Những biến cố dồn dập diễn ra trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng xã hội. Một bên là chế độ phong kiến, trong bước đường suy vong tàn tạ, càng ngày càng đi vào con đường phản động, bóp nghẹt mọi tiến bộ xã hội, chà đạp cuộc sống của nhân dân và phản bội lợi ích dân tộc. Bên kia là sự vùng dậy mạnh mẽ của quần chúng nông dân và các tầng lớp dân nghèo quyết giành lấy và bảo vệ cuộc sống, nhân phẩm của con người; là sự vươn lên của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả vì độc lập, tự do của đất nước.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân bắt đầu dấy lên từ những năm đầu thế kỷ, rồi lan tràn khắp nơi với khí thế tiến công mãnh liệt chưa từng thấy trong lịch sử. Cuộc chiến tranh nông dân rộng lớn đó đạt đến đỉnh cao nhất với phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn (1771-1789). Xuất phát từ một cuộc đấu tranh giai cấp, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và phát triển như một cơn bão táp cách mạng rung chuyển trời đất. Trong khoảng 12 năm (từ 1771 - 1783), nghĩa quân đã giáng những đòn đả kích liên tục vào chế độ phong kiến ở Đàng trong, quật ngã nền thống trị xây dựng trên 200 năm của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn, giải phóng phần lớn đất Đàng trong.
Trong bước đường cùng, bọn phong kiến phản động ở Đàng trong đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã điên cuồng tìm mọi cách chống lại phong trào nông dân Tây Sơn. Nhưng mọi cố gắng của bọn chúng đều bị đập tan, Nguyễn Ánh nhiều lần bị đánh đuổi ra khỏi đất Gia Định (Nam Bộ), phải trốn tránh trên các hải đảo. Cuối năm 1783, Nguyễn Ánh đã phải nhờ một số giáo sĩ Pháp giúp đỡ lương thực đề sống qua những ngày túng thiếu, đói khổ và đầu năm sau (năm 1784) chạy sang cầu cứu vua Xiêm.
Lúc bấy giờ nước Xiêm (từ năm 1945 gọi là Thái Lan) dưới triều vua Cha-kri (Chakkri, sử ta chép là Chất-tri) đang lúc thịnh đạt và đang thi hành chính sách bành trướng mạnh mẽ. Phong kiến Xiêm nuôi tham vọng lớn đối với nước Chân Lạp (ngày nay là Cam-pu-chia) và đất Gia Định của ta: lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm là Cha-kri I, dưới danh nghĩa cứu giúp Nguyễn Ánh, âm mưu chiếm đóng nước Chân Lạp và xâm lấn miền đất cực Nam nước ta.
(còn tiếp)
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/chiendich/Chien-thang-Rach-GamXoai-Mut-nam-1785/201112/51181.vnd
Được sửa bởi doanphuong ngày Mon Sep 23, 2013 8:52 am; sửa lần 1.