(Kienthuc.net.vn) - Súng phóng lựu M79-VN do Việt Nam sản xuất dựa trên thiết kế M79 do Mỹ nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.
Trong bài viết có tiêu đề “Sửa chữa lớn súng phóng lựu M79”, báo Quân đội Nhân dân đã tiết lộ thông tin khá đáng quan tâm: “Các kỹ sư Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thành công giải pháp sửa chữa lớn súng M79. Súng sau khi sửa chữa lớn đạt được các yêu cầu theo đúng điều kiện kỹ thuật của súng M79-VN do Việt Nam sản xuất”.
Như vậy, có thể thấy rằng, Việt Nam đã sản xuất thành công và đưa vào trang bị đại trà súng phóng lựu M79-VN theo kiểu của Mỹ. Về tính năng của M79-VN, nhiều khả năng nó cũng chỉ ở mức tương đương nguyên mẫu gốc và có thể thêm chút cải tiến.
Súng phóng lựu M79 do Việt Nam chế tạo được "độ" thêm ống ngắm quang học trên thân súng. Ảnh: Tiền phong
Súng phóng lựu M79 ra đời từ những năm 1950 do hãng Springfield Armory (Mỹ) thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chế áp bộ binh đối phương đặt ra sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Thực tế chiến trường từ trong và sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 cho thấy một vấn đề với hỏa lực đạn nổ mảnh, quĩ đạo cầu vồng chống bộ binh. Trong khi các súng cối hạng nhẹ cổ điển rất khó đánh ở cự li gần dưới 200-300m, kể cả khi bắn ứng dụng không chân đế. Ngược lại, các lựu đạn ném tay lại chỉ có phạm vi sát thương trong khoảng 30m. Điều đó tạo ra một khoảng trống về hỏa lực nổ mảnh, đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết để tăng cường hiệu quả phòng ngự, chế áp bộ binh.
Được đưa vào trang bị trong Quân đội Mỹ từ năm 1961, súng phóng lựu cá nhân M79 nặng 2,7kg, súng dài 731mm, súng có nòng xoắn dài 357mm. M79 sử dụng đạn cỡ 40x46mm, với nhiều chủng loại như đạn nổ mảnh sát thương, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn chiếu sáng, đạn khói chỉ thị mục tiêu, đạn rải truyền đơn… Tốc độ bắn đạt 6 phát/phút, thấp hơn so với súng cối, nhưng đảm bảo khả năng bắn cầu vồng ở cự li gần, chế áp bộ binh rất hiệu quả ở tầm 400m trở xuống.
Cơ cấu điểm hỏa của súng là điểm hỏa quán tính. Khi quả đạn nằm trong buồng đạn được bắn đi, nó được đẩy chạy qua khương tuyến xoắn trong nòng súng. Khi ra khỏi nòng quả đạn sẽ xoay tròn theo trục đường đạn của nó.
Chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 khai hỏa khẩu M79 "made in Vietnam".
Sơ tốc đạn không lớn lắm, vào khoảng 76m/s, đạn xoay theo trục đạn tạo ra lực li tâm ép lên lò xo mở chốt hãm tì lên bánh răng mặt nguyệt của quả đạn. Bánh răng mặt nguyệt sẽ quay với tốc độ ổn định nhờ cơ cấu bánh răng phụ và dây cót hãm, khi quay hết bánh răng lúc này kim hỏa mới tiến lên tì vào hạt lửa, kim hỏa kích nổ quả đạn.
Tham chiến ở chiến tranh Việt Nam, súng phóng lựu M79 đã sớm chứng tỏ uy lực của mình. Vũ khí này cho phép đánh trúng từng vị trí ẩn nấp buộc người lính phải ra khỏi vị trí ẩn nấp để phơi mình trước hỏa lực bắn thẳng.
Tuy nhiên, khẩu súng này cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, súng quá nhẹ so với một khẩu súng trường thông dụng, chỉ 2,7kg. Nhưng người lính đã cầm M79 thì không thể cầm thêm súng trường. Điều này làm mất một biên chế tiểu đội để mang M79, dẫn đến lãng phí lớn. Trong khi đó, người lính mang M79 lại có sức đề kháng yếu, và phải được bảo vệ rất kĩ bởi các đồng đội của anh ta. Để giải quyết vấn đề này, thường sử dụng giải pháp là các lựu đạn phóng bắn đi từ súng trường như GP-25, GP-30 của Liên Xô (Nga) hay M203 của Mỹ.
Thứ hai, khẩu súng sử dụng đạn có sơ tốc thấp, bánh răng mặt nguyệt phải quay đủ vòng mới có thể kích nổ, dẫn đến hậu quả là đạn thường không nổ nếu như chưa đi hết tầm an toàn. Cùng với đó, một số lớn đạn bắn vượt khỏi tầm an toàn, nhưng cũng không nổ, vì bị giảm tốc từ từ bởi bùn nước sình lầy, không đủ lực chạm nổ. Điều đó vô tình gây ra những bãi mìn kinh khủng nhất bởi đạn M79 không có ngòi tự hủy, được mạ sơn chống rỉ, rất bền trong môi trường.
Và những đầu đạn không nổ trở thành những bãi mìn không có sơ đồ gài và rất khó gỡ bỏ. Chỉ cần đá phải, hay chạm nhẹ là đã đủ để kích hoạt bánh răng mặt nguyệt quay tiếp, kích nổ đạn, gây chết người. Đạn lại có màu vàng kim loại sáng, đẹp, rất thu hút trẻ em như một thứ đồ chơi chết người.
Chiến sĩ Trường Sa trang bị súng M79 (người đứng thứ 2 từ trái sang).
Dẫu có những nhược điểm lớn như vậy nhưng nhìn chung M79 vẫn có hiệu quả nhất định trong chiến đấu. Chẳng thế mà, sau năm 1975, quân đội ta đã thu được không ít súng phóng lựu M79 và sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau này. Cho tới tận ngày nay, rất nhiều súng M79 thu giữ được vẫn tiếp tục phục vụ và lẽ dĩ nhiên là chúng ta còn sản xuất trang bị thêm cho các đơn vị, đó là khẩu M79-VN.
Lương Minh
http://kienthuc.net.vn/quan-su/sung-phong-luu-m79vn-made-in-vietnam-manh-co-nao-265097.html
Trong bài viết có tiêu đề “Sửa chữa lớn súng phóng lựu M79”, báo Quân đội Nhân dân đã tiết lộ thông tin khá đáng quan tâm: “Các kỹ sư Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thành công giải pháp sửa chữa lớn súng M79. Súng sau khi sửa chữa lớn đạt được các yêu cầu theo đúng điều kiện kỹ thuật của súng M79-VN do Việt Nam sản xuất”.
Như vậy, có thể thấy rằng, Việt Nam đã sản xuất thành công và đưa vào trang bị đại trà súng phóng lựu M79-VN theo kiểu của Mỹ. Về tính năng của M79-VN, nhiều khả năng nó cũng chỉ ở mức tương đương nguyên mẫu gốc và có thể thêm chút cải tiến.
Súng phóng lựu M79 do Việt Nam chế tạo được "độ" thêm ống ngắm quang học trên thân súng. Ảnh: Tiền phong
Súng phóng lựu M79 ra đời từ những năm 1950 do hãng Springfield Armory (Mỹ) thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chế áp bộ binh đối phương đặt ra sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Thực tế chiến trường từ trong và sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 cho thấy một vấn đề với hỏa lực đạn nổ mảnh, quĩ đạo cầu vồng chống bộ binh. Trong khi các súng cối hạng nhẹ cổ điển rất khó đánh ở cự li gần dưới 200-300m, kể cả khi bắn ứng dụng không chân đế. Ngược lại, các lựu đạn ném tay lại chỉ có phạm vi sát thương trong khoảng 30m. Điều đó tạo ra một khoảng trống về hỏa lực nổ mảnh, đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết để tăng cường hiệu quả phòng ngự, chế áp bộ binh.
Được đưa vào trang bị trong Quân đội Mỹ từ năm 1961, súng phóng lựu cá nhân M79 nặng 2,7kg, súng dài 731mm, súng có nòng xoắn dài 357mm. M79 sử dụng đạn cỡ 40x46mm, với nhiều chủng loại như đạn nổ mảnh sát thương, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn chiếu sáng, đạn khói chỉ thị mục tiêu, đạn rải truyền đơn… Tốc độ bắn đạt 6 phát/phút, thấp hơn so với súng cối, nhưng đảm bảo khả năng bắn cầu vồng ở cự li gần, chế áp bộ binh rất hiệu quả ở tầm 400m trở xuống.
Cơ cấu điểm hỏa của súng là điểm hỏa quán tính. Khi quả đạn nằm trong buồng đạn được bắn đi, nó được đẩy chạy qua khương tuyến xoắn trong nòng súng. Khi ra khỏi nòng quả đạn sẽ xoay tròn theo trục đường đạn của nó.
Chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 khai hỏa khẩu M79 "made in Vietnam".
Sơ tốc đạn không lớn lắm, vào khoảng 76m/s, đạn xoay theo trục đạn tạo ra lực li tâm ép lên lò xo mở chốt hãm tì lên bánh răng mặt nguyệt của quả đạn. Bánh răng mặt nguyệt sẽ quay với tốc độ ổn định nhờ cơ cấu bánh răng phụ và dây cót hãm, khi quay hết bánh răng lúc này kim hỏa mới tiến lên tì vào hạt lửa, kim hỏa kích nổ quả đạn.
Tham chiến ở chiến tranh Việt Nam, súng phóng lựu M79 đã sớm chứng tỏ uy lực của mình. Vũ khí này cho phép đánh trúng từng vị trí ẩn nấp buộc người lính phải ra khỏi vị trí ẩn nấp để phơi mình trước hỏa lực bắn thẳng.
Tuy nhiên, khẩu súng này cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, súng quá nhẹ so với một khẩu súng trường thông dụng, chỉ 2,7kg. Nhưng người lính đã cầm M79 thì không thể cầm thêm súng trường. Điều này làm mất một biên chế tiểu đội để mang M79, dẫn đến lãng phí lớn. Trong khi đó, người lính mang M79 lại có sức đề kháng yếu, và phải được bảo vệ rất kĩ bởi các đồng đội của anh ta. Để giải quyết vấn đề này, thường sử dụng giải pháp là các lựu đạn phóng bắn đi từ súng trường như GP-25, GP-30 của Liên Xô (Nga) hay M203 của Mỹ.
Thứ hai, khẩu súng sử dụng đạn có sơ tốc thấp, bánh răng mặt nguyệt phải quay đủ vòng mới có thể kích nổ, dẫn đến hậu quả là đạn thường không nổ nếu như chưa đi hết tầm an toàn. Cùng với đó, một số lớn đạn bắn vượt khỏi tầm an toàn, nhưng cũng không nổ, vì bị giảm tốc từ từ bởi bùn nước sình lầy, không đủ lực chạm nổ. Điều đó vô tình gây ra những bãi mìn kinh khủng nhất bởi đạn M79 không có ngòi tự hủy, được mạ sơn chống rỉ, rất bền trong môi trường.
Và những đầu đạn không nổ trở thành những bãi mìn không có sơ đồ gài và rất khó gỡ bỏ. Chỉ cần đá phải, hay chạm nhẹ là đã đủ để kích hoạt bánh răng mặt nguyệt quay tiếp, kích nổ đạn, gây chết người. Đạn lại có màu vàng kim loại sáng, đẹp, rất thu hút trẻ em như một thứ đồ chơi chết người.
Chiến sĩ Trường Sa trang bị súng M79 (người đứng thứ 2 từ trái sang).
Dẫu có những nhược điểm lớn như vậy nhưng nhìn chung M79 vẫn có hiệu quả nhất định trong chiến đấu. Chẳng thế mà, sau năm 1975, quân đội ta đã thu được không ít súng phóng lựu M79 và sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau này. Cho tới tận ngày nay, rất nhiều súng M79 thu giữ được vẫn tiếp tục phục vụ và lẽ dĩ nhiên là chúng ta còn sản xuất trang bị thêm cho các đơn vị, đó là khẩu M79-VN.
Lương Minh
http://kienthuc.net.vn/quan-su/sung-phong-luu-m79vn-made-in-vietnam-manh-co-nao-265097.html