Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtTruyện hay "Triệu Hồi".

more_horiz
Sẽ ra sao khi một ngày… bạn nhìn thấy ma và ma cũng nhìn thấy bạn?

Triệu hồi

Cuốn sách mở đầu cho bộ ba tác phẩm Sức Mạnh Hắc Ám – một sê-ri hoàn toàn mới của tiểu thuyết gia ăn khách Kelley Armstrong.

Tất cả những gì Chloe Saunders muốn là một cuộc sống như bao thiếu niên bình thường khác – có cơ hội hoàn thành chuyện học hành, kết bạn, và có lẽ là hẹn hò với một chàng trai. Nhưng đến khi Chloe bắt đầu trông thấy ma, cô biết cuộc sống ấy sẽ chẳng bao giờ còn như xưa nữa.

Không lâu sau thì đâu đâu cũng có ma và họ muốn Chloe chú ý đến mình. Cuối cùng, khi tinh thần Chloe cũng bị suy sụp, cô được đưa vào một nhà mở dành cho trẻ gặp rắc rối. Ban đầu Nhà Lyle có vẻ ổn, nhưng thời điểm bắt đầu quen biết với những bệnh nhân khác – Simon quyến rũ và người anh trai lạnh lùng đáng ngại của cậu, Derek, Tori xấu tính và Rae, người có “thứ” tạo ra lửa – Chloe dần nhận ra rằng có điều gì đó kỳ lạ và hiểm ác đang ràng buộc họ với nhau, và đấy không đơn thuần là do thái độ cư xử “rắc rối” bình thường.

Và họ cũng sắp sửa khám phá ra Nhà Lyle không phải là một nhà mở thông thường…

Mời các bạn đón đọc!

descriptionChếtRe: Truyện hay "Triệu Hồi".

more_horiz
Phần 1- Chương 1

TÔI BẬT DẬY TRÊN GIƯỜNG, một tay siết chặt lấy mặt dây chuyền, tay kia cuộn trong ga giường, gắng sức nắm bắt những mảnh vụn trong cơn mơ giờ chỉ còn mơ mơ hồ hồ.
Có gì đó về một tầng hầm… một cô bé… tôi ư? Tôi không nhớ là nhà mình từng có tầng hầm - từ trước đến giờ chúng tôi luôn sống trong các căn hộ.

Một cô bé trong tầng hầm, thứ gì đó rùng rợn… không phải lúc nào các tầng hầm cũng rùng rợn sao? Tối tăm, ẩm thấp, trống hơ trống hoác, nội nghĩ đến thôi là tôi cũng rùng mình rồi. Nhưng tầng hầm này không bỏ trống… Trong đó có… Tôi không nhớ nổi là gì. Một ông chú sau lò sưởi chăng…?

Một tiếng rầm trên cửa làm tôi giật thót.>“Chloe!” Annette hét inh ỏi. “Tại sao em lại tắt đồng hồ báo thức? Tôi là quản gia chứ không phải vú em. Nếu em dậy trễ nữa, tôi sẽ báo cho cha em đấy.”

Khi những lời hăm doạ qua rồi, chuyện này không hẳn là thứ đáng sợ hơn trong những cơnn ác mông. Dẫu Annette có gọi được cho cha tôi ở Berlin, ông cũng sẽ chỉ vờ lắng nghe, mắt dán vào chiếc BlackBerry, tập trung chú ý vào chuyện gì đó quan trọng hơn, như dự báo thời tiết chẳng hạn. Cha sẽ lẩm bẩm mập mờ thế này “Ừ, khi nào về tôi sẽ xem xét” và quên béng chuyện của tôi khi dập máy.

Tôi mở đài lên, vặn kênh và bò ra khỏi giường.

Nửa giờ sau, tôi đứng trong phòng tắm, sửa soạn chuẩn bị đi học.

Tôi vén tóc ra sau rồi kẹp lại, liếc vào gương và rùng mình. Chỉ kiểu tóc thôi cũng đủ để tôi trông như mười hai tuổi rồi. Tôi mới bước sang tuổi mười lăm và phục vụ trong nhà hàng vẫn còn đưa cho tôi thực đơn phần ăn của trẻ con. Cũng không trách họ được. Tôi cao có một mét năm, thân hình phẳng lì, chỉ lộ ra chút xíu đường cong khi tôi mặc quần jeans ôm với một cái áo phông bó còn sát hơn.

Dì Lauren cam đoan tôi sẽ trổ giò thôi – và có cả đường cong này nọ – khi tôi đến kỳ. Theo tôi đoán thì phải nói là “nếu”, chứ không phải “khi”. Hầu hết các bạn tôi đều “có” năm mười hai tuổi, thậm chí là mười một. Tôi cố gắng không nghĩ ngợi quá nhiều, nhưng dĩ nhiên là ngược lại rồi. Tôi lo cơ thể mình có gì bất ổn, cảm thấy mình như một kẻ quái dị khi bạn bè tám về kỳ kinh nguyệt của tụi nó, thầm cầu nguyện rằng tụi nó không biết là tôi chưa có. Dì Lauren bảo tôi bình thường. Dì là bác sĩ đấy, nên tôi cho là dì sẽ biết lý do. Nhưng chuyện này cứ làm tôi khó chịu. Nhiều lắm.

“Chloe!” Cánh cửa rung lên dưới bàn tay múp thịt của Annette.

“Em đang trong nhà vệ sinh,” tôi hét ra. “Em có chút riêng tư nào không?”

Tôi cố cài thêm một cái kẹp phía sau đầu, giữ cho hai bên tóc vểnh lên. Không tồi. Khi tôi quay đầu nhìn sang một bên, cái kẹp tuột khỏi mái tóc mềm rũ như tóc trẻ con.

Lẽ ra tôi đừng bao giờ nên cắt tóc mới phải. Nhưng tôi phat ốm với mái tóc thẳng dài kiểu bé gái rồi. Tôi quyết định chọn kiểu ngắn tỉa so le ngang vai. Trên mô hình mẫu kiểu đó trông đẹp cực kỳ. Nhưng với tôi thì sao? Không được khá khẩm cho lắm.

Tôi nhìn đăm đăm vào tuýp thuốc nhuộm tóc còn đóng nắp. Kari đã cam đoan mái tóc màu vàng nâu nhạt của tôi mà có thêm mấy vệt đỏ nữa là hoàn hảo. Tôi không thể không nghĩ đến chuyện trông mình sẽ y chang một cây kẹo gậy[1]. Thế nhưng, biết đâu màu tóc đó sẽ làm tôi có vẻ chững chạc hơn…

[1] Loại kẹo hai màu đỏ trắng có hình chiếc gậy, thường phổ biến vào dịp Giáng sinh.

“Tôi đang cầm ống nghe đấy Chloe.” Annette hét lớn.

Tôi chộp lấy tuýp thuốc nhộm nhét vào ba lô và mở mạnh cửa.

Lúc nào tôi cũng xuống dưới theo lối cầu thang. Nhà ở có thể thay đổi, nhưng việc phải làm hằng ngày thì không bao giờ. Ngày đầu tiên đến lớp mẫu giáo, mẹ và tôi đứng trên đầu cầu thang, một tay mẹ dắt tôi, tay kia cầm cái ba lô Thuỷ thủ Mặt Trăng.

“Sẵn sàng nhé, Chloe,” mẹ bảo. “Một, hai, ba…”

Và chúng tôi bắt đầu phóng xuống các bậc thang cho đến khi đáp đất, thở hổn hển và cười khúc khích, sàn nhà lắc lư trơn trượt khi chúng tôi đứng không vững. Mọi nỗi sợ trong ngày đầu tiên đi học của tôi tan biến.

Chúng tôi đã cùng chạy xuống cầu thang mỗi buổi sáng suốt năm tôi học mẫu giáo và giữa năm lớp một, rồi sau đó… ờ, sau đó chẳng còn ai để mà chạy cùng nữa…

Tôi dừng dưới chân cầu thang một lúc, chạm vào sợi dây chuyền bên dưới áo phông, đoạn xua đi những kỷ niệm, nhấc ba lô lên rồi bắt đầu rảo bước.

Sau khi mẹ qua đời, cha và tôi đã dời nhà quanh Buffalo nhiều lần. Cha tôi mua ra bán vào các căn hộ sang trọng. Nghĩa là ông mua chúng dưới dạng căn hộ đang trong giai đoạn xây dựng sau cùng, kế đó bán lại khi chúng đã được xây hoàn chỉnh. Vì hầu như cha tôi luôn đi xa bàn việc làm ăn nên có định cư hay không cũng chẳng quan trọng. Dù gì đi nữa, với cha la không.

Riêng với sáng nay thì cầu thang không phải là một ý kiến sáng suốt. Dạ dày tôi cứ nhộn nhạo suốt trong giờ sát hạch tiếng Tây Ban Nha giữa kỳ. Bài kiểm tra gần đây nhất của tôi đã tanh bành – dịp cuối tuần lẽ ra nên dành cho học hành thì tôi lại đến ngủ qua đêm ở nhà Beth – và sém rớt. Tiếng Tây Ban Nha thì chưa bao giờ là môn tôi giỏi nhất, nhưng nếu tôi không cố được một điểm C, có thể cha sẽ để mắt đến và bắt đầu băn khoăn là một trường nghệ thuật có phải là lựa chọn khôn ngoan hay không.

Chú Milos đang chờ tôi trong chiếc tắc xi đậu bên lề. Chú ấy đưa đón tôi đã được hai năm, qua hai lần dọn nhà và ba lần chuyển trường. Lúc tôi chui vào xe, chú ấy điều chỉnh lại tấm che nắng bên hông tôi. Ánh nắng buổi sớm vẫn hắt vào mắt tôi, nhưng tôi không nói lại với chú ấy làm gì.

Dạ dày tôi dễ chịu hơn khi tôi lấy ngón tay chà lên vết rách quen thuộc trên chỗ gác tay và hít vào mùi thông nhân tạo từ viên sáp thơm trên lỗ thông hơi.

Khi đánh xe băng qua ba làn đường, chú Milos lên tiếng, “Tối qua chú có xem một bộ phim thuộc loại cháu thích đấy.”

“Phim kinh dị ạ?”

“Không.” Chú ấy cau màu, mấp máy môi như thể đang lựa chọn từ ngữ. “Phim phiêu lưu-hành động. Cháu biết đấy, súng ống vô số kể, mọi thứ nổ bùm bùm. Một bộ phim bắn nhau ra trò.”

Tôi không thích kiểu nói tiếng anh đúng từng tí một[2] của chú Milos, nhưng chú ấy cứ cố chấp. “Ý chú là một bộ phim bắn nhau à?”

[2] Trong đoạn này chú Milos dùng từ “shoot’ em-down” để chỉ thể loại phim có các cảnh đấu súng và bạo lực, trong khi nguyên bản của từ này là “shoot’ em –up”.

Chú nhướn một bên đ/c rậm rịt lên. “Khi cháu bắn ai đó, anh ta ngã thế nào? Lên sao?”

Tôi bật cười, và chúng tôi tán gẫu về bộ phim một lúc. Đề tài ưa thích của tôi.

Khi chú Milos phải nhận một cuộc gọi của người điều vận, tôi liếc mắt ra bên cửa sổ. Một cậu con trai tóc dài từ sau một đám doanh nhân lao ra. Trên tay cậu ta cầm một cái hộp cơm trưa bằng nhựa lỗi thời trang trí một siêu anh hùng. Mãi bận đoán xem siêu anh hùng ấy là ai, tôi không để ý thấy cậu trai kia đang đâm đầu vào đâu cho đến khi cậu ta nhảy vọt qua chiếc tắc xi, đáp xuống giữa xe chúng tôi và chiếc xe kế tiếp.

“Chú Milos!” Tôi la lên. “Nhìn…”

Từ cuối cùng thoát ra khỏi phổi tôi khi tôi va vào dây an toàn đang quàng qua vai. Người tài xế đằng sau chúng tôi và người phía sau cậu trai bấm còi kháng nghị inh ỏi.

“Gì cơ?” chú Milos ngơ ngác. “Chloe? Có chuyện gì sao?”

Tôi nhìn qua mui xe và… chẳng thấy gì hết. Chỉ là một làn xe vắng hoe phía trước và xe cộ lưu thông qua lại bên trái chúng tôi. Các bác tài chạy lướt qua thoáng xỉa tay vào chú Milos.

“Ngh-Ngh-Ngh…” tôi nắm chặt tay mình lại, như thể làm vậy bằng cách nào đó có thể kìm nén không cho từ ngữ tuôn ra. “Nếu thấy khó, cháu cứ chọn lối khác”, bài giảng từ bác sĩ trị liệu của tôi luôn bảo thế. “Cháu nghĩ cháu đã thấy thứ-gì-gì…”

Nói chậm thôi nào. Cân nhắc từ ngữ trước.

“Cháu xin lỗi. Cháu nghĩ là mình vừa trông thấy ai đó vọt ra trước mặt chúng ta.”

Chú Milos chầm chậm lái xe chạy tới trước. “Thi thoảng chú cũng gặp chuyện như thế, nhất là khi chú đang nghiêng đầu sang. Chú nghĩ là mình thấy ai đó, nhưng ở đó lại chẳng có ai.”

Tôi gật đầu. Dạ dày tôi lại đau.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

descriptionChếtPhần 1- Chương 2

more_horiz
Hết giấc mơ không tài nào nhớ ra nổi rồi đến chuyện cậu con trai không thấy đâu kia làm tôi phát hoảng.
Cho đến khi tôi gạt được ít nhất một vấn đề ra khỏi đầu, việc tập trung vào bài kiểm tra tiếng Tây Ban Nha cũng bay biến đi luôn. Vì thế tôi gọi cho dì Lauren. Khi nghe thấy hộp thư thoại của dì trả lời, tôi nhắn dì mình sẽ gọi lại vào giờ ăn trưa. Tôi đang trên đường đến chỗ tủ đựng đồ của Kari thì dì gọi đến.< />

“Cháu đã từng sống trong một ngôi nhà có tầng hầm chưa dì?” tôi hỏi.

“Và cũng chào buổi sáng nhé cháu.”

“Cháu xin lỗi. Cháu mơ thấy giấc mơ này và nó làm cháu thấy khó chịu.” Tôi kể lại những gì mình còn nhớ cho dì nghe.

“À, chắc là ngôi nhà cũ ở Allentown. Lúc đó cháu mới chỉ là một đứa nhóc nghịch ngợm. Dì không ngạc nhiên khi cháu quên đâu.”

“Cảm ơn dì. Chuyện này đang…”

“Làm cháu khó chịu, dì biết. Ắt là một phần hãi hùng của cơn ác mộng.”

“Đại khái là có một con quái vật sống trong tầng hầm. Chuyện thường tình thôi mà. Thật là ngượng quá.”

“Quái vật? Cái…?”

Hệ thống truyền phát tín hiệu của dì đột ngột ngắt quãng, một giọng nói bé xíu vang lên, “Tiến sĩ Fellows, vui lòng báo cáo lại cho trạm 3B.”

“Nhắc dì đấy,” tôi nói.

“Việc đó để sau được. Mọi chuyện vẫn ổn chứ Chloe? Nghe giọng cháu không như bình thường.”

“Không, chỉ là… hôm nay thật quá sức tưởng tượng của cháu. Sáng nay cháu đã doạ chú Milos sợ khi cho rằng mình trông thấy một cậu trai chạy trước xe chú ấy.”

“Gì cơ?”

“Chẳng có cậu trai nào hết ạ. Chắc là cháu tưởng tượng thôi.” Tôi trông thấy Kari đang đứng chỗ tủ cô ấy và vẫy tay. “Chuông sắp reo rồi, vậy…”

“Dì sẽ đón cháu sau giờ học. Trà tối ở Crowne nhé. Dì cháu mình sẽ nói chuyện.”

Trước khi tôi kịp bàn cãi gì, đầu dây bên kia đã im ắng. Tôi lắc đầu và cất bước đuổi theo Kari.

Trường học. Chẳng thú vị mấy để mô tả. Ắt hẳn mọi người nghĩ trường nghệ thuật chắc phải khác biệt lắm. Nào là nhiệt huyết sáng tạo bừng bừng, các lớp học đầy nhóc những đứa trẻ vui vẻ, thậm chí đến cả tâm hồn méo mó vặn vẹo của những người theo trường phái Go-thic cũng trở nên tươi sáng luôn… Họ cho rằng những mối lo như sức ép từ bạn cùng học và việc bắt nạt nhau trong trường nghệ thuật ắt là cũng ít hơn. Nói tóm lại, đa phần bọn trẻ bị bắt nạt là những đứa học ở trường khác.

Đúng là mấy chuyện như vậy ở trường A.R.Gurney cũng không đến nỗi, nhưng khi bạn đặt những đứa trẻ vào chung một chỗ, dù chúng có na ná nhau, vẫn có những giới hạn được vạch ra. Bè phái hình thành. Thay vì vận động viên, đám lập dị và phường vô danh tiểu tốt, bạn có họa sĩ, nhạc sĩ và diễn viên.

Học viên ngành nghệ thuật sân khấu như tôi thường bị coi là cá mè một lứa với bên diễn viên, nơi có vẻ như tài năng ít được quan tâm hơn là vẻ bề ngoài, sự tự tin và khả năng ăn nói. Chẳng những không đủ xinh đẹp để khiến người khác ngoái đầu lại nhìn, tôi còn thiếu luôn cả hai khoản sau cùng. Nói chung, tôi xếp vào loại xoàng xoàng trung bình. Kiểu con gái không khiến người ta phải điên đảo tơ tưởng.

Nhưng lúc nào tôi cũng mơ đến việc được học ở một trường nghệ thuật, và hiện thực cũng tuyệt vời như tôi đã mường tượng. Thêm vào đó, cha từng hứa rằng tôi có thể ở lại học tiếp đến lúc tốt nghiệp, dù chúng tôi có dọn nhà bao lần đi chăng nữa. Nghĩa là lần đầu tiên trong đời mình, tôi không còn là “nữ sinh mới”. Tôi đã bắt đầu đi học ở A.R.Gurney như một đứa năm nhất giống bao người khác. Như một đứa trẻ bình thường. Rốt cuộc thì cũng được như thế.

Dù vậy, tôi thấy ngày hôm đó không bình thường cho lắm. Cả buổi sáng, tôi chỉ nghĩ đến cậu con trai trên đường. Có khá nhiều giải thích hợp lý đây. Vì mải nhìn chằm chằm vào hộp cơm trưa nên tôi đã phán đoán sai hướng chạy của cậu ta. Hẳn là cậu ta đã chui vào chiếc ô-tô nào đấy đang đợi bên lề đường. Hoặc là bất thình lình quẹo qua lối khác và biến mất vào đám đông.

Nghe hợp lý quá còn gì. Vậy tại sao tôi vẫn thấy khó chịu thế này?

“Ôi thôi nào,” Miranda kêu lên khi tôi cứ lục lọi tủ mình mãi trong giờ ăn trưa. “Cậu ta ở ngay đó thôi. Hỏi xem câu ta có định đến vũ hội không. Chuyện đó khó lắm sao?”

“Để Chloe yên đi,” Beth xem vào. Cô ấy thò tay qua túm lấy túi đựng cơm trưa màu vàng của tôi trên kệ cao nhất, đoạn lắc qua lắc lại. “Tớ không biết làm thế nào mà cậu bỏ quên cái này được, Chloe. Màu vàng dạ quang đấy.”

“Cậu ấy cần một cái thang gấp để thấy nó trên cao,” Kari nói.

Tôi huých hông đẩy Kari một cái, và cô ấy vụt nhảy lùi ra, cười phá lên.

Beth trợn tròn mắt. “Thôi nào mọi người, không thì chúng ta bị chiếm hết chỗ mất.”

Chúng tôi sắp đi đến chỗ tủ của Brent thì Miranda huých tôi. “Hỏi cậu ta đi, Chloe.”

Cô ấy vờ rù rì. Brent liếc sang… rồi nhanh chóng nhìn đi chỗ khác. Mặt nóng bừng, tôi ôm chặt cái túi cơm trưa vào ngực.

Mái tóc dài đen nhánh của Kari chạm nhẹ vào vai tôi. “Cậu ta là đồ ngốc,” cô thì thầm. “Kệ cậu ta đi.”

“Cậu ấy không phải là đồ ngốc. Cậu ấy chỉ không thích tớ thôi. Chuyện đó không trách được.”

“Được rồi,” Miranda nói. “Tớ sẽ hỏi giúp cậu vậy.”

“Không!” tôi chụp lấy tay bạn mình. “Đ-đừng mà.”

Khuôn mặt bầu bĩnh của Miranda cau lại, vẻ hào hứng ghét. “Chúa ơi, cậu cứ như con nít ấy. Cậu mười lăm rồi Chloe. Cậu phải chủ động chứ.”

“Như là gọi làm phiền một anh chàng đến nỗi mẹ cậu ta phải bảo cậu là để cậu ta yên thân à?” Kari hỏi.

Miranda chỉ nhún vai. “Là mẹ Rob nói đấy chứ. Cậu ấy đời nào làm vậy.”

“Phải không đấy? Có mà cậu tự cho là vậy thì có.”

Câu đó làm cả đám cười ngất. Như thường lệ, tôi sẽ nói gì đấy và là́c cậu ấy thôi cười, nhưng tôi vẫn buồn chuyện Miranda đã làm tôi xấu hổ trước mặt Brent.

Kari, Beth và tôi từng tám chuyện về đám con trai, nhưng chúng tôi không quá say mê đề tài ấy. Miranda thì khác – bạn trai của cô ấy còn nhiều hơn cả số cô ấy kể tên được. Vậy nên khi cô ấy kết bạn với nhóm chúng tôi, chuyện chúng tôi có thích anh chàng nào không bỗng nhiên thật quan trọng. Tôi đã đủ lo về chuyện mình còn non nớt rồi, đã vậy cô ấy còn phá lên cười khi tôi thú nhận rằng mình chưa từng có một cuộc hẹn hò thực thụ. Thế là tôi bịa ra một cơn say nắng. Với Brent.

Vốn dĩ tôi nghĩ chỉ cần kể tên anh chàng mình thích và thế là được rồi. Làm gì có. Miranda đã làm lộ bí mật của tôi – cô ấy kể cho Brent rằng tôi thích cậu ấy. Tôi hoảng lắm. Được rồi, gần hoảng thôi. Có một phần nho nhỏ trong tôi hy vọng là cậu ấy sẽ nói “Hay đấy. Tớ cũng thích Chloe lắm.” Mơ à. Trước kia, hai đứa bọn tôi còn có chuyện trò với nhau vài lần trong giờ tiếng Tây Ban Nha. Giờ thì cậu ấy ngồi cách tôi hai dãy, cứ như tôi bất ngờ mở rộng thêm phạm vi tìm kiếm bạn trai tệ nhất thế giới không bằng.

Cả bọn vừa bước chân đến quán ăn tự phục vụ thì có ai gọi tên tôi. Tôi quay lại thì thấy Nate Bozian chạy lon ton về phía mình, mái tóc đỏ của cậu trông y như đèn hiệu trong sảnh đông đúc. Cậu va phải một học sinh năm cuối, cười toét miệng xin lỗi, và lại tiếp tục chạy đến.

“Chào,” khi cậu ấy đến gần, tôi lên tiếng.

“Chào cái đầu cậu ấy. Cậu quên là vào giờ ăn trưa tuần này thầy Petrie sẽ sắp xếp lại câu lạc bộ phim rồi à? Trước đấy chúng ta sẽ thảo luận. Tớ biết cậu thích phim nghệ thuật.”

Tôi vờ làm động tác bịt miệng như không tin được là mình đã quên.

“Tớ sẽ chuyển lời xin lỗi của cậu sau. Và tớ cũng sẽ nói với thầy Petrie là cậu không hứng thú với vụ đạo diễn phim ngắn luôn.”

“Tụi mình sẽ quyết định trong hôm nay à?”

Nate bắt đầu bước lùi lại. “Có lẽ thế. Có lẽ chưa. Vậy tớ sẽ bảo thầy Petrie là…”

“Tớ phải đi đây,” tôi bảo đám bạn và vội vàng bắt ki cậu ta.

Như mọi khi, cuộc họp của câu lạc bộ phim bắt đầu ở hậu trường, nơi chúng tôi thảo luận chi tiết các nhiệm vụ và ăn trưa. Trong thính phòng không được phép ăn uống.

Chúng tôi bàn luận về phim ngắn, và tôi nằm trong danh sách đạo diễn – thành viên mới duy nhất đạt yêu cầu. Sau đó, lúc những người khác theo dõi các cảnh trong những bộ phim tiên phong, tôi nghiền ngẫm hết các chộn lựa của mình cho cuốn băng diễn thử. Trước thời điểm cuộc họp chấm dứt, tôi lén chuồn ra ngoài và chạy về tủ đồ.

Cho đến khi đi được nửa đường đầu tôi vẫn còn ong ong. Sau đó dạ dày tôi lại bắt đầu khó chịu, nhắc tôi nhớ mình đã quá phấn khích về việc làm phim ngắn đến nỗi quên dùng bữa.

Tôi đã bỏ lại túi đồ ăn trưa sau sân khấu. Tôi nhìn đồng hồ trên tay mình. Còn mười phút nữa là vào giờ học. Tôi có thể đến kịp.

Buổi họp của câu lạc bộ đã chấm dứt. Ai đấy ra về sau cùng đã tắt đèn, và tôi không biết làm thế nào để mở đèn lên, nhất là khi muốn tìm được công tắc thì bạn phải trông thấy nó đã. Những cái công tắc đèn phát-sáng-trong-bóng-tối. Tôi sẽ đầu tư cho bộ phim đầu tiên của mình như thế. Dĩ nhiên, tôi sẽ cần đến ai đó chế tạo ra được chúng. Giống như hầu hết các đạo diễn, đầu óc tôi nhiều sáng kiến lắm đấy.

Tôi chọn lối đi giữa các dãy ghế và bị va trúng đầu gối những hai lần. Cuối cùng, mắt tôi cũng quen với ánh sáng lờ mờ từ những ngọn đèn dùng trong trường hợp khẩn cấp, và tôi tìm được cầu thang dẫn ra hậu trường. Rồi đường khó đi hơn.

Phía sau sân khấu được chia thành những khu nhỏ hơn và ngăn cách với nhau bằng màn che, bao gồm khi và các phòng thay trang phục tạm thời. Nơi đó có trang bị đèn, lúc nào cũng được mở sáng trưng. Sau khi dò dẫm xung quanh bức tường gần nhất mà không tìm thấ cái công tắc nào, tôi bỏ cuộc. Ánh đèn khẩn cấp yếu ớt giúp tôi nhìn thấy những hình thù lờ mờ. Thế là tốt rồi.

Thế nhưng trong này vẫn khá tối. Tôi ngại bóng tối. Lúc nhỏ, tôi từng trải qua vài chuyện không mấy hay ho, tưởng tượng ra những người bạn ẩn nấp trong những góc tối và hù doạ tôi. Tôi biết chuyện đó nghe thật kỳ cục. Những đứa trẻ khác tượng tưởng ra bạn cùng chơi – c tôi thì là mấy ông kẹ.

Mùi phấn mỡ hoá trang giúp tôi nhận ra là mình đang ở trong phòng phục trang, nhưng mùi thơm của băng phiến hoà cùng mùi trang phục cũ không lẫn vào đâu được chẳng hề làm tôi bình tĩnh như mọi lần.

Thêm ba bước nữa là tôi kêu lên khi vải vóc phồng lên quanh mình. Tôi vấp vào một cái màn. Tuyệt. Chính xác thì tôi đã la lên bao lớn? Tôi thật sự hy vọng là mấy bức tường này đã được cách âm hết.

Tôi lướt tay qua thớ vải polyster gây ngứa ngáy cho đến khi tìm thấy khe hở và rẽ mấy tấm màn ra. Trước mặt tôi là cái bàn dùng để ăn trưa. Thứ gì đó màu vàng nằm trên mặt bàn. Phải cái túi của tôi không?

Hành lang tạm thời dường như trải dài ra trước mắt tôi, thông vào bóng tối. Đó là luật xa gần – hai bên được che màn xiên về phía trong, vì vậy lối đi trông hẹp hơn. Cách đánh lừa ảo giác thú vị, nhất là trong một bộ phim kinh dị, tôi sẽ phải ghi nhớ điều đó.

Việc nghĩ đến hành lang như một bộ phim làm dịu đi tâm trạng căng thẳng của tôi. Tôi nghĩ ra một cảnh quay, tiếng bước chân dội lại của tôi tạo thêm sự di chuyển đột ngột hẳn sẽ làm cảnh quay chân thật hơn, đặt người xem vào cương vị vai chính của chúng ta, một cô gái ngu ngốc chạy về phía tiếng ồn kỳ lạ.

Có thứ gì đó va đập thật mạnh. Tôi giật mình, giày của tôi kêu cót két và tiếng ồn đó càng làm tôi thót tim. Tôi xoa xoa vùng da sởn hết cả gai ốc trên tay và cố cười. Được rồi, đúng là tôi đã nói tiếng ồn kỳ lạ phải không nào? Cho thêm tí hiệu ứng âm thanh đi chứ.

Lại là tiếng động khác. Sột soạt. Vậy ra chúng ta có chuột trong hành lang như có ma kia chứ gì? Chuyện mới quyen thuộc làm sao. Đã đến lúc trí tưởng tượng còn nhanh hơn tên bắn của tôi nên dừng lại và tập trung thôi. Ngay vào cảnh quay ấy.

Vai chính của chúng ta nhìn thấy gì đó ở cuối hành lang. Một bóng người…

Ôi làm ơn. Lại mấy trò kinh dị rẻ tiền. Kiếm thứ khác độc đáo xem nào… bí ẩn nữa…

Cảnh hai.

Cô ấy đã nhìn thấy gì? Một túi đựng đồ ăn trưa cho trẻ con mới toanh màu vàng, thứ không liên quan gì trong ngôi nhà bỏ hoang cũ kỹ này

Tiếp tục mạch phim thôi. Đừng để tâm trí lan man nữa…

Một tiếng nức nở vọng qua những căn phòng im ắng, sau đó đột nhiên ngừng lại, hoá thành âm thanh sụt sịt đầm đìa nước mắt.

Tiếng khóc. Phải rồi. Từ bộ phim của tôi. Vai chính nhìn thấy một túi đựng cơm trưa cho trẻ con, kế đó nghe thấy những tiếng nức nở kỳ quái. Thứ gì đó di chuyển ở cuối hành lang. Một hình thù tối đen…

Tôi vụt chạy tới, phóng nhanh đến chỗ cái túi của mình. Tôi chộp lấy túi rồi chạy biến.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

descriptionChếtPhần 1- Chương 3: CHLOE ! ĐỢI ĐÃ!”

more_horiz
Tôi vừa mới thảy phần ăn trưa chưa đụng đến vào tủ và đang cất bước rời đi thì nghe thấy Nate gọi. Tôi quay sang, nhìn thấy cậu ta đang lách qua một nhóm con gái. Chuông reo và sảnh bùng lên, đám nhóc chen lấn xô đẩy nhau như cá hồi đang nỗ lực ngược dòng, cuốn đi bất kỳ thứ gì cản đường. Nate phải cố lắm mới với được tới chỗ tôi.

“Cậu đã chuồn khỏi câu lạc bộ trước khi tớ tóm được cậu. Tớ muốn hỏi xem liệu cậu có định đến vũ hội không.”

“Ngày mai á? Ừm, có đấy.”

Nụ cười có lúm đồng tiền của Nate hiện ra. “Tuyệt. Gặp cậu ở đó nhé.”

Một đám trẻ nhấn chìm cậu ta đâu mất. Tôi đứng đó, nhìn chằm chằm bóng lưng Nate. Có phải Nate vừa đi theo tôi để hỏi xem tôi có đến vũ hội không? Trông chẳng giống mời tôi nhảy gì cả, thế nhưng... Dứt khoát là tôi cần xem xét lại quần áo của mình mới được.

Một học sinh năm cuối đụng mạnh vào tôi, làm ba lô tôi văng đi, đồng thời lầm bầm trong miệng kiểu như “đứng giữa hành lang làm gì không biết”. Khi cúi xuống cầm lấy ba lô, tôi cảm thấy có gi đó tràn ra giữa hai chân mình.

Tôi bất thần đứng thẳng người lại và trơ người ra đấy trước khi thử bước một bước.

Ôi Chúa ơi. Chắc là tôi “mót” trong quần chăng?

Tôi hít một hơi thật sâu. Có lẽ tôi ốm rồi. Cả ngày nay dạ dày tôi cứ nhộn nhạo suốt.

Xem xem có thể phi tang chứng cứ không và nếu không ổn thì bắt tắc xi về nhà.

Vào phòng vệ sinh, tôi kéo quần xuống, mắt nhìn thấy một màu đỏ tươi.

Trong vài phút, tôi chỉ đứng đực ra đấy trong buồng vệ sinh, cười toe toét như một đứa ngốc và hy vọng lời đồn về mấy cái ca-me-ra trong nhà vệ sinh của trường không có thật.

Tôi lúng túng đặt giấy vệ sinh vào quần chíp, kéo quần lên rồi lạch bạch chạy ra khỏi buồng. Và kia rồi, trước mắt tôi là thứ từng cười giễu tôi từ hồi mùa thu: cái máy phát băng vệ sinh.

Tôi với vào túi quần sau lấy ra một đồng năm đô, một đồng mười đô và hai xu. Lùi lại vào trong buồng. Lục tìm trong ba lô. Tìm... một đồng năm xu.

Tôi đưa mắt nhìn cỗ máy. Đến gần hơn. Kiểm tra kỹ ổ khóa bị trầy xước mà Beth từng nói có thể mở bằng móng tay dài. Móng tay tôi ngắn, nhưng chìa khóa nhà của tôi cũng thay thế được vậy.

Một tuần quan trọng với tôi đây. Lên danh sách sơ tuyển với chức vụ đạo diễn. Nate mời tôi đến vũ hội. Lần đến kỳ đầu tiên. Và giờ là lần phạm tội đầu tiên luôn.

Sau khi xốc lại tinh thần, tôi lục lọi trong ba lô tìm bàn chải và thay vào đó là tuýp thuốc nhuộm tóc xuất hiện. Tôi lấy nó ra. Bóng tôi trong gương cười toe đáp lại.

Sao lại không thêm mục “lần đầu tiên cúp tiết” và “lần đầu nhuộm tóc” vào danh sách nhỉ? Nhuộm tóc trong la-va-bô nhà vệ sinh trường không phải dễ, nhưng chắc sẽ giản đơn hơn là làm ở nhà, với Annette lảng vảng xung quanh.>

Nhuộm một tá vệt tóc đỏ tươi mất khoảng hai mươi phút. Tôi phải cởi bỏ áo sơ mi để tránh dây màu lên, thế nên tôi đứng bên la-va-bô mà chỉ mặc mỗi áo ngực và quần jeans. Thật may là không ai vào đây.

Tôi hoàn tất việc ép chặt các món tóc bằng giấy vệ sinh, hít sâu một hơi, nhìn ngắm... và mỉm cười. Kari nói đúng. Kiểu đầu này trông ổn đấy. Annette thế nào cũng phát hoảng cho xem. Có lẽ cha tôi sẽ chú ý đến. Thậm chí có thể sẽ nổi giận. Nhưng tôi khá chắc chẳng ai còn đưa cho tôi thực đơn phần ăn mười-hai-tuổi-và-bé-hơn nữa đâu. Cánh cửa kêu cọt kẹt. Tôi vội nhét hết mớ giấy vào sọt rác, chộp lấy áo sơ mi rồi lao vào một buồng vệ sinh. Hầu như tôi chỉ đủ thời gian để chốt cửa lại trước khi một cô gái khác bắt đầu khóc lóc. Tôi liếc sang và trông thấy một đôi Reeboks ở buồng kế bên.

Tôi có nên hỏi cô ấy có sao không? Hay làm vậy sẽ khiến cô ấy xấu hổ?

Có tiếng dội nước và cái bóng dưới chân tôi lay động. Cửa khóa buồng mở lách cách. Vòi nước bắt đầu chảy, dù vậy, tiếng nức nở của cô gái còn lớn hơn.

Nước ngừng chảy. Tiếng súc giấy rít lên. Giấy bị vò nhàu. Cửa mở ra. Đóng lại. Tiếng khóc lại tiếp tục.

Một ngón tay lạnh lẽo trượt xuống sống lưng tôi. Tôi tự nhủ hẳn là cô ấy đã đổi ý và sẽ ngồi đấy khóc cho đến khi bình tĩnh lại, nhưng tiếng khóc ở ngay bên cạnh tôi. Buồng kế bên.

Tôi siết tay mình lại thành đấm. Chỉ là tôi tưởng tượng thôi.

Tôi từ từ cúi xuống. Chẳng có đôi giày nào dưới vách ngăn hết. Tôi cúi thêm nữa. Các buồng khác cũng chẳng có bóng dáng đôi giày nào. Tiếng khóc ngưng bặt.

Tôi giật phắt áo sơ mi và vội vã ra khỏi phòng vệ sinh trước khi chuyện kia lặp lại. Khi cánh cửa đóng lại sau lưng tôi, mọi thứ tĩnh lặng. Hành lang trống không.

“Cháu kia!”

Tôi thấy một người bảo vệ đang bước về phía mình, liền thở phào nhẹ nhõm.

“Ph-phòng vệ sinh,” tôi nói. “Cháu đang sử dụng phòng vệ sinh.”

Ông ta vẫn bước tới. Tôi không nhận ra ông ta. Có lẽ ông ta tầm tuổi cha tôi, tay cầm một cái kéo cắt cỏ, mặc đồng phục bảo vệ trường chúng tôi. Chắc là nhân viên tạm thời, lấp vào vị trí của ông Teitlebaum.

“Giờ cháu đang định đến lớp.”

Tôi bắt đầu rảo bước.

“Cháu kia! Lại đây. Ta muốn nói chuyện với cháu.”

Tiếng động khác duy nhất là tiếng bước chân của tôi. Bước chân của tôi. Tại sao tôi không nghe được tiếng bước chân ông ta nhỉ?

Tôi bước nhanh hơn.

Một bóng mờ lướt qua tôi. Trước mắt tôi, cỡ khoảng ba mét, không khí toả sáng lung linh, một dáng người mặc áo sơ mi cùng quần của bảo vệ trường đang hình thành. Tôi co giò bỏ chạy.

Người đàn ông bật ra một tiếng càu nhàu dọc theo hành lang. Một học sinh đi vòng qua góc, và suýt chút nữa chúng tôi đụng nhau. Tôi lắp bắp nói xin lỗi và ngoảnh lại nhìn. Người bảo vệ đã biến mất.

Tôi thở phào và nhắm mắt lại. Khi tôi mở mắt ra, chiếc áo đồng phục xanh chỉ cách mặt tôi có vài phân. Tôi nhìn xuống... và la lên sáng suốt cả tai.

Ông ta trông giống một ma-nơ-canh bị bén lửa. Khuôn mặt bị thiêu cháy. Chảy nhão. Một con mắt trương lên, lồi ra. Con còn lại lủng lẳng trên xương gò má, hai má xệ xuống, môi lòng thòng, da dẻ sáng chói và méo mó, và...

Đôi môi méo mó hé mở. “Có lẽ giờ thì cháu sẽ chú ý đến ta.”

Tôi ba chân bốn cẳng lao bổ dọc lối hành lang. Khi tôi chạy vụt qua một cửa phòng học, cửa lớp mở ra.

“Chloe?” Một giọng đàn ông vang lên.

Tôi cắm đầu chạy tiếp.

“Nói chuyện với ta đi!” Giọng nói lộn xộn khủng khiếp kia hầm, đồng thời đến gần tôi hơn. “Cháu có biết ta mắc kẹt ở đây bao lâu rồi không?”

Tôi chạy vèo qua các cánh cửa, hướng về phía cầu thang và phóng vọt lên.

Lên trên sao? Tất cả các nữ anh hùng ngu ngốc đều chạy lên trên!

Tôi rẽ qua bên kia đầu cầu thang và đâm phải loạt cầu thang kế tiếp.

Người bảo vệ tập tễnh leo lên đợt cầu thang bên dưới, tay bám lấy thanh chắn, những ngón tay chảy nhão, xương xóc lấp ló…

Tôi chạy hết tốc lực qua các cánh của và phi như tên bắn dọc theo sảnh chính.

“Nghe ta nói đây, đứa con gái xấu xa kia. Tất cả những gì ta muốn là năm phút...”

Tôi ngoặt vào phòng học trống gần nhất và đóng sầm cửa lại. Khi tôi lùi vào giữa phòng, người bảo vệ bước vào, xuyên qua cánh cửa. Chính xác là xuyên qua luôn nhé. Gương mặt nhão nhoét kinh khủng kia biến mất, và ông ta trở lại bình thường.

“Thế này có phải tốt hơn không? Giờ cháu sẽ ngừng la hét và nói chuyện với...”

Tôi lao đến bên cửa sổ và bắt đầu tìm cách mở cửa, sau đó mới trông thấy từ đấy trở xuống cao như thế nào. Gần mười mét... đến mặt đường.

“Chloe!”

Cửa ra vào mở tung. Là cô Waugh, phó hiệu trưởng, cùng thầy Travis, giáo viên dạy Toán lớp tôi, và một giáo viên môn nhạc mà tôi không nhớ tên. Nhìn thấy tôi đứng bên cửa sổ, cô Waugh dang rộng tay ra, đứng chắn giữa hai thầy giáo.

“Chloe!” cô ấy nhỏ giọng xuống. “Trò thân mến, trò cần phải tránh xa cái cửa đó ra...”

“Em chỉ...”

“Chloe...”

Bối rối, tôi liếc ra sau, nhìn về hướng cửa sổ.

Thầy Travis chạy vụt qua cô Waught và chặn tôi lại. Khi thầy trò tôi ngã ra sàn, tôi gần như ngạt thở. Lúc ngừng giãy giụa, tình cờ thầy ấy thúc đầu gối trúng phải bụng tôi. Tôi bật ngửa ra sau, người gập lại rồi thở khò khè.

Tôi mở choàng mắt ra thì thấy người bảo vệ đang đứng ở trên mình. Tôi la lên và cố chồm dậy, nhưng thầy Travis và thầy dạy nhạc đã đè tôi xuống trong khi cô Waugh lắp bắp nói vào di động.

Người bảo vệ chồm tới, xuyên qua thân thể thầy Travis. “Giờ thì cháu sẽ nói chuyện với ta chứ, cháu gái? Cháu không thoát được đâu.”

Tôi vùng vẫy, đá vào người bảo vệ, cố thoát thân khỏi các giáo viên. Họ chỉ giữ chặt tôi thêm. Tôi mang máng nghe thấy cô Travis đang kêu thêm người giúp đỡ. Người bảo vệ chìa mặt mình sát vào mặt tôi và khuôn mặt biến thành chiếc mặt nạ nhão nhoét khủng khiếp nọ, gần đến nỗi lúc này tôi đang nhìn chằm chằm vào con mắt lồi gần như sắp trồi ra khỏi hốc mắt kia.

Tôi cắn phải lưỡi nên không la lên được. Miệng tôi đầy máu. Tôi càng giãy giụa bao nhiêu thì các thầy lại kìm tôi chặt bấy nhiêu, vặn lấy hai tay tôi, cả người tôi đau đớn.

“Mọi người có thấy ông ta không?” Tôi la lên. “Ông ta ở ngay kia kìa. Làm ơn. Làm ơn, làm ơn, làm ơn. Đừng để ông ta lại gần em. Đưa ông ta đi đi!”

Chẳng thầy cô nào nghe tôi nói. Tôi tiếp tục vùng vẫy, thuyết phục, nhưng họ vẫn giữ lấy tôi chặt cứng, còn người đàn ông bị thiêu cháy kia thì chế nhạo tôi.

Cuối cùng, hai người đàn ông mặc đồng phục vội vã chạy qua cửa. Một người giúp các thầy kìm tôi lại, người kia di chuyển ra đằng sau, khuất khỏi tầm mắt tôi. Những ngón tay siết chặt lấy cùi chỏ tôi. Sau đó một mũi kim chọc vào làm tôi đau nhói. Chất lỏng lạnh ngắt truyền vào các tĩnh mạch.

Phòng học bắt đầu xoay mòng mòng. Người bảo vệ trở nên mờ ảo, chập chờn lúc có lúc không.

“Không!” ông ta kêu lên. “Tôi cần nói chuyện với con bé. Các người có hiểu không? Con bé nghe thấy tôi. Tôi chỉ muốn...”

Giọng nói của ịm dần khi nhân viên y tế cấp cứu hạ tôi xuống cáng. Cái cáng được khênh lên, lắc lư. Lắc lư... giống như một chú voi. Tôi từng cỡi voi một lần với mẹ ở sở thú, và tâm trí tôi lại trở về khi đó, mẹ vòng tay ôm lấy tôi, tiếng cười của mẹ...

Tiếng rít gào phẫn nộ của người bảo vệ cắt ngang dòng ký ức. “Đừng mang con bé đi. Tôi cần nó.”

Lắc lư. Chú voi lắc lư. Mẹ cười phá lên...

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

descriptionChếtRe: Truyện hay "Triệu Hồi".

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply