Có mất mát, có đau thương nhưng hơn cả, những bài hát đó chất chứa niềm tin về chiến thắng, về sự lạc quan, tình yêu của những người đã đi qua những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh.
Màu hoa đỏ
Ca khúc thoáng có chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Ca khúc được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
NS Thuận Yến đã từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Màu hoa đỏ: Thật là hữu duyên. Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 – Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để “ôn cố tri tân” với anh bạn – nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Hôm đó hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần.
Vết chân tròn trên cát
Đây là một bài hát thuộc thể loại nhạc trữ tình, cách mạng của nhạc sĩ Trần Tiến. Đây là một trong những bài hát viết về đề tài những người thương binh – liệt sĩ khá nổi tiếng và được nhiều người nghe yêu thích. Nội dung bài hát là câu chuyện về một người thương binh vừa trở về từ chiến trường. Tuy cơ thể không còn được lành lặn nhưng anh vẫn cùng đôi nạng gỗ hàng ngày đến trường làng để dạy cho các em thơ về những bài hát của quê hương…
Về hoàn cảnh sác tác ca khúc này, nhạc sĩ Trần Tiến cho hay: Vào năm 1981, trong một lần đi dạo quanh bãi biển Tiền Hải (Thái Bình), ông bắt gặp những dấu nạng in hằn trên cát biển. Ông đã dò hỏi người dân xung quanh và biết được dấu nạng đó chính là của một anh thương binh bị thương tật ở chân, đang trên đường đi đến trường dạy học cho các em nhỏ trong làng. Xúc động vì hình ảnh những dấu tròn trên cát đó, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát khi trên đường đi bộ từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên làVết chân tròn trên cát. Tuy nhiên, cho đến tận ngày trả lời phỏng vấn báo Sài gòn Giải phóng vào tháng 7 năm 2009, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn chưa một lần được gặp người thương binh là nguyên mẫu cho bài hát này.
Kể từ khi ra đời, bài hát Vết chân tròn trên cát từng được khá nhiều ca sĩ trình bày. Tuy nhiên có lẽ nhiều khán giả sẽ thích hình ảnh đích thân nhạc sĩ Trần Tiến ôm đàn guitar hát Vết chân tròn trên cát.
Chút thơ tình của người lính biển
Bài hát được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ thơ Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1981 và được trở thành một trong những bài hát được yêu thích nhất về biển đảo.
“Thơ tình người lính biển” là một bài ca hay về gặp gỡ và chia ly, chiến tranh và hòa bình, ngày và đêm, đất liền và biển. Tất cả đều được hòa điệu trong cái âm hưởng “ Biển một bên và em một bên…” để nâng lên thành tình yêu và Tổ quốc. Mỗi khi cất lên lời ca được nhạc sĩ chắp cánh “Thơ tình người lính biển” đã thành một điệp khúc như những đợt sóng da diết mà hào hùng và kiêu hãnh của tuổi trẻ.
Hát về anh, người chiến sĩ biên cương
Đây là một trong những ca khúc thành công của nhạc sỹ Thế Hiển. Với hình ảnh “một ba lô-một cây súng trên vai” người lính trẻ canh giữ vùng biên cương của tổ quốc trong ca từ của ông đã khiến người nghe phải lay động.
Người chiến sĩ nơi đầu tổ quốc ấy mặc gió, mặc sương vẫn vững vàng đứng gác bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân hòa bình cho đất nước. Những lời hát ca ngợi về người chiến sĩ vùng biên giới xa xôi đã đi sâu vào lòng người và còn vang vọng mãi.
Hành khúc chiến sĩ Trường Sa
Vào năm 1994, trong dịp đưa đoàn làm phim đi ra với Trường Sa nhạc sỹ Trần Xuân Tiến đã viết ca khúc “ Hành khúc chiến sĩ Trường Sa”.
Lời bài hát tuy ngắn gọn song âm điệu lại mạnh mẽ, dồn dập đi sâu vào lòng người. Hình ảnh những người lính trên đảo Trường Sa ngày đêm làm nhiệm vụ dù bão tố hay phong ba họ vẫn coi đảo là nhà. Những người lính nơi đầu sóng ngọn gió ấy ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc nhưng trong tim vẫn luôn ôm ấp bóng hình quê hương. “Hành khúc chiến sĩ Trường Sa” sau khi đến với công chúng đã nhận được rất nhiều lời ca ngợi và trở thành một trong những ca khúc hay viết về người lính nơi biển đảo.
Chúng tôi là người lính Bác Hồ
Ca khúc bất hủ này do nhạc sỹ Hoàng Mạnh Toàn sáng tác, ca ngợi về những người lính đang ngày đêm sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Bài hát thấm màu xanh áo lính, với những hình ảnh từng đoàn hùng binh ra đi hiên ngang băng rừng băng núi thể hiện nhuệ khí anh dũng, bất khuát của người lính Việt Nam.
Gửi em ở cuối sông Hồng
“Gửi em ở cuối sông Hồng” là bài hát được viết trong cảnh chiến tranh khốc liệt nơi biên giới những năm 1979. Lời bài hát cất lên da diết cũng chính là những dòng thương nhớ của anh lính giữ chốt biên cương gửi tới người yêu nơi hậu phương xa xôi.
Bài hát được nhạc sỹ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Dương Khoái. Ngay sau khi được Đài tiếng nói Việt Nam phát bài hát đã chiếm được cảm tình của thính giả trên cả nước và liên tục được yêu cầu phát lại.
(Người Đưa Tin)
Màu hoa đỏ
Ca khúc thoáng có chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Ca khúc được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
NS Thuận Yến đã từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Màu hoa đỏ: Thật là hữu duyên. Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 – Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để “ôn cố tri tân” với anh bạn – nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Hôm đó hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần.
Vết chân tròn trên cát
Đây là một bài hát thuộc thể loại nhạc trữ tình, cách mạng của nhạc sĩ Trần Tiến. Đây là một trong những bài hát viết về đề tài những người thương binh – liệt sĩ khá nổi tiếng và được nhiều người nghe yêu thích. Nội dung bài hát là câu chuyện về một người thương binh vừa trở về từ chiến trường. Tuy cơ thể không còn được lành lặn nhưng anh vẫn cùng đôi nạng gỗ hàng ngày đến trường làng để dạy cho các em thơ về những bài hát của quê hương…
Về hoàn cảnh sác tác ca khúc này, nhạc sĩ Trần Tiến cho hay: Vào năm 1981, trong một lần đi dạo quanh bãi biển Tiền Hải (Thái Bình), ông bắt gặp những dấu nạng in hằn trên cát biển. Ông đã dò hỏi người dân xung quanh và biết được dấu nạng đó chính là của một anh thương binh bị thương tật ở chân, đang trên đường đi đến trường dạy học cho các em nhỏ trong làng. Xúc động vì hình ảnh những dấu tròn trên cát đó, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát khi trên đường đi bộ từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên làVết chân tròn trên cát. Tuy nhiên, cho đến tận ngày trả lời phỏng vấn báo Sài gòn Giải phóng vào tháng 7 năm 2009, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn chưa một lần được gặp người thương binh là nguyên mẫu cho bài hát này.
Kể từ khi ra đời, bài hát Vết chân tròn trên cát từng được khá nhiều ca sĩ trình bày. Tuy nhiên có lẽ nhiều khán giả sẽ thích hình ảnh đích thân nhạc sĩ Trần Tiến ôm đàn guitar hát Vết chân tròn trên cát.
Chút thơ tình của người lính biển
Bài hát được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ thơ Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1981 và được trở thành một trong những bài hát được yêu thích nhất về biển đảo.
“Thơ tình người lính biển” là một bài ca hay về gặp gỡ và chia ly, chiến tranh và hòa bình, ngày và đêm, đất liền và biển. Tất cả đều được hòa điệu trong cái âm hưởng “ Biển một bên và em một bên…” để nâng lên thành tình yêu và Tổ quốc. Mỗi khi cất lên lời ca được nhạc sĩ chắp cánh “Thơ tình người lính biển” đã thành một điệp khúc như những đợt sóng da diết mà hào hùng và kiêu hãnh của tuổi trẻ.
Hát về anh, người chiến sĩ biên cương
Đây là một trong những ca khúc thành công của nhạc sỹ Thế Hiển. Với hình ảnh “một ba lô-một cây súng trên vai” người lính trẻ canh giữ vùng biên cương của tổ quốc trong ca từ của ông đã khiến người nghe phải lay động.
Người chiến sĩ nơi đầu tổ quốc ấy mặc gió, mặc sương vẫn vững vàng đứng gác bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân hòa bình cho đất nước. Những lời hát ca ngợi về người chiến sĩ vùng biên giới xa xôi đã đi sâu vào lòng người và còn vang vọng mãi.
Hành khúc chiến sĩ Trường Sa
Vào năm 1994, trong dịp đưa đoàn làm phim đi ra với Trường Sa nhạc sỹ Trần Xuân Tiến đã viết ca khúc “ Hành khúc chiến sĩ Trường Sa”.
Lời bài hát tuy ngắn gọn song âm điệu lại mạnh mẽ, dồn dập đi sâu vào lòng người. Hình ảnh những người lính trên đảo Trường Sa ngày đêm làm nhiệm vụ dù bão tố hay phong ba họ vẫn coi đảo là nhà. Những người lính nơi đầu sóng ngọn gió ấy ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc nhưng trong tim vẫn luôn ôm ấp bóng hình quê hương. “Hành khúc chiến sĩ Trường Sa” sau khi đến với công chúng đã nhận được rất nhiều lời ca ngợi và trở thành một trong những ca khúc hay viết về người lính nơi biển đảo.
Chúng tôi là người lính Bác Hồ
Ca khúc bất hủ này do nhạc sỹ Hoàng Mạnh Toàn sáng tác, ca ngợi về những người lính đang ngày đêm sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Bài hát thấm màu xanh áo lính, với những hình ảnh từng đoàn hùng binh ra đi hiên ngang băng rừng băng núi thể hiện nhuệ khí anh dũng, bất khuát của người lính Việt Nam.
Gửi em ở cuối sông Hồng
“Gửi em ở cuối sông Hồng” là bài hát được viết trong cảnh chiến tranh khốc liệt nơi biên giới những năm 1979. Lời bài hát cất lên da diết cũng chính là những dòng thương nhớ của anh lính giữ chốt biên cương gửi tới người yêu nơi hậu phương xa xôi.
Bài hát được nhạc sỹ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Dương Khoái. Ngay sau khi được Đài tiếng nói Việt Nam phát bài hát đã chiếm được cảm tình của thính giả trên cả nước và liên tục được yêu cầu phát lại.
(Người Đưa Tin)