Mọi cố gắng truy cập vào website của Instagram từ máy tính và smartphone tại Triều Tiên từ hôm 22/6 đều nhận được thông báo dịch vụ này đã bị chặn.
Phóng viên của hãng thông tấn quốc tế AP tại Bình Nhưỡng cho hay, khi người dùng sử dụng Internet tại quốc gia này đăng nhập vào dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram của Facebook sẽ nhận được một thông báo được ghi bằng tiếng Anh có nội dung cảnh báo website này đã bị liệt vào danh sách đen (blacklist) bởi cung cấp nội dung nguy hại.
Sự cố đã xảy ra được khoảng 5 ngày trở lại đây, theo tường thuật của AP.
Được biết, trên toàn lãnh thổ Triều Tiên, việc truy cập Internet nói chung cũng như các trang mạng xã hội là cực kỳ có hạn chế, tuy nhiên từ năm 2013 thì Bình Nhưỡng đã quyết định cho phép tất cả du khách nước ngoài khi đến quốc gia này được sử dụng kết nối 3G trên điện thoại di động - lẽ nhiên khách hàng phải mua thẻ SIM nội địa do nhà mạng Koryolink cung cấp.
Triều Tiên 'cấm cửa' Instagram sau vụ rò rỉ ảnh cháy khách sạn Koryo Khach-san-5-sao-noi-tieng-trieu-tien-truoc-khi-boc-chay
Hình ảnh liên quan đến vụ hỏa hoạn tại khách sạn Koryo xuất hiện trên truyền thống thế giới được tin là nguyên nhân khiến Instagram bị cấm tại Triều Tiên.
[size]
Hoàn toàn trái ngược với sự kiểm duyệt gắt gao đối với chính người dân trong nước, kết nối Internet dành cho người nước ngoài tại Triều Tiên dường như hoàn toàn không bị giám sát, thậm chí du khách có thể truy cập vào một số website mà quốc gia láng giềng Trung Quốc thường cấm cửa.
Bằng cách này, du khách đến Triều Tiên có thể duyệt web, đăng tải hình lên các mạng xã hội Facebook, Twitter và Instagram. Hơn thế, dạo gần đây, các video dạng truyền phát cũng được tải lên từ Triều Tiên thông qua một ứng dụng mới mang tên Periscope (do Twitter cung cấp).
Có thể khẳng định, những bức ảnh từ Triều Tiên được chép lên Instagram bởi du khách - dù số lượng người dùng dạng này là rất ít - đã cung cấp những cái nhìn hiếm hoi về đời sống thường nhật của quốc gia được đánh giá là bí ẩn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tất cả những điều nói trên cũng đặt ra tình huống khó khăn cho giới chức Triều Tiên, những người vốn dĩ luôn quan tâm và muốn kiểm soát chặt chẽ dòng chảy thông tin cũng như hình ảnh vào/ra quốc gia này.
Song, khả năng truy cập Internet mà không bị kiểm soát đã chính thức trở thành câu chuyện dĩ vãng tại Triều Tiên. 
Giới truyền thông quốc tế cho rằng, việc Instagram rơi vào tình trạng "không không thể truy cập" tại Triều Tiên có thể xem là ví dụ đầu tiên cho thấy hoạt động "lọc Internet" đã bắt đầu.
Tuy nhiên, các nhân viên kỹ thuật tại nhà mạng Koryolink cho biết họ không biết bất kỳ sự thay đổi về chính sách nào liên quan đến Instagram.
Cũng theo tường thuật của AP, không có thông báo từ chính phủ (Triều Tiên) cũng như nhà mạng đến khách hàng rằng Instagram đã bị lọt vào danh sách đen, trong khi đó đại diện Instagram không đưa ra bình luận liên quan đến vụ việc.
Được biết, dịch vụ mạng xã hội Facebook - cũng là chủ sở hữu Instagram - vẫn hoạt động bình Triều Tiên trong các ngày qua.
Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ cháy chiếc cầu nối hai tòa tháp đôi tại khách sạn lớn nhất tại Bình Nhưỡng là Koryo vào hôm 11/6.
Vào thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ra, rất nhiều du khách nước ngoài được tường thuật đã cố gắng dùng điện thoại để ghi hình, và đã có không ít hình ảnh đã thông qua Instagram để đi ra ngoài lãnh thổ Triều Tiên.
Khi đó, theo Reuters, rất nhiều nhân viên an ninh và bảo vệ khách sạn đã nỗ lực ngăn cản bất kỳ ai chụp ảnh tòa nhà.
Tuy nhiên, Internet đã phát huy sức mạnh bởi không lâu sau đó, hình ảnh khách sạn Koryo bị hỏa hoạn tràn ngập giới truyền thông quốc tế. 
Và điều đáng chú ý nhất chính là, vụ việc này lại không được bất kỳ phương tiện truyền thông nhà nước tại Triều Tiên đăng tải.
Chưa dừng lại ở đó, đúng 1 ngày sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, như PC World Vietnam từng thông tin,Triều Tiên đã "đóng" dịch vụ Internet di động.
Nhưng rồi, hồi tuần trước, dịch vụ Internet di động (tức kết nối Internet qua sóng di động 3G) đã được khôi phục và dường như việc cấm cửa Instagram cũng bắt đầu từ thời điểm này.[/size]