Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri (Ảnh: Xuân Hải)
Cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
Cử tri Lê Thị Thanh Năm (Phường Phan Chu Trinh) kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành kiểm soát thông tin trên mạng xã hội, blog, vì hiện nay đang có nhiều thông tin xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo, vu cáo Đảng làm mất đoàn kết, kích động nhân dân biểu tình gây mất trật tự xã hội, gây hiểu nhầm trong dư luận.
"Để chống lại thủ đoạn này thì Đảng, Nhà nước cần làm tốt công tác chủ động kiểm soát thông tin, cung cấp thông tin chính thống; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước với mạng xã hội cá nhân, blog, khắc phục sơ hở trong công tác quản lý báo chí, in ấn xuất bản trái pháp luật" - bà Năm đề nghị.
Bà Năm cũng cho rằng, cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Trao đổi về kỳ họp thứ 9 vừa, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước như thông qua dự án càng hàng không quốc tế Long Thành; giám sát tình hình oan sai, oan sai tuy không nhiều nhưng nghiêm trọng; Việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với ĐB Châu Thị Thu Nga làm rất kịp thời, đúng pháp luật.
"Một nhiệm kỳ mà có 2 vị nữ ĐBQH là doanh nhân bị bãi nhiễm cho chúng ta bài học rất lớn để nhiệm kỳ tới lựa chọn nhân sự cho tốt hơn"-Tổng Bí thư nhấn mạnh.
[size]
Ra nhiều luật nhưng không áp dụng được thì chẳng có ý nghĩa
Cử tri Nguyễn Đức Cử (Phường Hàng Đào) đánh giá cao kết quả kỳ họp, tuy nhiên để luật đi vào cuộc sống cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật. Theo ông Cử, thực tế thời gian qua, các cấp các ngành đã quan tâm nhưng việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở nông thôn còn hạn chế, nhiều khi vi phạm mà không biết mình vi phạm pháp luật. Vì thế cần lựa chọn luật để có đối tượng tuyên truyền cho phù hợp.
Theo ông Cử: Quốc hội đã có kênh truyền hình, do đó cần mở mục tuyên truyền phổ biến pháp luật, trả lời các câu hỏi của cử tri. Đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét mô hình tuyền truyền phổ biến pháp luật thế nào cho phù hợp. Ngay từ lúc xây dựng Luật, Chính phủ cần xây dựng các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn để khi luật được Quốc hội thông qua thì có thể hướng dẫn thực hiện được ngay.
Theo cử tri Lâm Quang Lộc (Phường Hàng Mã) cho rằng tại kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã nói lên bức xúc của cử tri, có trí tuệ, có tính chiến đấu, nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn luật vẫn chậm. vì thế đề nghị Quốc cần hướng dẫn kiểm tra đôn đốc để luật sớm đi vào cuộc sống.
Về vấn đề này, Tổng Bí thư cho biết: Sắp tới cần tiếp tục quan tâm hơn nữa để chỉ đạo giám sát để đưa luật vào cuộc sống. "Đã có luật, nghị quyết thì phải triển khai đưa luật vào cuộc sống, cần giáo dục tuyên truyền, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nói nôm na là hiện chúng ta còn mù luật nhiều lắm, vì luật đọc khó hiểu, khô khan, nhiều nội dung nên không phải ai cũng hiểu. Ra nhiều luật nhưng luật không vào cuộc sống thì chẳng có ý nghĩa gì. Ví dụ xử phải đúng luật, bắt người cũng phải đúng luật. Nên cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật"-Tổng Bí thư nhấn mạnh.[/size]
Ngày 18.7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên trong đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
Cử tri Lê Thị Thanh Năm (Phường Phan Chu Trinh) kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành kiểm soát thông tin trên mạng xã hội, blog, vì hiện nay đang có nhiều thông tin xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo, vu cáo Đảng làm mất đoàn kết, kích động nhân dân biểu tình gây mất trật tự xã hội, gây hiểu nhầm trong dư luận.
"Để chống lại thủ đoạn này thì Đảng, Nhà nước cần làm tốt công tác chủ động kiểm soát thông tin, cung cấp thông tin chính thống; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước với mạng xã hội cá nhân, blog, khắc phục sơ hở trong công tác quản lý báo chí, in ấn xuất bản trái pháp luật" - bà Năm đề nghị.
Bà Năm cũng cho rằng, cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Trao đổi về kỳ họp thứ 9 vừa, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước như thông qua dự án càng hàng không quốc tế Long Thành; giám sát tình hình oan sai, oan sai tuy không nhiều nhưng nghiêm trọng; Việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với ĐB Châu Thị Thu Nga làm rất kịp thời, đúng pháp luật.
"Một nhiệm kỳ mà có 2 vị nữ ĐBQH là doanh nhân bị bãi nhiễm cho chúng ta bài học rất lớn để nhiệm kỳ tới lựa chọn nhân sự cho tốt hơn"-Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cử tri Lê Kiên Giang, quận Hoàn Kiếm phát biểu ý kiến (Ảnh: Xuân Hải) |
Ra nhiều luật nhưng không áp dụng được thì chẳng có ý nghĩa
Cử tri Nguyễn Đức Cử (Phường Hàng Đào) đánh giá cao kết quả kỳ họp, tuy nhiên để luật đi vào cuộc sống cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật. Theo ông Cử, thực tế thời gian qua, các cấp các ngành đã quan tâm nhưng việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở nông thôn còn hạn chế, nhiều khi vi phạm mà không biết mình vi phạm pháp luật. Vì thế cần lựa chọn luật để có đối tượng tuyên truyền cho phù hợp.
Theo ông Cử: Quốc hội đã có kênh truyền hình, do đó cần mở mục tuyên truyền phổ biến pháp luật, trả lời các câu hỏi của cử tri. Đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét mô hình tuyền truyền phổ biến pháp luật thế nào cho phù hợp. Ngay từ lúc xây dựng Luật, Chính phủ cần xây dựng các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn để khi luật được Quốc hội thông qua thì có thể hướng dẫn thực hiện được ngay.
Theo cử tri Lâm Quang Lộc (Phường Hàng Mã) cho rằng tại kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã nói lên bức xúc của cử tri, có trí tuệ, có tính chiến đấu, nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn luật vẫn chậm. vì thế đề nghị Quốc cần hướng dẫn kiểm tra đôn đốc để luật sớm đi vào cuộc sống.
Về vấn đề này, Tổng Bí thư cho biết: Sắp tới cần tiếp tục quan tâm hơn nữa để chỉ đạo giám sát để đưa luật vào cuộc sống. "Đã có luật, nghị quyết thì phải triển khai đưa luật vào cuộc sống, cần giáo dục tuyên truyền, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nói nôm na là hiện chúng ta còn mù luật nhiều lắm, vì luật đọc khó hiểu, khô khan, nhiều nội dung nên không phải ai cũng hiểu. Ra nhiều luật nhưng luật không vào cuộc sống thì chẳng có ý nghĩa gì. Ví dụ xử phải đúng luật, bắt người cũng phải đúng luật. Nên cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật"-Tổng Bí thư nhấn mạnh.[/size]