Những ngày này, trong khi khắp nơi tưng bừng mừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Tài (73 tuổi, xóm 17, xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An), lại rưng rưng niềm xúc động, lẫn tự hào vì hai lần được nhận Huy hiệu cao quý của Bác Hồ.
Trong căn nhà nhỏ nằm ở cuối làng, ông Tài sống cô quạnh trong cái tuổi đã về già. Ông bảo vợ đột ngột ra đi cách đây mấy năm, còn các con đứa thì có gia đình ở riêng, đứa đi làm ăn xa, thành ra ông cứ thui thủi một mình.
Vừa om ấm chè xanh đang nóng hổi, thấy có khách tới thăm ông Tài mừng lắm. Tuy nhiên, thấy người lạ, ông cũng quan sát một hồi lâu. Rồi sau khi nghe chúng tôi giới thiệu, ông mới vội vàng mời khách vào nhà trò chuyện.
Đưa ánh mắt nhìn ra khoảng không phía trước, ông nhớ lại những kỷ niệm về những năm tháng tham gia bộ đội không thể nào quên được.
Ông cho biết, tháng 5/1965, ông tham gia thanh niên xung phong và được cho đi học lái ca nô tại tỉnh Hải Dương để về phá bom mìn, mở luồng trên sông chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân (1968). Lúc đó ông ở Ban Khai thác luồng lạch 66 (KTLL) thuộc Cục Vận tải Đường sắt.
Kết thúc khóa học ông đạt loại giỏi. Ông là một trong số những chiến sỹ được cấp trên giao nhiệm vụ nằm trong đội cảm tử quân, lái ca nô đi phá bom mìn ở khu vực sông Bùng (huyện Diễn Châu), Cầu Cấm (huyện Nghi Lộc) và nhiều luồng lạch khác để mở tuyến cho quân và dân ta tiến vào miền Nam.
Những lần phá bom mìn trên sông, ông vẫn nhớ như in: “Lúc đó những vị trí trọng yếu như sông Bùng, Cầu Cấm - là nơi mà quân địch rải rất nhiều bom đạn để ngăn chặn sự chi viện của quân ta vào miền Nam. Tôi và đồng đội phải dùng ca nô lao trên bom để mở luồng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với quyết tâm góp sức nhỏ bé của mình tạo tiền đề để đất nước giải phóng, tôi và các đồng đội đâu nề hà gì khó khăn, hiểm nguy”.
Và trong số 11 lần đi mở đường cảm tử ấy, ông đã bị bom nổ chậm hất văng lên bờ rồi chìm dưới nước thì nhiều vô kể. Trong những lần đó, có một lần ông bị thương nặng gãy xương sườn, đứt cánh tay phải... Ông phải điều trị mất 5 tháng để nối lại cánh tay bị đứt lìa. Nguy hiểm luôn rình rập khi đi phá bom, có những lúc tưởng chừng như cái chết đã cận kề, nhưng bản lĩnh kiên cường của người lính cụ Hồ, ông dần bình phục trở lại.
Với những thành tích trong việc phá bom, mở luồng lạch trên sông mở đường cho quân ta chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 15/5/1969, ông được cấp trên cho ra Hà Nội báo công với Bác Hồ.
“Nhận được tin từ cấp trên khi được đi báo công với Bác, tôi vui sướng vô cùng. Đêm hôm đó không tài nào chợp mắt được, chỉ mong trời sáng nhanh để được đi gặp Bác và báo công với Bác”, ông Tài bùi ngùi xúc động nhớ lại.
Hồi hộp được ra Hà Nội để báo công với Bác. Tuy nhiên khi ông và mọi người đang có mặt ở Phủ Chủ tịch nơi Bác đang nghỉ ngơi, thì nhận được thông tin từ người cảnh vệ báo lại: “Hôm nay sức khỏe Bác không tốt nên hẹn các cháu lần sau” - ông Tài tiếc nuối kể lại.
Dù không được gặp Bác, nhưng một năm sau đó (năm 1968), ông Tài vinh dự được Bác tặng “Huy hiệu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và “Huy hiệu Quyết thắng trận đầu 5/8” do Bác Hồ gửi về đơn vị của ông. Đó là những phần thưởng khích lệ, động viên tinh thần hết sức to lớn đối với ông.
Những phần thưởng đó đối với ông hết sức thiêng liêng và cao quý, nên được ông đã giữ rất cẩn thận cho tới hôm nay xem đó như là một kỷ vật của cuộc đời.
Trở về địa phương dù sức khỏe đã giảm sút đi nhiều, nhưng với ý chí đã được tôi luyện nhiều năm qua, ông không ngại việc gì, hằng ngày gia tăng sản xuất cùng vợ để nuôi các con khôn lớn thành người. Dù ở vị trí nào, nhưng trong lòng ông vẫn luôn rạng ngời niềm tự hào, không thôi nghĩ về Bác.
Đến nay đã 45 năm tuổi Đảng, sức khỏe của ông đã yếu đi nhiều, nhưng mỗi khi nhắc về Bác Hồ, về những tấm Huy hiệu của Người, ánh mắt ông lại rạng ngời niềm tự hào và vui sướng lẫn sự xúc động
Đối với ông được nhận những phần thưởng cao quý đó của Bác Hồ là nguồn động lực lớn lao để ông sống lạc quan, yêu đời khi cái tuổi đã xế chiều./.
Trong căn nhà nhỏ nằm ở cuối làng, ông Tài sống cô quạnh trong cái tuổi đã về già. Ông bảo vợ đột ngột ra đi cách đây mấy năm, còn các con đứa thì có gia đình ở riêng, đứa đi làm ăn xa, thành ra ông cứ thui thủi một mình.
Vừa om ấm chè xanh đang nóng hổi, thấy có khách tới thăm ông Tài mừng lắm. Tuy nhiên, thấy người lạ, ông cũng quan sát một hồi lâu. Rồi sau khi nghe chúng tôi giới thiệu, ông mới vội vàng mời khách vào nhà trò chuyện.
Đưa ánh mắt nhìn ra khoảng không phía trước, ông nhớ lại những kỷ niệm về những năm tháng tham gia bộ đội không thể nào quên được.
Ông cho biết, tháng 5/1965, ông tham gia thanh niên xung phong và được cho đi học lái ca nô tại tỉnh Hải Dương để về phá bom mìn, mở luồng trên sông chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân (1968). Lúc đó ông ở Ban Khai thác luồng lạch 66 (KTLL) thuộc Cục Vận tải Đường sắt.
Kết thúc khóa học ông đạt loại giỏi. Ông là một trong số những chiến sỹ được cấp trên giao nhiệm vụ nằm trong đội cảm tử quân, lái ca nô đi phá bom mìn ở khu vực sông Bùng (huyện Diễn Châu), Cầu Cấm (huyện Nghi Lộc) và nhiều luồng lạch khác để mở tuyến cho quân và dân ta tiến vào miền Nam.
Những lần phá bom mìn trên sông, ông vẫn nhớ như in: “Lúc đó những vị trí trọng yếu như sông Bùng, Cầu Cấm - là nơi mà quân địch rải rất nhiều bom đạn để ngăn chặn sự chi viện của quân ta vào miền Nam. Tôi và đồng đội phải dùng ca nô lao trên bom để mở luồng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với quyết tâm góp sức nhỏ bé của mình tạo tiền đề để đất nước giải phóng, tôi và các đồng đội đâu nề hà gì khó khăn, hiểm nguy”.
Và trong số 11 lần đi mở đường cảm tử ấy, ông đã bị bom nổ chậm hất văng lên bờ rồi chìm dưới nước thì nhiều vô kể. Trong những lần đó, có một lần ông bị thương nặng gãy xương sườn, đứt cánh tay phải... Ông phải điều trị mất 5 tháng để nối lại cánh tay bị đứt lìa. Nguy hiểm luôn rình rập khi đi phá bom, có những lúc tưởng chừng như cái chết đã cận kề, nhưng bản lĩnh kiên cường của người lính cụ Hồ, ông dần bình phục trở lại.
Với những thành tích trong việc phá bom, mở luồng lạch trên sông mở đường cho quân ta chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 15/5/1969, ông được cấp trên cho ra Hà Nội báo công với Bác Hồ.
“Nhận được tin từ cấp trên khi được đi báo công với Bác, tôi vui sướng vô cùng. Đêm hôm đó không tài nào chợp mắt được, chỉ mong trời sáng nhanh để được đi gặp Bác và báo công với Bác”, ông Tài bùi ngùi xúc động nhớ lại.
Hồi hộp được ra Hà Nội để báo công với Bác. Tuy nhiên khi ông và mọi người đang có mặt ở Phủ Chủ tịch nơi Bác đang nghỉ ngơi, thì nhận được thông tin từ người cảnh vệ báo lại: “Hôm nay sức khỏe Bác không tốt nên hẹn các cháu lần sau” - ông Tài tiếc nuối kể lại.
Dù không được gặp Bác, nhưng một năm sau đó (năm 1968), ông Tài vinh dự được Bác tặng “Huy hiệu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và “Huy hiệu Quyết thắng trận đầu 5/8” do Bác Hồ gửi về đơn vị của ông. Đó là những phần thưởng khích lệ, động viên tinh thần hết sức to lớn đối với ông.
Những phần thưởng đó đối với ông hết sức thiêng liêng và cao quý, nên được ông đã giữ rất cẩn thận cho tới hôm nay xem đó như là một kỷ vật của cuộc đời.
Trở về địa phương dù sức khỏe đã giảm sút đi nhiều, nhưng với ý chí đã được tôi luyện nhiều năm qua, ông không ngại việc gì, hằng ngày gia tăng sản xuất cùng vợ để nuôi các con khôn lớn thành người. Dù ở vị trí nào, nhưng trong lòng ông vẫn luôn rạng ngời niềm tự hào, không thôi nghĩ về Bác.
Đến nay đã 45 năm tuổi Đảng, sức khỏe của ông đã yếu đi nhiều, nhưng mỗi khi nhắc về Bác Hồ, về những tấm Huy hiệu của Người, ánh mắt ông lại rạng ngời niềm tự hào và vui sướng lẫn sự xúc động
Đối với ông được nhận những phần thưởng cao quý đó của Bác Hồ là nguồn động lực lớn lao để ông sống lạc quan, yêu đời khi cái tuổi đã xế chiều./.
CTV Đăng Quang/