Gió mùa hè
Phong là bạn cùng trường, đồng thời là hàng xóm cách nhà tôi năm căn. Tụi tôi quen biết nhau từ nhỏ, theo như sách vẫn hay dành một cái tên mỹ miều để gọi: bạn nối khố. Bên cạnh chuỗi ngày lớn lên của tôi đều có sự xuất hiện của hắn: những phi vụ như hái trộm trái cây nhà ông Tư, chọc quý báu thay nhà cô Sáu, trốn gia đình để đi giựt cô hồn vào tháng bảy âm lịch... tất cả không hề sót phần.
Ba tôi hay bảo “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, theo như ý ông thì Phong còn đen hơn cả con quý báu thay Phú Quốc thuần chủng nhà cô Sáu, một mực khăng khăng “thằng hàng xóm kia dạy hư con gái mình”.
Cô Út – mẹ Phong cũng có quan điểm tương tự, chỉ khác một chỗ là đổi vị trí. Bà và ba tôi hay phát sinh những trận cãi nhau nảy lửa, mà đối tượng bị lôi vào nhiều nhất là hai đứa tôi. Nếu phụ huynh nhà tôi bảo Phong đen hơn quý báu thay mực, thì phụ huynh nhà kia cũng không chịu lép vế mà gân cổ lên rằng “con gái không ra con gái, học theo cái tánh chơi bời của tụi con trai”.
Cuộc chiến cứ vậy không hồi kết, kéo dài mười bốn năm.
Chương 01
“Hạ có thích nhạc không lời không?”
Phong dứt lời, cổ họng khẽ ngân nga giai điệu lạ lẫm, dường như là một bài nhạc buồn. Hắn nheo mắt nhìn ra cửa sổ, vui vẻ ngắm những tia nắng đang cố len lỏi qua tán lá và lớp kính thủy tinh dày, cuối cùng đậu xuống trên góc bàn.
Tôi trong bộ dạng uể oải, lười nhác nhìn quyển Sử Ký trước mặt, sau đó lại học theo người kia đảo mắt ngắm hoàng hôn qua cửa sổ. Thật lòng mà nói thì cảnh tượng này cũng không có gì đẹp, chẳng qua bản thân cần một góc nhìn khác để tránh buồn ngủ bởi quyển Sử Ký này quả thật chẳng khác gì một liều thuốc mê, tiện thể trả lời câu hỏi vừa rồi:
“Không. Nhạc không có lời thì hào hứng chết!”
Miệng Phong “Ồ” lên một tiếng, lấy tay gãi cằm rồi nhìn tôi như nhìn sinh vật lạ. Mà cái tính tôi thì không thích người khác cứ chăm chăm ngó nghiêng mình nên hơi nhíu đ/c, tay gõ ba cái liên tục xuống bàn:
“Làm sao?”
“Tại sao nhạc không lời lại hào hứng?” Phong trưng ra vẻ mặt thắc mắc.
“Quan điểm mỗi người.”
Đây là lần thứ một trăm hai mươi mấy bản thân dành hết sự kiên nhẫn để trả lời vấn đề này. Nếu người hỏi là ai đó không phải tên trước mặt, tôi hẳn đã ném cho hắn hai chữ “dở hơi” rồi hẹn không bao giờ gặp lại.
Nhưng đó lại là Phong.
Phong là bạn cùng trường, đồng thời là hàng xóm cách nhà tôi vài căn. Tụi tôi quen biết nhau từ nhỏ, theo như sách vẫn hay dành một cái tên mỹ miều để gọi: bạn nối khố. Hai đứa khá thân bởi cái tính nghịch ngợm dường như hợp cạ nhau. Bên cạnh chuỗi ngày lớn lên của tôi đều có sự xuất hiện của hắn: những phi vụ như hái trộm trái cây nhà ông Tư, chọc quý báu thay nhà cô Sáu, trốn gia đình để đi giựt cô hồn vào tháng Bảy âm lịch... tất cả không hề sót phần.
Tuy vậy, mối quan hệ giữa bậc phụ huynh hai nhà lại giống như quý báu thay với mèo, hoàn toàn tỉ lệ nghịch với sự khắng khít của tụi tôi.
Ba tôi hay bảo “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, theo như ý ông thì Phong còn đen hơn cả con quý báu thay Phú Quốc thuần chủng nhà cô Sáu, một mực khăng khăng “Thằng hàng xóm kia dạy hư con gái mình”.
Cô Út – mẹ Phong cũng có quan điểm tương tự, chỉ khác một chỗ là đổi vị trí. Bà và ba tôi hay phát sinh những trận cãi nhau nảy lửa, mà đối tượng bị lôi vào nhiều nhất là hai đứa tôi. Nếu phụ huynh nhà tôi bảo Phong đen hơn quý báu thay mực, thì phụ huynh nhà kia cũng không chịu lép vế mà gân cổ lên rằng “Con gái không ra con gái, học theo cái tánh chơi bời của tụi con trai”.
Cuộc chiến cứ vậy không hồi kết, kéo dài mười bốn năm.
Tôi và Phong hiện tại đều mười chín tuổi, không còn là hai đứa nhóc bày trò phá làng phá xóm ngày trước nữa. Mối quan hệ giữa tụi tôi không suy chuyển và hiềm khích giữa phụ huynh hai nhà cũng không có dấu hiệu hạ nhiệt. Thậm chí ba tôi khi biết con mình thi đậu chung trường đại học với thằng “đen hơn quý báu thay mực” kia; ông nằng nặc một hai đòi chuyển học bạ; báo hại tôi phải năn nỉ, giọt ngắn giọt dài mới dàn xếp êm xuôi.
Bởi vì hai nhà không chấp nhận qua lại với hàng xóm láng giềng, cho nên tụi tôi chỉ có thể gặp mặt và trao đổi trong trường, không thì qua internet. Tôi đi học bằng xe bus, Phong thì có xe đạp. Mỗi buổi sáng, cứ len lén ra khỏi đầu hẻm là tôi phóng lên yên sau xe hắn, quá giang một mạch đến trường. Tan học cũng vậy. Trừ những khi lịch học hai đứa khác buổi, tôi mới bất đắc dĩ phải mất ba nghìn tiền xe mỗi lượt.
Mọi chuyện cứ thế êm đềm, cho đến một tháng trước.
Đột nhiên, Phong giở chứng không chở tôi nữa, thay vào đó là đi bus.
Ban đầu tôi còn thắc mắc vì sao hắn lại như vậy, nhưng tên hàng xóm chết bầm kia lắc đầu không nói. Dần dà, tôi xem điều đó thành thói quen, không thèm tò mò nữa. Cũng từ dạo ấy, câu hỏi về bài nhạc không lời kia ngày nào cũng xuất phát từ miệng hắn đều như vắt chanh.
“Gần đây ông ăn trúng cái gì à? Miệng cứ nói những câu vớ vẩn thế?” Tôi gấp lại quyển Sử Ký, đặt lên kệ sách thư viện trường, chuẩn bị rời khỏi.
“Tôi nói cho Hạ biết thì câu trả lời có thay đổi không?” Phong nheo mắt, nở nụ cười như mấy thanh niên đểu trong phim Hàn.
“Hỏi thừa!”
“Ây da, rõ ràng là Hạ không thích, nhưng lại đi nói dối với anh Nhân bên câu lạc bộ piano...”
Lời nói của Phong bị kẹt lại nơi cổ họng khi nhận lấy cái trừng mắt từ tôi.
Thằng quỷ này, vậy mà hắn biết...
“Bí mật!" Tôi rít qua kẽ răng.
“Okay! Okay!” Nụ cười của Phong càng lúc càng rộng, nét đểu cũng theo đó mà tăng lên. “Bí mật của Hạ dĩ nhiên tôi sẽ giữ kín, nhưng bản thân là một người hâm mộ nhạc không lời chân chính, cực kỳ không thích những thành phần mạo danh thế này, nhất là với lý do tình yêu tình báo.”
“Cộng đồng người yêu nhạc không lời sẽ tuyên dương tinh thần ông.” Tôi thấp giọng khinh bỉ.
Không biết Phong có nhận ra ý tứ trong câu nói của tôi không mà cười rất tươi, sắc mặt cũng chẳng thay đổi mà nói:
“Cảm ơn, nhưng sao Hạ lại phải nói dối? Không thích thì cứ nói là không thích thôi.”
“Khi nào ông thích một người, tự dưng ông sẽ hiểu. Sở thích, mục tiêu, lý tưởng... tất tần tật ông đều muốn có điểm chung với họ.” Tôi hùng hồn giải thích, cảm thấy đáng thương cho thằng bạn khi gần hai mươi tuổi đầu mà vẫn chưa nếm trải qua rung động đầu đời. Lớp trưởng lớp tôi từng nói, đây chính là bất hạnh của thời sinh viên.
Sau khi nghe tôi thuyết giảng, Phong dường như không đồng tình cho lắm. Hắn chau đ/c, mắt hết đảo lên trần rồi lại ngó xuống đất cứ vậy gần mười lần.
“Tập thể dục cho mắt à?” Tôi xì một tiếng, tặc lưỡi.
“Tôi đang suy nghĩ xem nên đặt hệ quy chiếu ở đâu để có thể đừng chung tần số về nhân sinh quan với Hạ. Thích một người mà phải gò bó bản thân, ép mình trở thành một ai khác như vậy thì thật là cực khổ.” Phong nói một cách nghiêm túc, ánh mắt cũng cực kỳ cẩn thận như thể hắn đang thật sự tìm hệ quy chiếu để góc nhìn không cùng tần số với người trước mặt.
Tôi biết đây là một câu móc mỉa, bởi vì cuộc đời từ nhỏ đến lớn đã bị tên hàng xóm này làm cho muối mặt hơn chín chín tám mốt lần, da mặt bây giờ có thể so với mặt đường về độ chai lì, vậy nên cũng không chấp hắn làm gì. Chỉ là có một chuyện nãy giờ khiến bản thân thắc mắc không thôi, nhưng lại chưa mở miệng hỏi.
Chuyện tôi thích anh Nhân bên câu lạc bộ piano, tại sao hắn lại biết?
Anh Nhân là đàn anh học trên tụi tôi một khóa, chuyên ngành Công nghệ thông tin nhưng lại có tâm hồn của một nghệ sĩ. Anh thích piano và sáo trúc, đồng thời là trưởng câu lạc bộ piano của trường. Ngoại hình anh tuy không quá nổi bật, nhưng được cái tài năng và ăn nói có duyên lấn át vẻ ngoài. Bởi vậy, những thiếu nữ có trái tim mong manh nhưng không dễ vỡ như tôi nhanh chóng bị lay động. Lúc nhìn thấy anh đứng trên bục trong lễ khai giảng cùng màn trình diễn piano đỉnh cao, tim tôi tựa như sợi dây đàn tĩnh lặng bỗng bị khảy nhẹ một phát, dao động liên hồi.
Giây phút đó, tôi biết mình nhất định phải tham gia câu lạc bộ piano.
Tuy mù tịt về bộ môn mang cái tên mỹ miều “dương cầm” này, nhưng để có thể tìm được một chủ đề nhằm bắt chuyện với trưởng câu lạc bộ - tức anh, tôi bèn khai man rằng mình là một người có niềm đam mê bất tận với nhạc không lời, dù sự thật ngoài Mozart và Beethoven ra thì bản thân không biết thêm một ai. Bằng một giọng hết sức hùng hồn và vẻ mặt đầy chân thành khi nhắc đến “Bản giao hưởng định mệnh” (không biết là Mozart hay Beethoven viết ra bài này), anh Nhân tin lời tôi răm rắp. Thậm chí nhiều lúc tôi còn ảo tưởng rằng mình thật sự là một tín đồ của thể loại nhạc hào hứng ngắt đó khi cứ lặp đi lặp lại câu nói dối một cách ngày qua ngày.
Nhiều người nói dối dễ bị phát hiện, riêng tôi thì không. Trong suốt quãng đời ấu thơ của mình, số lần dối cha gạt mẹ có thể nói là nhiều như cơm bữa. Thật ra tôi không muốn nói dối, nhưng kẻ đồng phạm thủy chung luôn rót vào bên tai những câu ngọt như mía lùi: “Chuyện không quan trọng, không sao đâu”, “Một lần này nữa thôi” hay đại loại như “Khi tụi mình lớn lên, tự dưng sẽ hết nói dối”.
Kẻ đồng phạm đó là ai, tin chắc mọi người cũng biết rồi.
Ngặt nỗi, lúc đó tôi cũng tin hắn răm rắp như cách anh Nhân tin tôi vậy. Sau này mới biết đúng là càng lớn, người ta càng ít nói dối hơn, mà một khi nói dối chuyện nào thì chuyện đó đều mang tính chất nghiêm trọng.
Tôi nhìn lại thế sự, cảm thấy an ủi phần nào vì chí ít bản thân chỉ nói dối với mục đích bé tí tẹo, gói gọn trong một con người.
Lại nhắc đến anh Nhân, chuyện tôi nói dối rằng mình yêu nhạc không lời sâu sắc, chẳng biết vì sao truyền đến tai Phong. Bản thân tôi dám chắc khi nói ra điều đó, cửa phòng đều đã đóng kín, cũng không có ai xung quanh nghe trộm. Ban đầu, tôi nghĩ chẳng lẽ anh Nhân tiết lộ chuyện này, nhưng ngẫm lại lại thấy vô lý, vì anh Nhân đâu có quen biết Phong.
Tôi ôm sự thắc mắc kia từ trường về nhà, sau đó quên béng đi bởi cuộc chiến trường kỳ thời sinh viên mang tên “deadline”, mà tổng chỉ huy mỗi trận là những giảng viên dày dặn kinh nghiệm khoác lên mình bộ giáp vô hình. Thời cấp ba, thầy chủ nhiệm vẫn hay nói với lớp “Lên đại học nhàn lắm, muốn học thì học, không ai quản”.
Đến khi tôi bước chân vào cánh cửa đại học thực sự mới biết, những gì thầy nói chỉ là nửa vế đầu. Nửa vế sau chính là để đám sinh viên chúng tôi tự trải nghiệm.
Cấp ba, khi đó chưa có khái niệm của hai từ “nợ môn” và “học lại”, tôi cũng chưa mường tượng được việc lệ phí thi và học lại bào mòn kinh tế mình như thế nào.
Chương 02
Dù đã năm lần bảy lượt tra hỏi, nhưng Phong vẫn không chịu tiết lộ vì sao hắn biết việc tôi nói dối anh Nhân. Mà chuyện đó xét ra cũng không có gì to tát, nếu hắn không dùng nó để đe dọa người bạn nối khố đã cùng “vào sinh ra tử” thời thơ ấu của mình.
“Anh Nhân mà biết thì sao ta?” Phong tặc lưỡi lắc đầu, vẻ mặt như rất hào hứng muốn nhìn thấy thái độ của anh Nhân khi biết chuyện này.
Lớn lên cùng nhau, tôi thừa hiểu tính nết và biết Phong muốn ám chỉ điều gì. Với nhân cách đạo đức xứng đáng bị quăng ra chuồng làm thức ăn cho gà của hắn, cách bịt miệng duy nhất chính là hối lộ - một chiêu không bao giờ lỗi thời dù đã sang thế kỷ 21, chưa kể lớp áo đoan trang khoác lên mình hai chữ kia ngày một tinh vi và khó nhận dạng. Quà biếu, chút lòng thành... tôi coi mấy phim tâm lý của Đài Loan, mấy ông hay gọi bằng những tên bùi tai, đại loại vậy.
Tôi thẳng thắn đi vào vấn đề:
“Ông muốn sao?”
“Tôi muốn tham gia vào câu lạc bộ piano.” Phong trưng ra vẻ mặt ngây thơ nhìn tôi, như thể cái người đe dọa trước đó không phải hắn mà là kẻ khác.
“Chỉ vậy thôi?” Tôi nhíu đ/c xác nhận, thậm chí nếu cần cũng có thể bật chế độ ghi âm, phòng trường hợp tên trước mặt giở quẻ.
Phong gật đầu liên tục ba lần, chớp chớp đôi mắt trời sinh không đều. Người ta hoặc là hai mí, hoặc là một mí; riêng Phong thì một bên hai mí, bên còn lại một mí, miễn cưỡng thì cũng có thể xem như là mí lót. Tôi hay vịn vào điều này chọc hắn, nhưng hắn thì cười tự hào rằng người có dáng mắt này thuộc hàng ăn nói điềm đạm, sống giàu tình cảm các kiểu. Tôi thì chưa thấy thằng bạn nào giàu tình cảm đến mức đe dọa bạn thời thơ ấu của mình như vậy.
“Tôi biết mắt mình đẹp. Nhưng mà chuyện vừa rồi có được không?” Phong thấy tôi im lặng nhìn, bèn hỏi lại.
Tôi đập tay xuống bàn một cái rầm, trừng mắt nhìn hắn. Thật ra không phải vì tức giận, mà là vì quá đỗi vui mừng.
“Tưởng gì! Cái đó dư sức!”
Nói thì nói vậy, thật ra câu lạc bộ piano đã đủ thành viên tham gia rồi. Nhưng biết làm sao được! Tôi mà không nhận lời thì anh Nhân sẽ biết tỏng sự thật, trong khi đó tụi tôi biết nhau chỉ mới hơn ba tháng thôi.
Bằng cách vẽ ra câu chuyện lâm li bi đát về cậu bạn hàng xóm ham học hỏi piano nhưng không có điều kiện, thêm mắm dặm muối nhiều đến mức có thể suy thận khi biết được sự thật, anh Nhân cuối cùng cũng ngoại lệ cho “chàng hàng xóm bất hạnh” kia gia nhập câu lạc bộ.
Tôi báo tin mừng cho Phong nghe khi cả hai đang trên bus về nhà, không quên nhắc nhở:
“Hết nợ nha?”
“Dĩ nhiên! Tôi là người giữ chữ tín.” Hắn híp mắt, cổ họng lại ngân nga giai điệu bài hát hôm trước, cho thấy tâm trạng đang rất tốt.
Tôi không thích nhạc không lời, thể loại mà tôi thích là những ca khúc của Hà Anh Tuấn hoặc Lê Hiếu. Lời nhạc ý nghĩa sâu sắc, giai điệu đi vào lòng người. Một bài hát hoàn hảo phải bao gồm sự kết hợp của nhạc và lời. Cho nên, thể loại mà Phong ưa thích không phải gu của tôi.
Nhưng mà giai điệu Phong đang ngân nga, tôi có thể lặp lại một cách thuộc lòng bởi hắn đã khe khẽ giai điệu này ước chừng bảy bảy bốn chín lần có lẽ.
“Bài này tên gì?” Tôi thuận miệng hỏi, dù biết rằng khi nghe được cái tên rồi thì bản thân cũng sẽ chẳng gõ vào ô tìm kiếm trên thanh Google hay Youtube.
Phong lắc nhẹ đầu, cổ họng vẫn ngân nga.
Tôi “xì” lên một tiếng, bĩu môi:
“Có cái tên thôi mà, giấu như giấu vàng vậy!”
“Không phải tôi giấu tên.” Hắn ngừng rên rỉ giai điệu kia, mở miệng đính chính. “Mà là bài hát này vẫn chưa đặt tên.”
“Đừng nói là ông tự nghĩ rồi tự ngân nga đó?” Tôi bán tính bán nghi dò hỏi.
Phong toét miệng cười, vẻ mặt hết sức tự hào:
“Bingo! Mười điểm.”
Thì ra mình có một người hàng xóm mang mầm mống nghệ sĩ mà không hay. - Tôi thầm nghĩ.
Xe bus dừng lại cách hẻm nhà chúng tôi khoảng 300 mét. Theo như kịch bản đã bàn thì tôi sẽ “về nhà” trước, sau đó mới tới Phong, hai đứa xê xích nhau khoảng mười phút.
Cô Út là người đầu tiên tôi gặp khi bước vào con hẻm. Trông thấy bà, tôi lễ phép cúi đầu chào, dù lòng thầm so sánh người trước mặt chẳng khác gì một hung thần ác sát. Bà vờ như không thấy cái bóng di động lù lù trước mặt, một chút phản ứng cũng chẳng có. Nếu gặp người khác, tôi sẽ thẳng thắn ném cho câu “bất lịch sự”, nhưng đó là mẹ Phong cho nên tôi không cảm thấy quá đáng chút nào. Việc bà ghét tôi như vậy, nguyên nhân phần lớn cũng là do sự phá phách lúc nhỏ của đứa “con gái không ra con gái” này.
Hơn nữa, dù gì cũng đã mười bốn năm, nhìn riết thành quen.
Xét ra thì hoàn cảnh cô Út cũng đáng thương. Nghe Phong nói, chồng bà (hắn chưa bao giờ nhận bản thân có ba) giở chứng mèo mả gà đồng trong lúc bà mang thai, sau đó bỏ đi biền biệt. Nhà chồng cũng bênh con ruột mà đuổi về nhà mẹ đẻ. Bà xấu hổ không dám về khóc với gia đình, thuê căn nhà trọ rồi tự mình bươn chải. Lúc bà sinh Phong cũng không có bất cứ ai bên cạnh. Hộ lý hỏi người thân đâu, bà chỉ lắc đầu rồi nói dối rằng chồng mình chết cách đây không lâu, cha mẹ ruột thì không còn.
Mà hẳn là trong tim mẹ Phong khi đó, người chồng kia thực sự đã chết. Chết ở trong lòng.
Tôi sợ cô Út là thật, nhưng cũng đồng thời thấy thương. Phận phụ nữ sinh ra đã khổ. Giữa mười hai bến nước, mệnh xấu làm sao vớ phải cái bến đục ngầu, khổ ơi là khổ!
Thương cảm cho cô Út vừa dứt, thì ba tôi lù lù xuất hiện trước cửa nhà.
“Thay đồ đi rồi ăn cơm!” Ông giục.
Tôi mười chín tuổi đầu, nhưng hầu như bếp núc đều do một tay ba tự đứng ra lo liệu. Không phải tôi lười, mà do ông cứ suốt ngày mắng nhiếc:
“đ/c làm không có cái nào là vừa ý tôi hết! Thôi đi lau nhà, rửa chén, giặt đồ hay chăm cây đi! Đừng có đụng vô bếp dùm tôi cái!”
Những lúc như vậy, nếu tôi còn đực mặt ra ở đó, ông sẽ cho tôi một đòn “Viên Lao Sơn Tam Thập Lục Kiếm”, chỉ khác mỗi việc thay kiếm bằng xẻng nấu ăn. Hết cách, tôi chỉ còn biết rửa chén, lau nhà, và giặt đồ.
Sở dĩ ba tôi khắt khe với nấu ăn như vậy, bởi vì ông là một đầu bếp, hơn nữa còn là bếp phó của một nhà hàng cỡ bự. Mà những người có tiêu chuẩn cao trong ăn uống, hoặc là tự thân vận động, hoặc là người đứng bếp phải giỏi ngang mình trở lên, bằng không thì khó nuốt vào miệng. Cho nên hầu hết những món tôi nấu đều là tự làm tự ăn.
Ba tôi rất thích món Việt. Ông nói bản thân ăn cơm từ nhỏ tới lớn với thịt kho, cá chiên, trứng luộc... quen vị rồi. Bây giờ có cho tiền rồi ép ông ăn bò lúc lắc hay mì Ý thì cũng đừng hòng, trừ khi tiền nhiều. Đó là lý do mâm cơm của hai cha con ngày nào cũng đều là những món thuần Việt, dù tôi đang thèm mì tương đen muốn chết.
“Muốn ăn thì tự mà làm!” Ông nói rồi gắp một đũa khổ qua xào cho vào miệng.
“Ngoài con ra thì còn ai ăn nữa đâu?” Tôi ấm ức với lấy miếng chả cá trong đĩa.
Thật sự thì tôi nói để cho ba vui. Ngoài tôi ra, dĩ nhiên vẫn còn một đồng bọn “có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia” cách nhà vài căn.
Tôi là một đứa lười, nhưng để giằng co trong cuộc chiến giữa lười và thèm ăn thì tôi chọn phe sau. Ăn là cái cơ bản thiết yếu nhất của con người. Lười cái gì cũng được, nhưng lười ăn và lười nấu ăn quả thật là một thiệt thòi lớn, nhất là đối với chị em phụ nữ. Tôi không biết chồng tương lai của mình sau này có kén ăn như ba không, có nuốt nổi món tôi làm hay không; nhưng ít ra bản thân cũng sẽ tự nuôi được miệng mình nếu chỉ có trong tay nửa lon gạo và vài quả trứng. Trứng luộc, trứng kho, trứng chiên, trứng nướng...
Quay trở lại vấn đề, tôi đang muốn làm mì tương đen.
Đây là một món ăn của xứ sở kim chi yêu cầu kỹ thuật không nhiều, rất thích hợp cho một con hậu đậu như tôi.
Sau một lượt xem hướng dẫn trên Youtube, sáng hôm sau tôi ra siêu thị gom hết những thứ đã lên danh sách từ trước đó, hì hục hơn một tiếng đồng hồ trong bếp.
Ba tôi len lén đứng ở sau lưng quan sát, chắc là ông lo sợ cho bao tử con rể tương lai của mình.
Tôi ngắm nhìn thành quả của mình là hai phần mì tương đen trước mặt, tay hí hoáy nhắn tin cho Phong:
“Tí nữa đừng ăn trưa nha! Vô trường tôi có cái này cho ông.”
Chương 03
Phong gắp vài sợi mì tương đen đưa lên ngang tầm mắt, nhìn chòng chọc rồi hỏi:
“Cái gì đây? Đen đen giống con giun thế?”
“Mì tương đen.” Tôi bỏ qua lời khiêu khích của hắn.
Phong gật nhẹ đầu, biểu cảm giống như lần đầu tiên nghe trên đời có loại mì sậm màu như vậy. Hắn toan cho một đũa vào miệng, sau đó nghĩ gì mà lại dừng giữa không trung.
“Ăn được không?”
Trước khi tôi rời khỏi nhà, ba tôi cũng hỏi câu tương tự vậy, hơn nữa còn cầu chúc sức khỏe cho người sắp trở thành chuột bạch của món mì mà theo như ông diễn tả là đen như kênh rạch bị ô nhiễm. Cho nên bản thân không lấy làm lạ hay khó chịu khi tên hàng xóm nhà bên hỏi câu này, còn gật đầu khẳng định rằng hắn hoàn toàn không chết, cùng lắm thì chỉ phát sinh vài phản ứng hóa học thôi.
Tôi nóng lòng chờ đợi nhận xét của Phong về món mì. Hắn thì dường như còn ngờ vực về trình độ bếp núc nghiệp dư nơi tôi nên vẫn dừng đũa, thắc mắc:
“Tưởng Hạ làm món này cho anh Nhân thay vì tôi chứ?”
“Chưa biết ngon dở nên không dám đưa.” Tôi cực kỳ thành thật trả lời câu này.
“Vậy là Hạ lấy tôi làm chuột bạch đúng không?” Hắn hạ đũa xuống hộp mì, đảo qua đảo lại như đang vọc đồ chơi.
“Ha ha ha...”
Đoán đúng rồi đó.
Phong nói bản thân có chút cảm động khi thấy tôi hy sinh hàng xóm vì tình yêu như vậy, bèn động lòng trắc ẩn mà nhúc nhích quai hàm, biểu cảm gương mặt cực kỳ bi tráng. Hắn cho một đũa mì vào miệng trước đôi mắt đầy chờ mong của tôi, tuân thủ quy tắc ăn chậm nhai kỹ, dù tôi cảm thấy hắn giống như sợ trong mì có xương cá hay sạn hơn.
“Sao sao? Được không? Ngon không?” Tôi dồn dập hỏi.
“Nếu tôi nói ngon thì bạn sẽ lại làm món này rồi đưa anh Nhân hả?”
“Dĩ nhiên!”
Tôi mong chờ sau câu hỏi trên, Phong sẽ gật đầu rồi nói rằng mình cũng có năng khiếu bếp núc giống ba. Sau đó bản thân sẽ sung sướng mà làm lại món này một lần nữa để thể hiện sự khéo léo, ghi điểm trước mặt anh Nhân.
Nhưng đời không như là mơ.
Phong hết lắc đầu lại tặc lưỡi, nhìn món mì tương đen bằng một vẻ hết sức cảm thông.
“Chân thành mà khuyên thì Hạ không nên để anh Nhân nếm thử. Thật lòng đó!” Dứt lời, hắn lại miễn cưỡng cho thêm một đũa mì vào họng.
“Dở lắm hả?” Tôi e dè hỏi, tuy bản thân đã nếm thử qua và thấy mùi vị cũng chưa đến nỗi nào.
“Hạ có thể không tin tôi.”
Dù biết thừa về trình độ nói dối bậc thầy của Phong, nhưng lần này tôi chọn tin tưởng bởi hắn chẳng có lợi lộc gì khi phải lừa gạt. Có thể Phong nể tình tình hàng xóm mười bốn năm mà cắn răng chịu đựng, cố gắng nuốt hết món mì tôi làm. Nhưng anh Nhân thì khác, dĩ nhiên là không thể để anh biết chuyện bản thân không có thiên phú trong việc bếp núc được.
“Hây, tôi bắt đầu có chung tần số suy nghĩ với ba rồi!” Tôi nói với giọng buồn rầu.
“Ừ hử?” Phong hơi nhướng đ/c, chờ đợi câu tiếp theo.
Tôi có một tật xấu vào những khi không vui ngày trước, chính là nếu có người mời gọi rằng hãy chia sẻ nỗi buồn với họ thì bản thân sẽ không ngần ngại mà kể ra tất tần tật như lũ tràn bờ đê. Thuở còn nhỏ, tôi vô cùng tin vào những lời cởi mở như thế này. Cho đến một ngày, khi trót tiết lộ bí mật cho một người bạn cùng lớp lúc trút bầu tâm sự bị bật mí và lan truyền với tốc độ chóng mặt, bản thân đã không còn dại dột như vậy thêm một lần nào nữa.
Người duy nhất khiến tôi có thể kể hết mọi thứ, đến bây giờ chỉ còn lại duy nhất một mình Phong.
Phong thuộc tuýp người nói dối như Cuội, hy sinh bạn bè chỉ vì chút hối lộ vặt vãnh và yêu bản thân đến mức ảo tưởng. Nhưng những chuyện tôi kể lúc buồn, hắn chưa từng tiết lộ với người thứ ba dù chỉ là một đứa con nít. Đây là một ưu điểm hiếm hoi còn sót lại trong con người tồn tại hàng ngàn khuyết điểm của hắn.
Vậy nên, tôi không cấm kỵ gì mà trải lòng mình.
“Ba tôi nói bếp là nơi giữ lửa gia đình, bếp mà lạnh thì gia đình toang hoang. Tôi thì lại không có duyên với xó bếp như vậy, thật là lo lắng cho tương lai.”
Phong “khụ” một cái, mím chặt miệng lại, nhưng tôi vẫn nhìn ra hắn đang nhịn cười vì bả vai hắn cứ run không ngừng.
“Mắc cười thì cười đi! Làm như ông chưa từng chọc quê tôi bao giờ ấy.”
Tôi chỉ nói cho có lệ, không ngờ hắn cười thật. Đã vậy còn cười rất to.
Đến khi cười no rồi, hắn mới bắt đầu mở miệng:
“Thật ra chú Tường nói vậy không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Thời đại 4.0 rồi, nam nữ bình đẳng. Ai nói chuyện bếp núc cứ phải giao cho phụ nữ làm?”
Tôi nghe câu này mà mắt sáng rỡ, cảm thấy nỗi buồn bay biến đâu mất, bèn thẳng lưng lên nghe tiếp hắn nói gì.
“Tổ ấm là cả hai bên xây dựng, nên chia sẻ những việc như thế này cho nhau. Ví dụ như tôi nè, sau này nếu vợ tôi không biết nấu ăn, tôi có thể đứng bếp. Cô ấy chỉ cần làm những công việc khác như đi chợ và rửa chén hoặc lau dọn nhà thôi.”
Bình thường, lời Phong nói như dùi đục chấm mắm cáy. Nhưng hôm nay thì khác, mỗi chữ nhả ra như ngọc như ngà, nghe đến đâu mát mặt đến đó. Dù không có mong muốn được làm vợ hắn, nhưng tôi cũng mong người chồng tương lai của mình được một phần suy nghĩ giống như vậy.
“Ông rất có tố chất trở thành người đàn ông của gia đình.” Tôi gật gù cảm thán.
“Còn phải nói!” Hắn vuốt cằm đầy tự hào. “Mấy câu đó tôi học được trên mạng cách đây vài ngày.”
“...”
Chung quy mà nói, kế hoạch “con đường ngắn nhất để đi đến trái tim người đàn ông là thông qua bao tử” của tôi chính thức phá sản. Tuy nhiên vẫn còn vớt vát lại được một ít an ủi khi Phong xử lý sạch sẽ món mì tương đen, theo như hắn nói là “phải cố gắng lắm mới ăn hết”.
Chỉ là hôm sau đó, tôi không thấy hắn đi học.
…
Từ lần thực hành mì tương đen, tôi không thiết tha gì với bếp núc nữa. Ba tôi thấy vậy lấy làm tò mò, một mực hỏi cho ra rốt cuộc hôm đó tôi làm tận hai phần ăn để cho ai.
“Thì con nói rồi đó! Cho bạn.” Tôi trưng ra bộ mặt không thể nào thành thật hơn.
Ba tôi lúc này đang loay hoay với món sườn xào chua ngọt, còn tôi thì phụ ông nhồi thịt vào khổ qua để nấu canh. Đây là món hai cha con đều thích. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, nhà tôi ăn canh khổ qua gần hai trăm ngày không biết ngán.
”tôi biết là bạn. Nhưng là trai hay gái? ” Ông dứt khoát không buông tha tôi.
“Chuyện đó thì có gì quan trọng đâu!”
Là trai hay gái thì cũng là người, cũng đều có khả năng nếm và nhận xét độ ngon dở mà. Sao ba tôi lại quan tâm đến giới tính người thưởng thức thế cơ chứ? Chẳng lẽ khẩu vị của nam giới sẽ nhạy hơn nữ giới?
Tôi suy nghĩ chỉ tới nước đó, nhưng ba tôi lại vượt xa cả những gì tưởng tượng. Ông quay phắt sang nhìn tôi, hầm hầm hè hè:
”Học hành thì lo học hành, yêu đương mà sa sút thành tích là tôi đánh cho chết!”
“...”
Không ngờ chỉ với một phần mì tương đen, từ đó lại có thể đẻ ra câu chuyện kinh thiên động địa rằng tôi yêu đương nhăng nhít. Bậc làm cha mẹ quả thật có sức sáng tạo và trí tưởng tượng đỉnh cao.
Nhớ năm lớp 10, khi đó nhà chưa lắp máy tính nên tôi hay ra quán nét chơi Audition. Cái trò này lúc ấy nổi cực, một dàn máy đánh số từ một đến hai mươi thì đã hết mười lăm máy hò hét “Finish rồi!”, “Miss rồi!”, “Đừng có del má ơi!”... cùng âm thanh “pặc pặc” đập vào thanh space bàn phím không thương tiếc.
Tôi bị ghiền bộ môn nhảy nhót này. Khi ba ngón trỏ - giữa - áp út hoạt động liên tục, thời gian là thứ gì đó mà tôi không quan tâm. Cho đến khi di động reo lên, nhìn thấy người gọi thì mới phát hoảng nhận ra rằng đã mấy tiếng trôi qua, lật đật tính tiền rồi về nhà.
Tôi đi chơi nét, nhưng ba tôi không nghĩ vậy. Ông đinh ninh tôi đi hẹn hò bởi lý do “Làm gì có đứa con gái nào chơi nét tận mấy tiếng, cách vài ngày lại đi một lần”, sau đó giáo huấn “con nít mới nứt mắt đã yêu đương, không lo học hành”.
Cuối cùng, vì sợ con mình cặp bồ bậy bạ rồi hư hỏng về sau, ông sắm hẳn một dàn máy tính xịn sò hòng khóa chân tôi lại.
Lúc đó tôi mới lớp 10, bây giờ tôi là sinh viên đại học năm hai, nhưng hình như cũng không có gì thay đổi.
Tiếu Tiếu Nguyễn