Sáng 23/11, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng, tuy nhiên, nội dung thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập hay Ủy ban điều tra về tham nhũng thuộc Quốc hội chưa được đưa vào luật.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đề xuất của đại biểu Quốc hội thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Tuy nhiên, để bảo đảm sự thống nhất chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng nên nội dung này sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không đưa vào Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Với những kiến nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề đổi mới quan trọng liên quan tới Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, cần có thời gian đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, vì vậy, Quốc hội cần giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Nhiều đại biểu đề nghị lập cơ quan điều tra độc lập về tham nhũng. Ảnh: Hoàng Hà.
Về nội dung thành lập cơ quan điều tra độc lập có một số thẩm quyền điều tra đặc biệt cũng đang được Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu trong việc chuẩn bị dự án Luật tổ chức điều tra hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Do đó, nội dung này cũng chưa được bổ sung vào Luật phòng chống tham nhũng vừa thông qua.
Tuy nhiên, Luật phòng chống tham nhũng đã được bổ sung một số lĩnh vực cần công khai, minh bạch như trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, nông nghiệp và nông thôn, an sinh xã hội; chính sách dân tộc… Đồng thời đã chỉnh lý lại các lĩnh vực phải công khai, minh bạch của Luật hiện hành.
Luật cũng giữ nguyên nhóm đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản, song không mở rộng đối tượng bố mẹ, con cái đã thành niên, anh, chị em ruột… của người có nghĩa vụ kê khai vì việc mở rộng đối với các đối tượng này là khó khả thi và sẽ dẫn tới việc mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động.
Tại các phiên thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng mang thiết chế nhà nước, có văn phòng ở các tỉnh nhưng thuộc chỉ đạo của Bộ Chính trị. Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Quốc hội, xác lập cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013.
Đoàn Loan
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đề xuất của đại biểu Quốc hội thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Tuy nhiên, để bảo đảm sự thống nhất chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng nên nội dung này sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không đưa vào Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Với những kiến nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề đổi mới quan trọng liên quan tới Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, cần có thời gian đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, vì vậy, Quốc hội cần giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Nhiều đại biểu đề nghị lập cơ quan điều tra độc lập về tham nhũng. Ảnh: Hoàng Hà.
Về nội dung thành lập cơ quan điều tra độc lập có một số thẩm quyền điều tra đặc biệt cũng đang được Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu trong việc chuẩn bị dự án Luật tổ chức điều tra hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Do đó, nội dung này cũng chưa được bổ sung vào Luật phòng chống tham nhũng vừa thông qua.
Tuy nhiên, Luật phòng chống tham nhũng đã được bổ sung một số lĩnh vực cần công khai, minh bạch như trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, nông nghiệp và nông thôn, an sinh xã hội; chính sách dân tộc… Đồng thời đã chỉnh lý lại các lĩnh vực phải công khai, minh bạch của Luật hiện hành.
Luật cũng giữ nguyên nhóm đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản, song không mở rộng đối tượng bố mẹ, con cái đã thành niên, anh, chị em ruột… của người có nghĩa vụ kê khai vì việc mở rộng đối với các đối tượng này là khó khả thi và sẽ dẫn tới việc mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động.
Tại các phiên thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng mang thiết chế nhà nước, có văn phòng ở các tỉnh nhưng thuộc chỉ đạo của Bộ Chính trị. Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Quốc hội, xác lập cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013.
Đoàn Loan