Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtĐiểm tin quân sự tổng hợp

more_horiz
Thị trường tên lửa chống tăng sẽ giảm mạnh trong 4 năm tới

Trong 4 năm qua (2008-2011), tổng lượng tên lửa chống tăng cả mới lẫn cải tiến toàn thế giới xuất khẩu là 52.800 đơn vị với lượng giao dịch 4,08 tỷ USD. Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga dự tính: với những hợp đồng hiện có, ý định mua sắm và các gói thầu có thể hoàn thành trong giai đoạn 2012 - 2015, trong 4 năm tới tổng lượng tên lửa chống tăng mới được xuất khẩu trên toàn cầu giảm hơn một nửa so với cùng kỳ 4 năm trước với số lượng là 19.170 quả, đạt kim ngạch 2.376 tỷ USD. Trung tâm thống kê và đánh giá theo tiêu chí: tên lửa mới là loại tên lửa chế tạo mới hoàn toàn hoặc loại cải tiến kéo dài tuổi thọ nhưng phải đạt đến tiêu chuẩn tên lửa mới, có giá cao hơn 1 nửa của chiếc mới cùng loại, sản xuất cùng 1 thời kỳ và không tính các loại tên lửa già cũ thế hệ thứ nhất.

Theo đánh giá của trung tâm, trong 4 năm qua (2008-2011), tổng lượng tên lửa chống tăng cả mới lẫn cải tiến toàn thế giới xuất khẩu là 52.800 quả với lượng giao dịch 4.08 tỷ USD. Trong đó, số lượng tên lửa mới đã xuất khẩu hoặc được cấp phép sản xuất là 41.100 quả (chiếm tỷ lệ 77.82 %), đạt kim ngạch 4.043 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 99,12%). Trung tâm cũng đánh giá, trong giai đoạn 2008-2011, mỗi năm nhu cầu tên lửa chống tăng mới trên toàn thế giới là 10.275 quả/năm, còn trong 4 năm tiếp theo, nhu cầu bình quân mỗi năm chỉ là 4.792 quả. Theo số liệu chính xác từ trung tâm, trong giai đoạn 2011 – 2015, top 7 nước xuất khẩu nhiều tên lửa chống tăng nhất như sau:

Đứng vị trí số 1 là Mỹ với 32.588 quả tên lửa chống tăng mới, đạt kim ngạch 4,27 tỷ USD. Trong đó, 4 năm đầu họ xuất khẩu tới 23.672 tên lửa thu về 2.735 tỷ USD, 4 năm tiếp theo Mỹ bán được 8.916 quả, thu về 1.536 tỷ USD.

Tiếp theo là Nga với hợp đồng trị giá 335,1 triệu USD xuất khẩu 12.194 tên lửa. Trong giai đoạn 2008-2011, Nga xuất 6.194 quả, thu về 221,5 triệu USD; từ 2012-2015. Nước này vẫn giữ được sự ổn định khi bán ra thị trường 6.000 quả, trị giá 113,6 tỷ USD.

Đứng thứ 3 là Israel. Trong 8 năm, quốc gia này cũng kịp thu về 1,4 tỷ USD khi tung ra thị trường 10.015 quả tên lửa chống tăng. 6.360 quả được xuất khẩu trong 4 năm đầu đã mang lại 822,7 triệu USD, còn 4 năm sau họ nhân được hợp đồng trị giá 576,8 triệu USD cho 3.655 quả.

Với 4.313 quả tên lửa Milan trị giá 159,3 triệu USD xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2011, Pháp tạm hài lòng với vị trí thứ 4.


Tên lửa chống tăng Milan của Pháp.


Tên lửa chống tăng RBS-56 "Bill 2" của Thụy Điển.

Được xếp ở vị trí thứ 5 là Thụy Điển, mặc dù giai đoạn 2010-2015 họ chưa nhận được hợp đồng nào nhưng chỉ trong 2 năm 2008-2009 họ đã xuất tới 300 quả RBS-56 "Bill 2", trị giá hợp đồng là 35 triệu USD.

Tuy chỉ xếp hạng thứ 6 với hợp đồng bán 200 tên lửa INGWE cho Algieria trong 3 năm 2008 - 2010 nhưng Nam Phi lại thu được những 50 triệu USD.

Đứng cuối cùng là Ucraina. Năm 2011, Ucraina bán cho Thổ Nhĩ Kỳ vẻn vẹn 60 quả tên lửa, trị giá hợp đồng là 20 triệu USD.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Thi-truong-ten-lua-chong-tang-se-giam-manh-trong-4-nam-toi/20128/226275.datviet

descriptionChếtRe: Điểm tin quân sự tổng hợp

more_horiz
Cảnh giác với 'tin vịt' về hợp đồng vũ khí của Việt Nam phát đi từ bên thứ ba

Gần đây, một số nguồn tin trong nước thông tin về khả năng Việt Nam nhập khẩu các vũ khí “khủng” như hệ thống Iskander-E, hộ tống hạm P-28 hay tàu ngầm Amur. Thời gian gần đây, một số nguồn tin trong nước thông tin về khả năng Việt Nam nhập khẩu các vũ khí “khủng” như hệ thống Iskander-E, hộ tống hạm P-28 hay tàu ngầm Amur. Trong bối cảnh, Không quân và Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đang được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Những thông tin về các hợp đồng vũ khí của Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tuy nhiên, hầu hết thông tin về các hợp đồng vũ khí kể trên không có cơ sở chắc chắn, bởi chúng xuất phát từ truyền thông của một nước thứ ba. Trong đó, các bài viết nhắc tới các hợp đồng rất mơ hồ, không có nguồn tin uy tín hay phát ngôn chính thức, đi kèm với đó là từ ngữ “có thể”, “mong muốn”.


Iskander là tổ hợp tên lửa hiện đại cấp chiến dịch - chiến thuật, vừa được xếp vào loại vũ khí răn đe, vừa có thể coi là vũ khí tấn công uy lực. Vì vậy, tại thời điểm hiện tại, khả năng mua hệ thống Iskander là thiếu cơ sở.

Còn báo chí của các quốc gia sở tại, có quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam không hề nhắc tới các hợp đồng này. Thậm chí, ngay cả các trang mạng của các đơn vị sản xuất cũng không có dòng tin nào. Bên cạnh đó, thông tin về hệ thống vũ khí kể trên có nhiều điểm không đúng với thực tế. Ví dụ, hộ tống hạm P-28 là một tàu chiến được thiết kế với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm. Vậy mà, nguồn tin trong nước dẫn thông tin từ báo nước ngoài cho biết, tàu chiến này được trang bị các vũ khí “khủng” như 16 tên lửa BrahMos(!?) (*) Việc “vô tư” dẫn lại nguồn tin từ bên thứ ba về quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và đối tác, có thể phổ biến những kiến thức quân sự sai lầm, gây nhiễu loạn thông tin, mang lại cái nhìn méo mó cho độc giả về tình hình quốc phòng. Thậm chí, việc làm này có thể tiếp tay cho những âm mưu truyền thông gây bất lợi cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.


Thông tin chiến hạm P-28 trang bị 16 tên lửa hành trình BrahMos là không chính xác.

Cấu hình tàu hộ tống (corvette) Project 28 (P28) lớp Kamorta gồm: một pháo hạm 76,2mm, 2 tổ hợp CIWS Ak-630, tổ hợp tên lửa đối không Barak, 2 hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000, hai cụm máy phóng ngư lôi. Các trang thông tin của Ấn Độ cũng viết đây là corvette ASW thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ săn ngầm.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Canh-giac-voi-tin-vit-ve-hop-dong-vu-khi-cua-Viet-Nam-phat-di-tu-ben-thu-ba/20128/226204.datviet

descriptionChếtRe: Điểm tin quân sự tổng hợp

more_horiz
Hàn Quốc mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo lên 300 km

Hàn Quốc và Mỹ đã dần tiến tới thỏa thuận về việc mở rộng phạm vi tên lửa đạn đạo của Seoul để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.


Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin.

Bộ trưởng bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin, trong một cuộc phỏng vấn với báo Times Segye đã nói rằng, ông đồng ý tăng giới hạn cho tầm bắn tên lửa đạn đạo lên 300 km vào cuối năm 2012. “Hoa Kỳ đã đồng ý về sự cần thiết tăng cường tầm bắn cho tên lửa đạn đạo để đáp ứng tốt hơn việc chống lại mối đe dọa của Triều Tiên” tờ báo dẫn lời ông Kim nói. “Một điều tôi có thể chắc chắn rằng phạm vi sẽ được cải thiện so với hiện nay”, ông Kim nói thêm.

Có 28.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc, đồng minh thân cận đảm bảo “chiếc ô” hạt nhân trong trường hợp xảy ra bất kỳ một cuộc tấn công nguyên tử nào. Đổi lại, Seoul phải chấp nhận giới hạn về những khả năng của tên lửa của họ. Trong tháng 3/2012, Tổng thống Lee Myung-Bak cho biết, tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới được phía Nam đảo Jeju, vượt xa xuống phía Nam hơn 400 km tính từ biên giới liên Triều. Ông Lee My-Bak cũng nhấn mạnh, Seoul cần một “ điều chỉnh thực tế” về phạm vi tên lửa.

Sự cần thiết phải tăng cường khẩn cấp khả năng tên lửa mới của Seoul sau khi tên lửa tầm xa mới nhất của Triều Tiên được phóng vào tháng 4/2012. Bình Nhưỡng tuyên bố mục đích duy nhất là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo nhưng Mỹ và những nước đồng minh đã xem đó như là một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa trá hình và phải bị cấm theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Hàn Quốc tin rằng miền Bắc có 1.000 tên lửa các loại, nhiều tên lửa trong số đó đang nhắm vào Seoul hoặc các địa điểm khác ở miền Nam đất nước.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Han-Quoc-mo-rong-tam-ban-ten-lua-dan-dao-len-300-km/20128/226474.datviet

descriptionChếtRe: Điểm tin quân sự tổng hợp

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply