Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtTình hình Syria

more_horiz

Obama xin phép tấn công, dân Syria xuống hầm trú ẩn

(Quốc phòng)-Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép thực hiện hành động quân sự chống Syria. Trong khi đó, Syria đã "sẵn sàng" đáp trả trước một cuộc tấn công quân sự vào "bất cứ thời điểm nào".

Tình hình Syria Syria
Người dân Syria chuẩn bị cho khả năng đất nước bị tấn công.

Obama xin phép Quốc hội cho tấn công Syria
Sáng 31/8, nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc kết thúc sứ mệnh điều tra cáo buộc tấn công vũ khí hóa học gần thủ đô Damascus của Syria, được cho là "mở đường" cho một cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ sau khi Tổng thống Barack Obama hôm 30/8 đã đưa ra dấu hiệu rõ ràng nhất, trong đó khẳng định hành động can thiệp quân sự sắp diễn ra.

Ông Obama tuyên bố chính quyền Washington đang cân nhắc một "hành động hạn chế," song nhấn mạnh hiện chưa có quyết định cuối cùng nào về việc liệu có phát động các cuộc tấn công quân sự nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hay không.

Trước đó, ngày 30/8, viện dẫn một báo cáo tình báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cáo buộc các lực lượng Chính phủ Syria giết hại 1.429 người, trong đó có 426 trẻ em, trong một vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học hồi tuần trước gần thủ đô Damascus, đồng thời miêu tả đây là "một sự ghê sợ không thể tưởng tượng được”.

TTXVN dẫn tin từ hãng AFP ngày 31/8 cho biết, Tổng thống Obama nói rằng ông sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép thực hiện hành động quân sự chống Syria, đồng nghĩa với việc gác lại lời đe dọa về các đòn tấn công tức thì đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tổng thống Obama phát biểu: “Tôi sẽ xin phép các đại biểu của nhân dân Mỹ trong quốc hội cho phép sử dụng vũ lực”.

Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc phe Cộng hòa, John Boehner tuyên bố Quốc hội Mỹ sẽ bắt đầu thảo luận về khả năng tấn công quân sự Syria trong tuần lễ bắt đầu từ ngày 9/9 tới.

Đài truyền hình RT của Nga dẫn nguồn tin của kênh truyền hình Mỹ ABC News cho biết tàu chiến USS San Antonio mang theo hơn 2000 lính thủy đánh bộ Mỹ cùng các máy bay Ospreys đã được lệnh tiến vào biển Địa Trung Hải, neo đậu gần 5 tàu chiến Mỹ khác có mặt trước đó.

Syria 'sẵn sàng đáp trả', người dân xuống hầm trú ẩn

Cũng trong ngày 31/8, một quan chức an ninh giấu tên của Syria tuyên bố nước này "sẵn sàng" đáp trả trước một cuộc tấn công quân sự vào "bất cứ thời điểm nào".

Truyền hình nhà nước Syria đã phát sóng đoạn phim tài liệu quay cảnh của các binh sĩ Syria đang tập luyện. Đoạn phim cho thấy, những máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời và xe tăng bắn vào các mục tiêu không nhìn thấy, tất cả được chiếu trên nền nhạc quân hành. Trong chương trình buổi sáng của Đài Phát thanh quốc gia Syria cũng đã phát một chương trình thảo luận về một cuộc tấn công quân sự tiềm tàng của Mỹ nhằm vào Syria.

Còn theo miêu tả của truyền thông phương Tây, ngay từ sáng 31/8, khi những thanh sát viên quốc tế rời khỏi Damacus, người dân nơi đây cũng đã chuẩn bị sẵn sàng chỗ trú ẩn và tích trữ lương thực trong trường hợp bị tấn công.

Tổng thống Nga kêu gọi Mỹ "suy nghĩ kỹ"

Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, trong cuộc gặp các nhà báo hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin  gọi lời khẳng định của những người cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học khi chiến đấu với quân nổi dậy, là luận điệu ngu xuẩn.

Ông Putin tuyên bố rằng, Chính phủ Syria không sử dụng vũ khí hóa học, mà đó là sự khiêu khích. Còn sự viện dẫn “các tài liệu mật” như bằng chứng về thực tế này không thể đứng vững trước sự kiểm tra và phê phán.

"Những gì liên quan đến trường hợp này, như đã rõ, thì từ trước đây Chính phủ Syria đã thỉnh cầu cộng đồng quốc tế tiến hành điều tra việc các chiến binh sử dụng vũ khí hóa học, nhưng đáng tiếc thay, cuộc điều tra như vậy đã không được thực hiện”, - nguyên thủ quốc gia Nga nói với các phóng viên.

"Về lập trường của các bạn Mỹ, - khẳng định rằng quân Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong trường hợp này là vũ khí hóa học, và nói rằng họ có bằng chứng như vậy -, thì hãy cứ để họ trình ra với các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc và tại Hội đồng Bảo an”, - Tổng thống Putin đề xuất.

"Viện cớ là họ có những bằng chứng về việc này, nhưng là tư liệu bí mật, và họ không thể trình ra cho bất cứ ai xem, - kiểu lập luận như vậy không thể đứng vững; và đơn giản là thái độ thiếu tôn trọng các đối tác cũng như những thành viên khác trong hoạt động quốc tế", - ông Putin nhận xét.

Ông Putin kêu gọi Hoa Kỳ “suy nghĩ cho kỹ” trước khi tấn công vào Syria. Theo ông, việc vội vã trong những vấn đề này chỉ có thể gây phương hại.

A.K (Tổng hợp theo TTXVN, Dân trí, Dân Việt)
Phunutoday

Lại chiến tranh....chán quá đi.....

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Tiết lộ gây chấn động của phe nổi dậy Syria

Trong cuộc trả lời phỏng vấn ông Dale Gavlak – phóng viên về Trung Đông của tờ AP và tờ Mint Press News, một số chiến binh nổi dậy Syria đã ám chỉ rằng họ mới chính là thủ phạm chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước. Dù chưa được kiểm chứng về độ xác thực nhưng đây rõ ràng là thông tin gây chấn động thế giới khi phương Tây đang nhăm nhăm đổ lỗi cho quân của Tổng thống Bashar al-Assad gây ra vụ tấn công nói trên và đáng tính kế trừng phạt chính quyền Syria bằng một chiến dịch can thiệp quân sự.

Tình hình Syria 66612563-vnm_2013_4590720
Phe nổi dậy Syria.
“Từ các cuộc phỏng vấn khác nhau với giới bác sĩ, người dân Ghouta, các chiến binh nổi dậy và gia đình của họ...., nhiều người tin rằng một số thành phần nổi dậy đã nhận được vũ khí hóa học từ người đứng đầu ngành tình báo Ả-rập Xê-út – Hoàng tử Prince Bandar bin Sultan và lực lượng này là thủ phạm chịu trách nhiệm về cuộc tấn công” hôm 21/8 vừa rồi, ông Gavlak đã viết như vậy trong bài báo của mình.
Phe nổi dậy nhấn mạnh, vụ tấn công là kết quả của một tai nạn do các chiến binh nổi dậy gây ra do không biết cách sử dụng vũ khí hóa học được cung cấp cho họ.

“Cách đây hai tuần, con trai tôi đã đến và hỏi liệu tôi có biết loại vũ khí mà nó được giao nắm giữ là vũ khí gì không”, ông Abu Abdel-Moneim – cha của một chiến binh nổi dậy đang chiến đấu chống lại Tổng thống Assad ở Ghouta cho biết.

Theo lời phóng viên Gavlak, Abdel-Moneim cho hay, con trai ông ta và 12 chiến binh nổi dậy khác đã chết trong hầm ngầm cất giấu vũ khí. Người cha này cho biết, những vũ khí đó được cung cấp cho phe nổi dậy Syria bởi một chiến binh người Ả-rập Xê-út có tên là Abu Ayesha. Ông Abdel Moneim miêu tả một số vũ khí đó có “cấu trúc giống như một cái ống” trong khi những vũ khí khác thì giống “một cái chai chứa khí khổng lồ”.

“Họ chẳng hướng dẫn chúng tôi về cách sử dụng vũ khí đó cũng như chẳng cho biết chúng là loại vũ khí gì. Chúng tôi không hề biết đó là vũ khí hóa học. Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng đó lại là những vũ khí hóa học”, một nữ chiến binh có tên là “K” cho hay.

Phóng viên Gavlak còn lấy dẫn chứng về một bài báo trên tờ Daily Telegraph của Anh để chứng minh thêm cho các thông tin trên của mình. Bài báo đó đề cập đến cuộc hội đàm bí mật giữa Nga và Ả-rập Xê-út, trong đó Hoàng tử Bandar được cho là đã đe dọa Tổng thống Putin về khả năng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Thế Vận hội Olympic Mùa đông năm tới ở Sochi, Nga nếu điện Kremlin không thay đổi lập trường về Syria.

“Hoàng tử Bandar cam kết sẽ bảo vệ căn cứ hải quân của Nga ở Syria nếu chính quyền Assad bị lật đổ nhưng ông này cũng ám chỉ đến các cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Checnya vào Thế Vận hội Olympic Mùa Đông ở Sochi nếu hai bên không đạt được thỏa thuận”, bài báo trên tờ Daily Telegraph cho hay.

Những thông tin trên được đăng tải trên tờ Voice of Russia và nó chưa được kiểm chứng về độ xác thực.

Cuộc khủng hoảng ở Syria chứng kiến sự đối đầu giữa hai phe cường quốc với một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn cho phe nổi dậy trong khi bên kia - Nga và Trung Quốc ủng hộ cho chính quyền của Tổng thống Assad.

Sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 vừa rồi, phương Tây nhanh chóng đổ lỗi cho chính quyền của ông Assad là thủ phạm chính và đang tìm cách tiến hành một chiến dịch quân sự để trừng phạt chính quyền này. Báo chí phương Tây theo đó cũng đăng tải hàng loạt bài báo đưa ra những lý lẽ và bằng chứng chứng minh quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus, khiến 1.400 người thiệt mạng.

Về phía Nga, Moscow cho rằng, không có đủ bằng chứng để chứng minh Tổng thống Assad dùng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy. Nga tin rằng, cuộc tấn công hôm 21/8 là âm mưu của phe nổi dậy nhằm lôi kéo các cường quốc phương Tây vào cuộc chiến ở Syria . Ngày hôm qua, một tờ báo Nga lại đưa tin về tiết lộ gây sốc của phe nổi dậy, trong đó lực lượng này thừa nhận họ mới là thủ phạm gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước.

Có thể nói, cho đến thời điểm này, người ta chưa thể kết luận quân chính phủ hay phe nổi dậy Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc giao tranh hồi tuần trước. Nếu Mỹ và phương Tây đánh Syria vào thời điểm này thì hành động của họ sẽ khó được cộng đồng quốc tế chấp nhận.


Kiệt Linh - (theo VoR)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Nga điều tàu do thám tới bờ biển Syria

Tàu trinh sát thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga vừa được cử tới khu vực phía ngoài bờ biển của Syria, trong bối cảnh Mátxcơva lo lắng theo dõi các kế hoạch của phương Tây nhằm thực hiện hành động quân sự chống lại chính quyền Damascus.

Tình hình Syria Priazovye-ssv-201-1-1378131290
Tàu trinh sát Priazovye SSV-201 (đống rác của Xã hội-201). Ảnh: Warfare.be
Tàu Priazovye SSV-201 tối qua bắt đầu hành trình từ cảng nhà ở Sevastopol, Ukraine tới "khu vực làm nhiệm vụ theo chỉ định ở phía đông Địa Trung Hải", hãng tin Interfax dẫn một nguồn tin quân sự cho hay.

"Thủy thủ đoàn có nhiệm vụ thu thập thông tin tác chiến tại khu vực xung đột đang leo thang", nguồn tin cho biết thêm, và khẳng định việc triển khai tàu trinh sát này được tiết hành trong thời gian ngắn nhất có thể.

Tàu Priazovye SSV-201 sẽ không phải là thành viên chính thức của nhóm tàu chiến thuộc hải quân Nga đang có mặt ở khu vực, và sẽ báo cáo trực tiếp về bộ tổng tham mưu ở Moscow.

Một nguồn tin ở bộ tổng tham mưu quân đội Nga tuần trước cho hay nước này muốn nhận được thông tin nhiều nhất về khả năng hành động quân sự xảy ra trong khu vực có những lợi ích an ninh quốc gia Nga.

"Chúng tôi muốn phân tích một cách kỹ lưỡng các chiến thuật của các bên trong một cuộc xung đột có thể xảy ra", nguồn tin nói trên nói thêm.

Nga giữ sự hiện diện thường xuyên của 4 tàu chiến tại phía đông Địa Trung Hải trong suốt cuộc khủng hoảng ở Syria. Các tàu này được điều chuyển luân phiên theo chu kỳ vài tháng. Moscow cũng đã điều tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev tới khu vực, nhưng bộ quốc phòng Nga cho hay đây chỉ là một phần trong kế hoạch luân chuyển chứ không phải là động thái tăng cường lực lượng.

Nga có một căn cứ hải quân tại thành phố cảng Tartus của Syria, một di sản từ mối quan hệ gần gũi của Moscow với Damascus từ thời Liên Xô. Theo truyền thông Nga, hầu hết các binh sĩ hải quân của nước này đã được rút khỏi Tartus. Căn cứ nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được Nga gọi là "một nguồn cung cấp kỹ thuật quân sự cho hải quân Nga".

Nga kiên quyết phản đối các kế hoạch quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm vào chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, với lời cảnh báo rằng chiến sự sẽ gây bất ổn cho toàn khu vực.

Hà Giang
vnexpress.chúng tôi là bọn ngu dốt chuyên đi đạp cứt và chỉ thích uống rượu

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Tên lửa đạn đạo Israel bắn về phía Syria

Theo hãng thông tấn Nga Interfax, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở Armavir phía nam nước Nga phát hiện vụ phóng tên lửa diễn ra lúc 10h16 sáng theo giờ Matxcơva.
Tình hình Syria Ten_lua_dan_dao_1
Israel nhận trách nhiệm vụ phóng tên lửa đạn đạo hướng về phía Syria - Ảnh minh họa
Quỹ đạo của tên lửa được cho là bắt đầu từ phần trung tâm của biển Địa Trung Hải đến phía đông của đại dương này.

Trong khi đó, Syria - quốc gia đang bị Mỹ và phương Tây đe dọa can thiệp quân sự nằm ở phía đông Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, hãng tin RIA Novosti nói hai quả tên lửa đã rơi xuống biển. Trước đó, truyền thông Nga đồng loạt đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu thông báo khẩn cấp về vụ phóng tên lửa đạn đạo cho Tổng thống Putin.

Trong lúc này, Đại sứ quán Syria ở Matxcơva chưa đưa ra thông tin nào về vụ việc trong khi Đại sứ quán Nga ở Syria nói "không có dấu hiệu về việc bị tấn công hay những vụ nổ lớn" xảy ra ở Damacus - thủ đô của Syria.

Đài truyền hình Lebanon al- Manar TV dẫn nguồn tin quân đội chính phủ Syria nói hệ thống cảnh báo tên lửa Syria không phát hiện bất cứ tên lửa nào xâm phạm không phận.

Theo hãng tin RT, Israel lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ phóng tên lửa mà họ cho là để "thử nghiệm mục tiêu" trong cuộc phóng tên lửa chung với Mỹ. Tuy nhiên, hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải cho hay tàu chiến nước này đã không phóng đi bất cứ tên lửa nào.
Tình hình Syria Radar_nga
Hệ thống radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện hai tên lửa đạn đạo bay về phía Syria - Ảnh: RT

Anh - quốc gia đồng minh của Mỹ nói nước này không liên quan gì đến vụ phóng tên lửa. Trong khi đó, phát ngôn viên NATO nói vụ việc "đang được tìm hiểu".

Hôm 2/9, Tổng thống Syria Bashar Assad đã so sánh tình hình ở đây như 'một thùng thuốc súng có ngọn lửa đang đến gần'.

Ông Assad nói: "Không ai biết điều gì sẽ xảy ra sau đó - cuộc tấn công của Mỹ (nếu có). Tất cả sẽ mất kiểm soát khi thùng thuốc súng phát nổ. Tình trang hỗn loạn sẽ xảy ra và nguy cơ chiến tranh trong toàn khu vực là rất cao".

Armavir là hệ thống radar cảnh báo sớm tấn công tên lửa nằm ​​ở miền nam nước Nga. Hệ thống này do các lực lượng quốc phòng hàng không vũ trụ Nga điều khiển với khả năng phủ sóng radar toàn bộ khu vực Trung Đông.

(vtc.vn)

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Tuyên bố bất ngờ của Nga về Syria

Tổng thống Vladimir Putin vừa tuyên bố rằng Nga sẽ không can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, nhưng nếu chính phủ Syria thực sự sử dụng vũ khí hóa học, Nga có thể ủng hộ dùng vũ lực chống lại Syria.

Trả lời phỏng vấn của Kênh 1 và hãng thông tấn AP, Tổng thống Nga tuyên bố Nga sẽ không can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ông Putin cũng hoan nghênh quyết định của một số nước phương Tây từ chối tham gia vào can thiệp quân sự ở Syria. Theo Tổng thống Nga, trước đó ông đã tin rằng các nước phương Tây sẽ thông qua quyết định kiểu như "các đại hội của đảng Cộng sản Liên Xô", nhưng bây giờ ông tin chắc vào việc ở phương Tây có "những người, vốn trân trọng chủ quyền của mình, phân tích tình hình và có đủ can đảm đưa ra những quyết định vì lợi ích quốc gia của họ".

Ông Putin cũng cảnh báo phương Tây trước khả năng tấn công quân sự Syria mà không có sự ủng hộ của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ông gọi hành động sẽ được xem là “xâm lược”.

Khi được hỏi liệu Nga có đồng thuận với một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu nếu chính quyền Syria bị chứng minh là đã tiến hành tấn công bằng vũ khí hóa học ở bên ngoài thủ đô Damascus vào ngày 21/8 hay không, ông Putin đã trả lời: “Tôi không loại trừ điều đó”.

Tuy nhiên ông cho rằng phương Tây vẫn cần phải đưa ra được bằng chứng kín kẽ về vụ tấn công, bởi một số quan chức Nga đổ lỗi cho phe nổi dậy thực hiện vụ việc.

“Nếu có bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học được sử dụng và do quân đội sử dụng…thì bằng chứng này phải được chuyển lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Và bằng chứng đó phải thuyết phục”, ông Putin khẳng định.

Nếu có bằng chứng rõ ràng về loại vũ khí được sử dụng và ai đã sử dụng, Nga “sẽ sẵn sàng hành động mạnh mẽ và cương quyết nhất”, ông Putin nói.

Theo AFP, trong cuộc phỏng vấn có vẻ như là nhằm thể hiện một nước Nga thực dụng hơn với thế giới trước hội nghị G20, ông Putin xác nhận Nga đã chuyển một số thiết bị của hệ thống tên lửa S-300 tinh vi tới Syria.

Tuy nhiên ông cũng lần đầu tiên hé lộ việc chuyển giao hiện đã bị ngưng.

“Chúng tôi đã chuyển các bộ phận riêng rẽ, nhưng toàn bộ quá trình chuyển giao chưa hoàn thành và hiện tại đã bị ngưng”, ông Putin cho biết.

Tình hình Syria Anh%20b%C3%A0i-phunutoday_vn
Tổng thống Nga Putin

Mỹ rút bớt tàu chiến khỏi Địa Trung Hải

Trong khi đó, AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân nước này đang sắp xếp lại các tàu chiến ở khu vực Địa Trung Hải, như một động thái chuẩn bị cho những cuộc tấn công Syria.

Tàu khu trục USS Mahan đã rời khỏi Địa Trung Hải và đang quay trở về cảng Norforlk ở bang Virginia (Mỹ).

Động thái này diễn ra trong bối cảnh đội tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz vẫn đang di chuyển hướng đến Biển Đỏ “trong vài ngày tới”, sẵn sàng hỗ trợ tấn công Syria nếu được yêu cầu, vị quan chức trên cho hay.

Việc USS Mahan rời khỏi Địa Trung Hải khiến cho số tàu chiến của Mỹ tại khu vực này giảm xuống còn bốn.

Trước đó, có năm tàu chiến của Mỹ đang neo đậu ở vùng biển Địa Trung Hải, bao gồm USS Stout, USS Mahan, USS Ramage, USS Barry và USS Graveley.

Hải quân Mỹ giữ bí mật con số tên lửa Tomahawks trên các tàu chiến kể trên. Nhưng các chuyên gia quốc phòng ước tính mỗi tàu chiến này mang theo khoảng 45 tên lửa hành trình.

Hải quân Mỹ cũng vừa điều động tàu tấn công đổ bộ USS San Antonio, chở một trực thăng và khoảng 300 lính thủy đánh bộ, đến tham gia đội tàu chiến của Mỹ ở Địa Trung Hải.

Tổng thống Obama vừa nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp hàng đầu và một số nhân vật chính trị quan trọng cho kế hoạch tấn công quân sự vào Syria.

Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden đã gặp Chủ tịch Hạ viện John Boehner, người đứng đầu phe Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi và các chủ tịch cũng như thành viên của các ủy ban an ninh quốc gia ở Washington ngày hôm qua.

Trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ nói rằng một cuộc tấn công "có giới hạn" là cần thiết để giảm thiểu khả năng của Tổng thống Assad sau khi xảy ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 khiến hơn 1.400 người chết.

Và ông đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật có tiếng nói quan trọng ở cả hai đảng.

(Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Dân trí, TTXVN)

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Syria tổng động viên trước nguy cơ tấn công của Mỹ

(Dân trí) - Syria đã đưa toàn bộ các khí tài quân sự vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh quân đội Mỹ cho biết đã chọn xong các mục tiêu cần tiêu diệt trong trường hợp tấn công Syria.

Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 5/9, Tướng quân đội Syria Muhammad Isa cho biết toàn bộ khí tài quân sự ở Syria đã được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong khi các đơn vị quân đội tăng cường được triển khai bảo vệ những mục tiêu chiến lược trước nguy cơ về một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Ngoài ra, tất cả các hầm trú ẩn trên khắp đất nước cũng đã được mở kết hợp với việc triển khai cung cấp thực phẩm, nước và thuốc men dự trữ ở các thành phố và khu dân cư.

Cũng theo lời Tướng Isa, dù biết cuộc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng người dân Syria vẫn tiếp tục cuộc sống thường nhật như trong suốt thời gian hơn 2 năm diễn ra nội chiến.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ cho biết đã chọn xong những mục tiêu cần bắn phá tại Syria và đang cân nhắc những tình huống có thể xảy ra một khi quyết định khai hỏa trận đánh.

Theo giới chức quân đội Mỹ, mục đích cuộc tấn công nhằm làm suy yếu khả năng phòng vệ của Syria ở mức đủ để buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Cuộc tấn công sẽ được mở màn bằng chiến dịch do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Ban tham mưu liên quân Mỹ, chỉ ***.

“Cuộc tấn công có mục đích ngăn chặn, có nghĩa là làm thay đổi sự tính toán của chế độ (Syria) về việc sử dụng vũ khí hóa học và phá vỡ khả năng của Tổng thống Syria (trong việc tiếp tục sử dụng loại vũ khí này)”, Đại tướng Dempsey nói với các nghị sĩ, không quên tái khẳng định đây chỉ là “một cuộc tấn công cân đối và có giới hạn”.

Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ sẽ sử dụng khoảng 40 tên lửa Tomahawk đặt trên 4 khu trục hạm đang neo ở phía Đông Địa Trung Hải. Ngoài ra, còn có sự góp sức của tàu đổ bộ USS San Antonio cũng đang có mặt tại Địa Trung Hải và tàu sân bay hạt nhân Nimitz tại Biển Đỏ.

Kể từ khi cảnh báo sẽ “dạy” cho Syria một bài học vì tội sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ đã tăng gấp đôi con số chiến hạm trong vùng.

Mỹ dự tính cuộc tấn công sẽ kéo dài trong vài tiếng, hoặc tối đa vài ngày, nhưng các hoạch định của Lầu Năm Góc vẫn phải sẵn sàng đối phó với những hậu quả rộng lớn hơn.

Giới quan sát nhận định, một khi tên lửa được bắn đi, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chính thức can dự vào nội chiến Syria. Lời hứa đứng ngoài cuộc tranh chấp đưa ra lâu nay sẽ khó giữ được.

“Ngay lúc này chúng ta phủ nhận việc muốn lật đổ chế độ (al-Assad) nhưng một khi oanh kích những mục tiêu tại Syria… thì ít nhiều đã là hành động lật đổ chính phủ”, nhà phân tích Benjamin Friedman thuộc viện Cato nói.

Quân đội Mỹ cho biết họ không ngại phải đối mặt với quân đội đang suy yếu của Syria, mà là đòn phản công trả đũa của lực lượng Hezbollah được Iran yểm trợ và các tổ chức chủ chiến khác nhằm vào Israel và các đồng minh khác của Mỹ trong vùng.

Vũ Anh
Tổng hợp

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Quân chính phủ Syria thắng lớn trên chiến trường

Truyền thông Syria hôm qua đưa tin quân đội nước này đã "khôi phục an ninh và ổn định" cho hàng loạt ngôi làng ở ngoại ô thành phố miền tây Homs.

Tình hình Syria Syria-6032-1379296575
Quân của chính phủ Syria hiện diện tại một ngôi làng ở phía bắc Damascus. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn chính thức của Syria SANA dẫn nguồn tin quân sự cho biết lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã giành lại quyền kiểm soát các ngôi làng ở khu vực phía đông Homs, đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho các nhóm "khủng bố".

Trước đó, quân chính phủ cũng giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát vùng núi Al-Arbaeen ở ngoại ô thành phố miền Bắc Idleb giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi tiêu diệt hang ổ cuối cùng của nhiều nhóm phiến quân, đồng thời thu giữ một lượng lớn đạn dược và rocket.

Tình hình Syria Map-of-syria-6056-1379296575
Bản đồ Syria thể hiện vị trí thành phố Homs và Idlib. Đồ họa: Lonelyplanet

Theo Vietnam+

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi trực thăng Syria

Một trực thăng quân sự của Syria hôm qua bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi bằng tên lửa, vì bị cho là xâm phạm không phận tại vùng biên giới căng thẳng giữa hai nước.

Chiếc trực thăng MI-17 bị phát hiện bay khoảng 2 km vào bên trong không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và bị bắn rơi chỉ 5 phút sau khi phớt lờ cảnh báo, AFP dẫn lời Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho hay.

"Nó đã bị phòng không của chúng tôi cảnh báo liên tục nhưng sự vi phạm vẫn tiếp diễn. Nó rơi ngược lại lãnh thổ Syria vào khoảng 14h25, vì bị trúng các tên lửa từ những chiến đấu cơ của chúng tôi", Arinc nói thêm. Các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ xuất kích từ tỉnh Malatya, miền đông nước này.

Tình hình Syria Syriaturk-3836-1379381991
Syria có biên giới chung với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc. Đồ họa: Infowar.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói không có thông tin về số phận của những người trên chiếc trực thăng, vì nó rơi trên đất Syria.

Trong một thông báo, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chiếc trực thăng của Syria bị phát hiện hành vi xâm phạm không phận và liên tục bị cảnh cáo. Trực thăng này phớt lờ và tiếp tục bay trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong hai máy bay tuần tra F-16 của Ankara đã bắn hạ nó.

Nhóm Quan sát Nhân quyền Syria hôm qua cho hay một trực thăng Syria đã rơi gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Các chiến binh phe nổi dậy bắt được một trong hai phi công. Số phận của phi công còn lại chưa rõ ràng.

Vụ việc xảy ra khi các hoạt động ngoại giao được đẩy mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, vốn đã gây ảnh hưởng rộng khắp ở khu vực.

Hà Giang

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Nga khẳng định phe nổi dậy Syria tấn công hóa học

Ngày 18/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết nước này đã nhận được "những bằng chứng bổ sung" từ Syria cho thấy phe nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học tại thủ đô Damascus.

Trả lời họp báo tại đại sứ quán Nga ở Damascus, ông Ryabkov khẳng định: "Chúng tôi thất vọng vì các thanh sát viên (vũ khí hóa học của Liên hợp quốc) không chú ý nhiều đến các bằng chứng của Syria. Chúng rất quan trọng và rõ ràng... và các chuyên gia Nga sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng".

Ông Ryabkov cho biết bằng chứng mà giới chức Syria trao cho phái đoàn của ông đã được chuyển cho các điều tra viên LHQ trước đó, song không được phản ánh đầy đủ trong bản báo cáo mà họ công bố hôm 16/9

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh rằng quan hệ Syria-Nga "kiên định và bền vững và không bị ảnh hưởng trước giông bão".

Cùng ngày, Liên hợp quốc (LHQ) đã phản pháo các cáo buộc của Nga, trong đó cho rằng các thanh sát viên của LHQ chịu trách nhiệm báo cáo về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã thiên vị.

Trả lời báo giới, phát ngôn viên LHQ Martin Nesirky cho rằng "thực tế khủng khiếp tự nó đã nói lên sự thật" và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon "tin tưởng tuyệt đối" vào nhóm điều tra.

Trong khi đó, các hãng thông tấn Nga dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov ngày 18/9 cho biết nước này sẽ trao cho Liên hợp quốc (LHQ) bằng chứng mà Moskva nhận được từ Chính phủ Syria, trong đó chỉ ra rằng quân nổi dậy Syria đã dùng vũ khí hóa học tại vùng ngoại ô thủ đô Damascus.

Hãng Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ một Thứ trưởng Ngoại giao Nga trong chuyến thăm Damascus đã được chính quyền Syria trao cho bằng chứng nói trên.

Ông Lavrov cũng nói thêm rằng báo cáo của các điều tra viên LHQ không thể xua tan mối nghi ngờ của Nga rằng quân nổi dậy đứng đằng sau vụ tấn công bằng khí độc hôm 21/8.

Trong diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn tờ "Suddeutsche Zeitung" cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle khẳng định các bằng chứng chỉ ra rằng chính quyền Syria đứng đằng sau vụ tấn công hóa học nêu trên.

Theo ông, nghiên cứu của các thanh sát viên LHQ đã xác nhận những giả thiết của Đức rằng chỉ Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad mới có "trang thiết bị và khả năng tiến hành cuộc tấn công bằng khí độc này"./.


(Vietnam+)

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Syria bàn giao vũ khí hóa học

Chính quyền Syria hôm nay bàn giao kho vũ khí hóa học cho cơ quan giám sát, trong ngày cuối cùng của thời hạn thỏa thuận, nếu không sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự.


Tình hình Syria 210815-mainimg-1460-1379773616
Các mẫu vũ khí hóa học của Syria được các thanh sát viên Liên Hợp Quốc mang tới La Hay hôm 31/8. Ảnh: AP

Damascus đã giao nộp các chi tiết về kho vũ khí cho Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) có trụ sở ở La Hay, Hà Lan và quá trình giao nộp kết thúc hôm nay.

"OPCW xác nhận rằng đã nhận được các tài liệu như dự kiến từ phía chính phủ Syria về chương trình vũ khí hóa học của nước này. Ban Thư ký Kỹ thuật đang xem xét các thông tin nhận được", AFP dẫn lời tổ chức này cho hay.

Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm các nhà ngoại giao ở Liên Hợp Quốc đang nỗ lực để thống nhất về từ ngữ cho bản nghị quyết về thỏa thuận giao nộp và tiêu hủy vũ khí của Syria.

Thỏa thuận giữa Nga và Mỹ đạt được hồi tuần trước yêu cầu Syria phải bàn giao toàn bộ kho vũ khí hóa học. Nhờ vậy Mỹ mới hủy kế hoạch tấn công quân sự vào Syria để trừng phạt việc Mỹ cho là chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus.

Thông tin về việc bàn giao kho vũ khí nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc. Người phát ngôn Vương Nghị cho biết Bắc Kinh "ủng hộ sớm tiến hành quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria". Ông Vương cũng kêu gọi triệu tập một hội nghị hòa bình tại Geneva "càng sớm càng tốt".

Tuy nhiên, sự đồng thuận quốc tế về kế hoạch này không xuất phát trên bàn đàm phán của Liên Hợp Quốc và Liên Hợp Quốc chưa ra được nghị quyết chung về vấn đề này. 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc tranh cãi từ hôm 15/9 về từ ngữ cho bản nghị quyết.

Mỹ, Pháp và Anh muốn một bản nghị quyết với những từ ngữ cứng rắn, chiểu theo Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó cho phép sự dụng vũ lực hoặc trừng phạt để đảm bảo nghị quyết sẽ được tuân thủ. Tuy nhiên, Nga phản đối mọi ý kiến liên quan đến sử dụng vũ lực.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ông và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm qua điện đàm về một nghị quyết "mạnh mẽ" của Hội đồng Bảo an về thỏa thuận này.

"Chúng tôi đã nói về sự hợp tác mà cả hai bên đã thống nhất trước đó, không chỉ trong việc áp dụng các quy tắc và quy định của OPCW mà còn trong việc đảm bảo sự kiên quyết và mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc", ông Kerry nói.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực về việc đó", ông nói thêm.

Thỏa thuận giải trừ vũ khí hóa học đã bị chậm lại vì các cuộc giao tranh trên chiến trường khi các nhóm quan sát về nhân quyền Syria thông báo quân chính phủ đã giết hại 15 người ở một làng Hồi giáo Sunni thuộc tỉnh Hama, miền trung Syria, tối hôm qua.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad xuất thân từ nhóm tôn giáo thiểu số Alawite và phải đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy của người Sunni chiếm đa số.

Ở các nơi khác, nhóm quan sát cho biết các phiến quân tiến hành trao đổi tù binh theo thỏa thuận ngừng bắn ở thị trấn Azaz, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng bùng phát giữa một số nhóm nổi dậy, đặc biệt là ở phía bắc Syria, nơi các nhóm đối lập kiểm soát phần lớn lãnh thổ. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột tại Syria kéo dài từ tháng 3/2011 đến nay đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng.

Vũ Hà
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/syria-ban-giao-vu-khi-hoa-hoc-2883347.html

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Huynh đệ tương tàn, phe nổi dậy đầu hàng Assad?

(VnMedia) - Quân đội Syria Tự do – nhóm nổi dậy chính chống lại chính quyền Syria, vừa phải hứng đòn “chí tử” từ đồng minh cũ là lực lượng khủng bố Al-Qaeda. Tình trạng “huynh đệ tương tàn” đã buộc phe đối lập phải xem xét lại thái độ, lập trường của họ và cuối cùng đã phải đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ để tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở đất nước Syria.

Tình hình Syria Vnm_2013_4906596
Những thành phần Hồi giáo cực đoan và khủng bố trong nội bộ phe nổi dậy Syria gây ra mối quan ngại rất lớn đối với những nước ủng hộ cho lực lượng chống Tổng thống Assad này.


Cuộc chiến trong lòng phe nổi dậy

Bất chấp việc đã chiếm được nhiều khu vực ở Syria, Quân đội Syria Tự do (FSA) vẫn phải hứng chịu một cú giáng mạnh từ chính đồng minh cũ của họ là lực lượng Al-Qaeda. Các cuộc giao tranh đẫm máu và ác liệt đã nổ ra giữa Quân đội Syria Tự do với nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda. ISIL là một nhóm gồm hơn 100.000 chiến binh Hồi giáo cực đoan đến từ các nước trên khắp thế giới. Nhóm này hướng tới mục tiêu xây dựng một quốc gia Hồi giáo dòng Sunni ở Syria và Iraq.

Ban đầu ISIL tuyên bố gia nhập vào Quân đội Syria Tự do để giúp phe nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, theo thời gian, ý định thực sự của nhóm ISIL dần được hé lộ và giờ đây nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan đã công khai tuyên bố mục đích thiết lập một quốc gia Hồi giáo ở Syria. Đây là điều mà hầu hết người dân Syria phản đối bởi họ muốn một nhà nước ôn hòa.

ISIL đã giành giật thành phố Azaz nằm ở khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ từ tay Quân đội Syria Tự do. Các cuộc giao tranh giữa hai lực lượng từng là đồng minh với nhau tiếp tục lan rộng ra khu vực nông thôn ở Aleppo. Nhóm ISIL được cho là đã phát động các cuộc tấn công vào Quân đội Syria Tự do.

Báo chí địa phương đưa tin, ISIL đã phá bỏ thỏa thuận ngừng bắn gần đây với “Sư đoàn Cơn bão phía Bắc” – một chi nhánh của lực lượng FSA.

Các cuộc đấu đá “huynh đệ tương tàn” trong nội bộ phe nổi dậy cũng đã lan ra các tỉnh Hasakah và Deir el-Zour ở đông bắc Syria. Đây là nơi ISIL và đồng minh chính Mặt trận al-Nusra (cũng là một nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan) từng giao tranh với người Kurd.

Diễn biến trên được cho là sẽ gây chia rẽ sâu sắc hơn và gây tổn hại nguy hiểm hơn đến phe nổi dậy Syria, đặc biệt là kể từ sau cái chết của Abu Abdullah al-Libi – thủ lĩnh của ISIL. Ông này bị bắn chết ở Bab al-Hawa, phía bắc Syria, trong các cuộc đọ súng với lực lượng Quân đội Syria Tự do.

Quân đội Syria Tự do đã phải thoái lui trước sức tấn công mạnh mẽ của ISIL và nhóm Hồi giáo cực đoan này đang tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực Daraa chiến lược ở phía bắc Syria.

ISIL đang ra sức đánh chiếm nhiều khu vực chiến lược ở Syria trong một nỗ lực nhằm phá hoại tiến trình đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập. Phát ngôn viên của Quân đội Syria Tự do gần đây cho biết, ông không hiểu Al-Qaeda muốn gì, nói rằng “chúng tôi đã mất hơn 550 chiến binh trong các trận chiến với al-Qaeda và Mặt trận al-Nusra... Các cuộc giao tranh đang diễn ra trong lòng nội bộ phe nổi dậy chứ không phải với quân đội Syria.

Bị dồn vào đường cùng, phe nổi dậy lùi bước trước Assad

Tình hình nội bộ lục đục, đấu đá ác liệt với nhau đã khiến phe nổi dậy suy giảm sức mạnh. Lực lượng này buộc phải nhìn lại mình và tìm một hướng đi mới. Liên minh Quốc gia Syria – nhóm nổi dậy chính Syria đang sống ở nước ngoài và được phương Tây hậu thuẫn, mới đã đã tuyên bố, hành động của ISIL là “một sự vi phạm các nguyên tắc của cuộc cách mạng ở Syria”.

Giới quan sát nhận định, những quan ngại về cuộc khủng hoảng ở Syria nên tập trung vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống lại al-Qaeda và vào việc làm thế nào để ủng hộ cho phe đối lập theo đường lối ôn hòa.

Trong tình thế phải đối diện với hai cuộc chiến – cuộc chiến trong nội bộ và cuộc chiến với quân chính phủ, phe nổi dậy đã buộc phải lùi bước trước chính quyền của Tổng thống Assad. Người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria – ông Ahmed al-Jarba mới đây thông báo, phe nổi dậy sẵn sàng tham dự hội nghị hòa bình quốc tế ở Geneva để tìm lối thoát cho cuộc nội chiến kéo dài đã hơn 30 tháng qua ở Syria.

Tuyên bố trên của ông Al-Jarba đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Liên minh Quốc gia Syria cam kết rõ ràng về việc tham dự các cuộc đàm phán với quân chính phủ do Mỹ và Nga đứng ra làm trung gian nhằm mục đích chấm dứt cuộc nội chiến Syria. Trước đó, phe nổi dậy luôn khăng khăng từ chối tham dự vào hội nghị ở Geneva và luôn miệng khẳng định, họ chỉ ngồi vào bàn đàm phán với điều kiện Tổng thống Assad không được đóng vai trò gì trong chính phủ chuyển tiếp.

Tuy nhiên, lập trường của phe nổi dậy đã thay đổi sau khi xảy ra các cuộc “nội chiến” trong lòng phe nổi dậy Syria, đặc biệt là giữa các chiến binh của Quân đội Syria Tự do với ISIL.

Trong khi đó, chính phủ Syria đã nhiều lần khẳng định rõ rằng, họ sẽ không bao giờ đối thoại với các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là Mặt trận al-Nusra.

Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad cho biết, chính phủ không thể chấp nhận việc các nhóm cực đoan thuộc al-Qaeda lại được quyền đại diện cho người dân Syria ở hội nghị Geneva II. Ông Mekdad phát biểu rằng: “Tôi nghĩ, Mỹ và các nước phương Tây sẽ không bằng cách nào đó buộc chính phủ Syria đối thoại với al- Qaeda và những kẻ khủng bố".

Mekdad nhấn mạnh, Mặt trận al-Nusra và ISIL nằm trong số những nhóm mà Syria sẽ không bao giờ đối thoại.


Kiệt Linh - (tổng hợp)
http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_1709425/huynh_de_tuong_tan_phe_noi_day_dau_hang_assad.html

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lịch sử về Syria

Theo Reuters, AFP và AP, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 27/9 đã thông qua một nghị quyết lịch sử yêu cầu tiêu hủy các vũ khí hóa học của Syria, song không đe dọa có hành động trừng phạt tự động đối với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad nếu Damascus không tuân thủ nghị quyết này.

Cuộc bỏ phiếu với sự đồng thuận của tất cả 15 thành viên Hội đồng Bảo an nói trên đã chấm dứt nhiều tuần ngoại giao căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Nghị quyết này dựa trên một thỏa thuận mà Moskva và Washington đạt được hồi đầu tháng tại Geneva sau vụ tấn công bằng khí độc thần kinh tại một khu ngoại ô Damascus khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Đây là nghị quyết đầu tiên được thông qua về cuộc xung đột Syria kể từ khi giao tranh nổ ra hồi tháng 3/2011, sau khi Nga và Trung Quốc từng ba lần sử dụng quyền phủ quyết của ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an để bác bỏ các nghị quyết liên quan tới quốc gia Trung Đông này. Dưới đây là một số nội dung chính của bản nghị quyết:

- Về vấn đề trừng phạt: Hội đồng Bảo an quyết định trong trường hợp Syria không tuân thủ nghị quyết này, bao hàm cả việc chuyển giao trái phép các vũ khí hóa học hoặc bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào của bất kỳ ai tại Cộng hòa Arập Syria, Liên hợp quốc sẽ áp đặt các biện pháp theo Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc.

- Về vấn đề trách nhiệm giải trình: Hội đồng Bảo an bày tỏ sự lên án mạnh mẽ rằng những cá nhân chịu trách nhiệm về hành động sử dụng vũ khí hóa học tại Syria sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

- Về vấn đề vũ khí hóa học: Hội đồng Bảo an lên án với ngôn từ mạnh mẽ nhất đối với mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, đặc biệt là vụ tấn công ngày 21/8/2013, vi phạm luật pháp quốc tế. Hội đồng Bảo an quyết định Syria sẽ không sử dụng, phát triển, tìm kiếm, lưu trữ và duy trì vũ khí hóa học, đồng thời không chuyển giao dù trực tiếp hay gián tiếp, loại vũ khí này cho các thực thể nhà nước hoặc phi nhà nước khác.

- Về vấn đề chuyển giao chính trị: Hội đồng Bảo an hoàn toàn tán thành Tuyên bố chung Geneva ngày 30/6/2012, theo đó đề ra một số bước đi chủ chốt bắt đầu bằng việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp có đầy đủ quyền hành pháp. Chính quyền chuyển tiếp, được thành lập trên nguyên tắc đồng thuận, sẽ bao gồm thành việc của Chính phủ Syria hiện nay và phe đối lập cùng một số nhóm khác. Hội đồng Bảo an kêu gọi triệu tập càng sớm càng tốt một hội nghị quốc tế về Syria nhằm thực thi Tuyên bố chung Geneva 30/6 và kêu gọi tất cả các bên tại Syria tham dự hội nghị này một cách nghiêm túc trên tinh thần xây dựng.

Các quan chức Liên hợp quốc cho biết thêm Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng ngày thông báo hội nghị hòa bình mới về Syria (hội nghị Geneva 2) sẽ được tổ chức tại thành phố này của Thụy Sĩ vào giữa tháng 11 năm nay./.

(Vietnam+)
http://vietnamplus.vn/Home/Lien-hop-quoc-thong-qua-nghi-quyet-lich-su-ve-Syria/20139/218074.vnplus

descriptionChếtRe: Tình hình Syria

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply