Bước vào thế kỷ 21, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, tạo ra những thời cơ thuận lợi và những thách thức cho mỗi dân tộc, quốc gia trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, nổi lên một số loại tội phạm như: các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm về ma túy; tội phạm về môi trường; tội phạm mua bán người; tội phạm rửa tiền; tội phạm sử dụng công nghệ cao… đáng chú ý ở nhiều vụ có nhiều đối tượng tham gia, hoạt động có tổ chức, hoạt động phạm tội xuyên quốc gia, với những phương thức thủ đoạn mới gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng.

Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Công an, lực lượng Công an nhân dân đã có những bước trưởng thành rõ rệt cả trong xây dựng lực lượng lẫn công tác phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Có nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề trên, song một trong những nguyên nhân quan trọng có tính chất quyết định vẫn là đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật của chúng ta hiện nay còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế sẽ vô cùng quyết liệt, chúng ta vừa phải đảm bảo an ninh trật tự, vừa phải giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước vừa phải đảm bảo quan hệ hợp tác với các quốc gia trên nguyên tắc chung sống hòa bình, các bên cùng có lợi, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lực lượng Công an nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chung này, do đó cần phải xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch vững mạnh. Muốn đạt được điều đó phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Để phục vụ cho công tác đào tạo lực lượng Công an nhân dân, hiện đại hóa các kiến thức khoa học, trong đó có Khoa học hình sự. Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức các nhà Khoa học biên soạn Bộ sách Khoa học hình sự nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đào tạo, học tập nghiên cứu nâng cao trình độ cán bộ cũng như hướng dẫn hoạt động điều tra tội phạm trong tình hình hiện nay. Bộ sách gồm 5 tập được trình bày trên khổ 19 x 27cm, bìa cứng:

Tập 1: Lý luận chung của Khoa học hình sự. Tập sách với độ dày 367 trang, được kết cấu thành 15 chương:

 
 

 

Chương 1: Khái niệm, cấu trúc và chức năng của Khoa học hình sự

Chương 2: Nhiệm vụ, nguyên tắc và những quy luật phát triển của Khoa học hình sự

Chương 3: Đối tượng và bản chất của Khoa học hình sự

Chương 4: Lý luận về ngôn ngữ, biện pháp nghiên cứu và phân loại Khoa học hình sự

Chương 5: Lý luận cơ bản về mô tả và sao chép chứng cứ

Chương 6: Lý luận cơ bản về đồng nhất hình sự

Chương 7: Lý luận cơ bản về truy nã, truy tìm trong hoạt động điều tra hình sự

Chương 8: Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong điều tra vụ án hình sự

Chương 9: Lý luận cơ bản về tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm

Chương 10: Lý luận về giả thuyết điều tra trong điều tra vụ án hình sự

Chương 11: Lý luận về kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Chương 12: Tình huống điều tra

Chương 13: Đặc điểm hình sự của tội phạm

Chương 14: Nghiên cứu thủ đoạn gây án và đặc điểm nhân thân của bị can trong Khoa học hình sự

Chương 15: Sự phát triển của Khoa học hình sự trên thế giới
 

Tập 2: Kỹ thuật hình sự. Tập sách với độ dày 935 trang, được kết cấu thành 13 chương:

 

 

Chương 1: Lý luận chung về kỹ thuật hình sự

Chương 2: Nhiếp ảnh và quay phim hình sự

Chương 3: Nghiên cứu đặc điểm dạng người

Chương 4: Lý luận chung về nghiên cứu dấu vết hình sự

Chương 5: Dấu vết hình sự truyền thống

Chương 6: Dấu vết hình sự hiện đại

Chương 7: Giám định gen

Chương 8: Giám định ma túy và tiền chất

Chương 9: Giám định âm thanh

Chương 10: Giám định tài liệu

Chương 11: Pháp y hình sự

Chương 12: Tàng thư hình sự

Chương 13: Kỹ thuật phòng, chống tội phạm
 

Tập 3: Chiến thuật hình sự. Tập sách với độ dày 419 trang, được kết cấu thành 15 chương:

 

 

Chương 1: Lý luận chung về chiến thuật hình sự

Chương 2: Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường

Chương 3: Khám xét

Chương 4: Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng

Chương 5: Lấy lời khai người làm chứng

Chương 6: Hỏi cung bị can

Chương 7: Đối chất

Chương 8: Nhận dạng

Chương 9: Thực nghiệm điều tra

Chương 10: Trưng cầu giám định

Chương 11: Tương trợ tư pháp về hình sự

Chương 12: Dẫn độ

Chương 13: Đặc tình trại tạm giam phục vụ điều tra hình sự

Chương 14: Bản kết luận điều tra vụ án hình sự

Chương 15: Hồ sơ điều tra vụ án hình sự
 

Tập 4: Phương pháp hình sự. Tập sách với độ dày 1119 trang, được kết cấu thành 38 chương:

 
 

 

Chương 1: Lý luận chung về phương pháp hình sự

Chương 2: Lý luận chung về điều tra vụ án hình sự

Chương 3: Phương pháp điều tra tội phạm gián điệp

Chương 4: Phương pháp điều tra tội phạm phá hoại chính sách đoàn kết

Chương 5: Phương pháp điều tra tội phạm phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Chương 6: Phương pháp điều tra tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Chương 7: Phương pháp điều tra tội phạm khủng bố

Chương 8: Phương pháp điều tra tội phạm giết người

Chương 9: Phương pháp điều tra tội phạm cố ý gây thương tích

Chương 10: Phương pháp điều tra tội phạm hiếp dâm

Chương 11: Phương pháp điều tra tội phạm cướp tài sản

Chương 12: Phương pháp điều tra tội phạm anh yêu em tài sản

Chương 13: Phương pháp điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chương 14: Phương pháp điều tra tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Chương 15: Phương pháp điều tra các vụ cháy

Chương 16: Phương pháp điều tra tội phạm chống người thi hành công vụ

Chương 17: Phương pháp điều tra tội phạm mua bán người

Chương 18: Phương pháp điều tra tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm

Chương 19: Phương pháp điều tra tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc

Chương 20: Phương pháp điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng

Chương 21: Phương pháp điều tra tội phạm buôn lậu

Chương 22: Phương pháp điều tra tội phạm sản suất buôn bán hàng giả

Chương 23: Phương pháp điều tra tội phạm tham ô tài sản

Chương 24: Phương pháp điều tra tội phạm cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Chương 25: Phương pháp điều tra tội phạm thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước

Chương 26: Phương pháp điều tra tội phạm hối lộ

Chương 27: Phương pháp điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao

Chương 28: Phương pháp điều tra tội phạm rửa tiền

Chương 29: Phương pháp điều tra tội phạm về môi trường

Chương 30: Phương pháp điều tra tội phạm trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

Chương 31: Phương pháp điều tra tội phạm sản suất trái phép chât ma túy

Chương 32: Phương pháp điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Chương 33: Phương pháp điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản suất trái phép chất ma túy

Chương 34: Phương pháp điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản suất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Chương 35: Phương pháp điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Chương 36: Phương pháp điều tra tội phạm chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy

Chương 37: Phương pháp điều tra tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Chương 38: Phương pháp điều tra tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.
 

Tập 5: Tâm lý học hình sự. Tập sách với độ dày 415 trang, được kết cấu thành 6 chương:

 
 

 

Chương 1: Một số vấn đề về tâm lý học tội phạm

Chương 2: Tâm lý học điều tra tội phạm

Chương 3: Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự

Chương 4: Tâm lý hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và hành vi phạm tội

Chương 5: Ứng dụng liệu pháp thôi miên và sử dụng máy phát hiện nói dối trong hoạt động điều tra hình sự

Chương 6: Tâm lý trong hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân

Bộ sách do Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, trực thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân biên soạn và phát hành dưới sự chỉ đạo của Thượng tướng, GS, TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và do Thiếu tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân làm Tổng chủ biên.

Đây là bộ sách hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực này. Bộ sách đã kế thừa những thành tựu được đúc kết trong quá trình đào tạo đại học và sau đại học ngành Điều tra hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân, thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm trong cả nước. Bộ sách có tham khảo các tài liệu của các Nhà khoa học, các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khoa học rộng nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các đọc giả để lần tái bản sau thêm hoàn thiện.

Mọi thông tin về Bộ sách xin trực tiếp liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an. Địa chỉ: xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội. ĐT: 069.46238, Di động: 0912 133 916

Xin trân trọng giới thiệu bộ sách với bạn đọc.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Văn Nhật
Giám đốc TTNCTPH và PNTP - Học viện CSN