Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtNguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
Tên sách: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp
Tác giả: Vĩnh Xuyên (Lê Quang Khai)
Nhà xuất bản: Mũi Cà Mau
Số hoá: Dongdoan, Sao Vàng

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong lịch sử kháng Pháp của nhân dân ta, tên tuổi Nguyễn Trung Trực sáng chói với chiến công đốt tàu L’ESPERENCE (10-12-1861) trên vàm sông Nhật Tảo và trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (16-6-1868).

Suốt những năm tháng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Nguyễn Trung Trực đã tỏ rõ những tính cách ưu việt của mình. Đó là một con người tài trí mưu lược; một khí phách can đảm, anh hùng, một đức tính trung hiếu vẹn toàn. Cuộc đời sinh động và hào hùng của ông được nhân dân ca ngợi và tôn kính với biết bao câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Mỗi câu chuyện có nội dung khác nhau và hàm chứa một ý nghĩa, một bài học đạo lý khác nhau, nhưng tựu trung nhằm khắc họa hình ảnh cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vì dân, vì nước...

Tác giả Vĩnh Xuyên (Lê Quang Khai) với nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực và được sự giúp đỡ của Hội Văn học Nghệ thuật cùng Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang, đã hoàn thành bản thảo sách viết về Nguyễn Trung Trực.

Với ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn" và thắp sáng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 3 tập sách: "Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp”, "Nguyễn Trung Trực - chuyện kể dân gian" và "Nguyễn Trung Trục - diễn ca”.

Chúng tôi mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc gần xa để chất lượng sách ngày càng tốt hơn.
------------
Lời ngỏ

Có một số bạn đọc đã gởi thư hoặc tiếp xúc hỏi tôi về thân thế của Cụ Nguyễn Trung Trực, chẳng hạn như: tên họ ông bà, cha mẹ, anh chị em và vợ con tên gì? Mồ mả hiện chôn cất ở đâu? Tuổi thật của Cụ Nguyễn dện ngày hy sinh là bao nhiêu tuổi? Còn và còn nhiều câu hỏi khác nữa...

Hỏi như vậy cũng đúng. Vì đứng về quan điểm lịch sử khi nói dện một danh nhân nào, ở mọi lĩnh vực - nhất là lĩnh vực anh hùng dân tộc, có dày công dực chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước - Ai ai cũng muốn hiểu rõ về thân thế và sự nghiệp của vị đó hầu sau này kể lại cho con cháu nghe để hiểu biết mà nối lưu truyền thống cao đẹp của tiền nhân.

Đối với Nguyễn Trung Trực cũng thế, Người đã có một thời làm rạng danh nòi giống. Tám năm trời kiên cường bết khuất chống bọn xâm lược Pháp với bao kj công hiển hách và đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Rõ nét nhất với hai chiến tích lẫy lừng đã ghi điểm son trong trang sử nước nhà. Đó là đốt tàu Espérance (Hy vọng) của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868). Nên nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt đã đánh giá những chiến công ấy bảng hai câu thơ bất hủ:

"Hoa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”


Tạm dịch:
"Lửa cháy Nhật Tảo bừng trời đất.
Kiếm phạt Kiên Giang khóc quỷ thần"

Sự nghiệp của cụ là thế, còn thân thế của cụ lại quá ư phức tạp, bởi trong cuộc đời của cụ có nhiều chỗ hãy còn khép kín, chưa có mấy ai giải mở hết được bằng những chứng lý rõ ràng, chính xác. Có lẽ đây là nỗi băn khoăn, trăn trở không ít đối với các nhà nghiên cứu lịch sử ở nước

Từ trước đến nay, khi muốn viết về Nguyên Trung Trực, đa số đều dựa theo tài liệu của các tác giả người Pháp như: Paul Vial, Jean Bouchet, Alfred Sebreiner, George Taboulet... Nhưng nhiều nhất là của Paul Vial, nguyên là Giám đốc Sở Nội vụ của Thống đốc Nam kỳ, người có điều kiện nắm bắt mọi sự kiện lịch sử xảy ra ở Nam kỳ vào thời đó ông đã viết nhiều tập với nhan đế: "Những năm đầu Đông Dương, thuộc địa của Pháp" (Les premières années de la Cochinchine, colonie Francaise).

Ngoài ra còn dựa vào cuốn Đại Nam Thực Lục chính Biên Đệ Tứ kỷ của Viện Quốc Sử Quán triều Nguyễn hoặc của các cụ cùng thời như Nguyễn Thông, Trương Gia Mô, Huỳnh Mẫn Đạt v.v... Mặt khác cũng căn cứ theo những lời truyền khẩu của các bậc lão thành. Nhưng truyền khẩu đôi khi có hư cấu nên không tránh khỏi sự sai lệch hay hạn chế phần nào tính lịch sử của nhân vật và sự kiện.

Tuy thế, chúng ta cũng phải dựa vào lối truyền khẩu trùng lặp có cơ sở minh chứng để lấy đó làm nguồn sử liệu. 

Việc làm này chắc chắn không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quí độc giả niệm tình thông cảm và đóng góp ý kiến xây dựng.
Xin chân thành đa tạ.
VĨNH XUYÊN

descriptionChếtRe: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
I. THÂN THẾ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC

1 . Tổ tiên:


Ông bà, cha mẹ của Nguyễn Trung Trực vốn người miền Trung. Quê ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Về sau, cha mẹ ông di chuyển vào Nam lập nghiệp, sinh sống tại làng Bình Nhựt, tổng Bình Cách (Chú thích: Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), tổng Bình Cách gồm có 3 tổng: Bình Cách, Bình Cách Trung và Bình Cách Thượng. Thôn Bình Nhựt nằm trong tổng Bình Cách Thượng), huyện Thuận An, phủ Tân An, thành Gia Định. Nay là ấp I, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

+ CHA (Họ và tên):

Theo tông chi Bình Nhựt (Long An) tên cha là Nguyễn Văn Phụng. 

Theo tông chi Tân Thuận (Cà Mau) tên cha là Nguyễn Trung Thăng (Chú thích: Trong tông chi của ông Lê Văn Dễ ở xã Tân Tiên, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (ông là cháu, gọi em gái thứ bảy của Nguyễn Trung Trực bằng bà cố) thì ghi tên cha là Nguyễn Cao Thăng)

+ Mẹ : cả hai tông chi này không ghi rõ họ và tên của mẹ .

2. Bản thân:

Cha mẹ sanh ông ra tại Tân An (Long An).

2.1. Họ và tên:

Lúc mới sanh, ông được đặt tên là Nguyễn Văn Nhơn, sau đó đổi thành Lịch. Đúng vậy, vì sau khi chiến thắng trận Nhật Tảo, vua Tự Đức sắc phong cho ông chức Quản Cơ Bình Thuận nên người ta thường gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch. Vả lại trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng có ghi: "... Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản Cơ Bình Thuận. Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng (Chú thích: Có tài liệu ghi là Nguyễn Văn Sang và Huỳnh Khí Nhượng) cùng 20 người nữa làm cai đội đều được cho ngân tiền. Binh lính tham gia được thưởng chung 1.000 quan tiền. Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai..."

Đến năm 1867 vua Tự Đức lại sắc phong cho ông chức Thành Thủ úy Hà Tiên. Ông đến nơi nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất Hà Tiên trước đó mấy ngày rồi, ông rút lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên 20km) lập căn cứ chống Pháp. Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực cho đến ngày hy sinh.

2.2. Tuổi tác

Có rất nhiều tư liệu nói về tuổi tác của Nguyễn Trung Trực rất khác biệt nhau. Có chỗ nói ông trên 40 tuổi trên 50 tuổi .v.v... Nhưng cũng có nhiều cứ liệu xác định tuổi thật của ông một cách khoa học và có cơ sở hơn như:

* Ông Nguyễn Văn Đồ là cháu cố của em ruột Nguyễn Trung Trực cho biết: "Năm cố cả tôi (Trực) qua đời đã ngoài 30 tuổi”

* Theo tờ hôn thú của Nguyễn Thành Truyện lập năm 1909. Người đứng chủ hôn là ông Nguyễn Văn Thơ 59 tuổi. Nguvễn Văn Thơ là em út của Nguyễn. Trung Trực - theo tông chi Tân Thuận, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Như vậy Nguyễn Văn Thơ sanh năm 1850. Trong 8 anh em của Nguvễn Trung Trực, nếu lấy trung bình khoảng cách 15 năm, nghĩa là tuổi con cả hơn người em út 5 tuổi, thì Trung Trực sanh khoảnh năm 1835 (?). Do đó chính tôi khẳng định rằng lúc Nguyễn Trung Trực hy sinh năm 1868 đã ngoài 30 tuổi (theo cuốn Nguvễn Trung Trực - Thân thế sự nghiệp - Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 - trang 202).

descriptionChếtRe: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
2.3. Nghề nghiệp:

Không có tài liệu nào xác định rõ nghề nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Nhưng lại nói rằng ông rất giỏi võ, dùng võ bắt cướp Ba Cụm, dùng võ dạy cho nghĩa quân, dùng võ đánh Pháp... Đó chính là vốn "di truyền" của ông cha gốc người Bình Định, nơi "sáng tạo" ra võ nghệ cao cường nhất nước. Vì thế nên có hai câu thơ:

"Ai về Bình Định mà coi,
Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền"


Còn nói ông thành thạo về nghề chài lưới cũng đúng. Vì ông sanh ra ở vùng sông rạch Bến Lức (Long An). Nơi mà đời sống kinh tế của người dân đều phụ thuộc vào nghề chài lưới và nghề nông. Ông lớn lên từ nơi đó, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng vào những nghề nghiệp này, nhất là nghề chài lưới. Nên sau này người ta cũng thường gọi ông là: "Anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực".

2.4. Trình độ học vấn:

Tra cứu hầu hết các tài liệu thì không thấy nơi nào nói dòng họ của ông có người đỗ đạt từ chương, khoa bảng hay làm một chức quan nhỏ nào trong chính quyền nhà Nguyễn (ngoại trừ ông). Cũng không nghe thấy ông học văn chương với ai. Và đã từng ngâm thơ vịnh phú với bất kỳ nhân sĩ nào. Thế mà trước khi bị hành quyết, ông ứng khẩu làm một bài thư thất ngôn tứ cú tuyệt tác như sau:

Thư kiếm tùng nhung thuở thiếu niên,
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền.
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa,
Bão hận thâm cừu bất đái thiền.


DỊCH

Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.

(Đông Hồ dịch)

Về điểm này đa số trong chúng ta đều phân vân, nghi ngờ... Nhưng mãi đến bây giờ chưa thấy ai phủ nhận hay tìm ra được nguồn gốc khác.

3. Vợ và con:

Cả hai tông chi Bình Nhựt và Tân Thuận đều ghi Nguyễn Trung Trực không có vợ con gì cả. Nhưng căn cứ nhiều tài liệu chính xác đã khẳng định ông có vợ và có một đứa con trai. Trước khi ông hy sinh thì vợ và con ông đều chết hết.

descriptionChếtRe: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
3.1. Họ và tên vợ:

Về họ và tên vợ có hai ý kiến khác biệt nhau.

a. Vợ tên là ĐIỀU:

Căn cứ theo một số truyền khẩu nói rằng vợ của Nguyễn Trung Trực tên là Điều. Bà đã từng tham gia trong đội nghĩa quân và cũng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà Điều vâng lệnh Nguyễn Trung Trực đi do thám đồn Săn Đá Kiên Giang bị chúng phát hiện rồi bắt bà. Tên Chủ tỉnh định giở trò cưỡng hiếp. Nguyễn Trung Trực kịp đến giải vây cứu được bà. Và một lần sau, bà bị bắt cùng một lượt với Quản Câu, xã Lý. Chúng đem nhốt tất cả vào khám lớn. Mãi cho đến khi ông đánh chiếm được đồn và giải thoát cho họ.

Nếu vợ ông quả là bà Điều này thì tên họ thật của bà là THI-BA-ĐO (theo dân tộc Khơ-me, người nữ thường lấy chữ THI làm họ). Người ta thường gọi tắt là Ba Đô hay Bà Đỏ. Về sau Bà Đỏ có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng là người thân tình của Nguyễn Trung Trực. Do sợ kỵ húy nên người ta gọi Bà Điều là Bà Đỏ (Chú thích: Màu điều cũng là màu đỏ, nhưng xem hơn (có pha chút màu đen)). Như vậy Bà Đỏ hay Bà Điều cũng chỉ là một người mà thôi (Chú thích: có tài liệu nói rằng Bà Điều và Bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải là một người).

b. Vợ tên là ĐỊNH:

Trọng suốt quá trình chống Pháp ở đất liền, chưa có tài liệu nào khẳng định Nguyễn Trung Trực có vợ và có con. Nhưng khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp cho đến ngày hy sinh, người ta mới biết ông có một người vợ và một đứa con trai. Cả hai đều chết ở Phú Quốc. Hiện nay vẫn còn di tích.

Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam (Phú Quốc) đã viết: "Một điều đáng chú ý là: Qua xác minh thì ở Cửa Cạn có mộ của vợ con cụ. Hàng năm nhân dân tổ chức cúng vào ngày 19/8 âm lịch rất lớn... Họ gọi bà là "Bà QUAN LỚN TƯỚNG. Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊ KIM ĐỊNH".

Đây là di chứng có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.

3.2. Tên con:

Về phần tên con của ông cũng có nhiều ý kiến khác biệt như sau:

a. Có ý kiến nói rằng "công tử" sanh ra được ba, bốn ngày thì chết nên không kịp đặt tên.

b. Có ý liến nói rằng "Công tử" sanh ra được hơn một tháng mới chết. Cũng chưa có tên (Theo tài liệu Lê Hoàng Nam - Phú Quốc).

Qua hai ý kiến trên, tôi có phần nhận xét như sau:

- Việc sanh con được ba, bốn ngày chưa đặt tên mà chết - Đó là việc thông thường.

- Việc sanh con được hơn một tháng chết, chưa có đặt tên - Đó là sự cá biệt, rất hiếm có (?)

Theo thường tình, đôi vợ chồng lần đầu vợ mới mang thai thì chắc chắn hai vợ chồng sẽ trao đổi việc đặt tên con. Nếu con trai thì phải đặt tên gì cho hay, cho hùng... Nếu là gái thì phải đặt tên gì cho đẹp, cho duyên dáng. . . Đó là tâm lý chung, kể cả những người lao động, ít học. Đằng này Nguyễn Trung Trực là một người có chức tước ngang hàng Chánh Tứ phẩm của triều đình, chẳng lẽ ông không biết đến sự quan trọng của việc đặt tên cho con để sau này nối dõi tông đường hay sao?

Có một điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là trong hai lần trao con: Lần đầu trao con cho người cận vệ nhờ len lỏi đem "công tử" xuống xóm tìm người cho bú hộ và lần sau ông tự bồng con đi vào rừng sâu tìm bọng cây to đặt con vào đó, rồi đi ngay xuống triền đồi để tiếp tục chỉ huy cuộc chiến.

Trong hai lần như vậy chắc hẳn ông cũng phải có chút hy vọng con mình sẽ sống sót để khi khôn lớn nó biết rõ tông tích hay người nhặt được nhìn bút tích biết đó là con của ông mà sẵn lòng đem về nuôi nấng hộ.

descriptionChếtRe: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
4. Anh em:

Về phần anh em của Nguyễn Trung Trực có 3 tông chi ghi khác biệt nhau:

- Tông chi số 1 tại chùa Sùng Đức (chợ Lớn - TP. Hồ Chí Minh) có 3 anh em: 2 nam, 1 nữ. Nhưng không ghi rõ tên.

- Tông chi số 2 tại Bình Nhựt (Long An), do ông Trần Văn Mới giữ, ghi có 2 anh em: 1 nam, 1 nữ. 

1. Nguyễn Văn Nhơn (Lịch).

2. Nguyễn Thị Đạt.

- Tông chi số 3 tại Tân Thuận (Cà Mau), do ông Nguyễn Văn Đồ giữ, ghi có 8 anh em: 4 trai, 4 gái:

1 Nguyễn Trung Trực.

2. Nguyễn Thị Khuê.

3. Nguyễn Thị Thiểu.

4. Nguyễn Công Khanh.

5. Nguyễn Thành Luông.

6. Nguyễn Thị Đạt.

7 . Nguyễn Thị Đào.

8. Nguyễn Văn Thơ.

5. Mồ mả :

Nhìn qua các bảng tông chi kể trên, đặt cho chúng ta nhiều nghi vấn về sự quan hệ giữa hai dòng họ Tân Thuận và Bình Nhựt (?). Nhưng khi kiểm nghiệm và so sánh lại phần mồ mả ông bà, cha mẹ, anh em, chúng ta mới có được vài tia sáng để lý giải và khẳng định hai dòng họ này có cùng chung một huyết thống, cùng chung một tổ tiên.

BẢNG SO SÁNH VỀ PHẦN MỒ MẢ:

1. Tại nghĩa trang Bình Nhựt (Long An):

Có: mộ ông bà nội và mộ em gái thứ sáu.

Không: có mộ cha mẹ và mộ Nguyễn Trung Trực.

Hiện nay do ông Trần Văn ới chăm nom, săn sóc.

2. Tại nghĩa trang Tân Thuận (Cà Mau):

Có: mộ cha mẹ và 6 anh chị em.

Không: có mộ ông bà nội, mộ em gái thứ sáu và mộ Nguyễn Trung Trực.

Hiện nay mồ mả này do ông Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Văn Phát trông nom, săn sóc.

descriptionChếtRe: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply