Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtTiểu thuyết hấp dẫn: "24 Giờ Lên Đỉnh"

more_horiz
Hãy để bạn đọc khát khao, hãy để bạn đọc cùng hy vọng dưới trang văn của Nguyễn Thị Anh Thư cùng với 24 giờ lên đỉnh.

24 Giờ Lên Đỉnh



Trời sinh em gánh số phận đàn bà
Để bão giông của cuộc đời quật tới
Anh ở đâu, hãy cho em bến đợi
Một chốn bình yên để nương náu tâm hồn.

Giữa bão giông, mưa gió dập dồn
Em đợi anh, người đàn ông lịch lãm
Biết cùng em xua tan vầng u ám
Biết yêu em cho đến phút cuối cùng.....



Để viết cuốn tiểu thuyết 24 giờ lên đỉnh, để viết được về số phận của đàn bà, để viết về một vấn đề kinh tế đang nóng bỏng trong cuộc sống này, Anh Thư phải học, phải nghiên cứu rất kỹ mới dám đi vào nhân vật có nghề nghiệp không hề dán mác hay sắp đặt sẵn cho họ. Cái nhìn thấu tâm can đàn bà từ những câu chuyện như Không nhan sắc, đến Món giả cầy, cái khát vọng nhất mà Anh Thư đau đáu là nhân vật người đàn ông vừa tài hoa, lịch lãm, vừa biết trân trọng phụ nữ. Nhân vật như ước mơ ấy thì chỉ có văn chương xây dựng nên. Thật khó tìm trong đời thực.

Hãy để bạn đọc khát khao, hãy để bạn đọc cùng hy vọng dưới trang văn của mình, chỉ ra những cái tàn ác không nhìn thấy, không dễ thấy cũng là nhiệm vụ của nhà văn. Để bạn đọc đọc sách, ngấm, và rút ra kinh nghiệm ở đời.

Click Đọc Ngay để đọc truyện!

descriptionChếtChương 1: Phương Quang Sáng

more_horiz
03 giờ 30 phút - 20 - 06 - 2008



Sáng sập cửa, nén giận - bật khoá - giập ga. Chiếc Mercedes Benz gầm cao đen bóng rú lên, quét một luồng ánh sáng đèn pha sáng loá, cắt toang mù sương trong cái sân lát gạch bát rộng thênh thang loáng đẫm sương đêm.

Anh đánh mạnh vô lăng.

Chiếc ô tô liệng một nửa vòng cuồng nộ lao ra cổng.

Sáng biết chắc: ông Thưởng - cha của anh - một lão nông đã bảy mươi bảy tuổi gầy gò, nhưng cao lớn và rất săn chắc, ánh mắt vẫn sáng quắc như mắt chim ưng; cứ ngồi tỉnh khô trong cái ghế đại sẽ không thèm đưa mắt nhìn theo thằng con mình.

Cái ghế đại chạm trổ lộng lẫy mà cha anh trong bộ đồ lụa Thái Tuấn màu nâu tây đang ngồi oai vệ trên đó là nằm trong bộ bàn ghế và trường kỷ làm bằng gỗ nu hay còn gọi là gỗ lut. Cây nu thuộc họ gõ đỏ, và đã được Unescô liệt vào sách đỏ vì sắp tiệt chủng.

Gỗ nu trở nên vô giá, vì quá hiếm. Người ta khi đã trộm được, thường hay xẻ chúng ra nâng niu đánh bóng chỉ dùng chúng làm vật liệu quý cho những bức tranh gỗ, dùng để trang trí nhà thờ hoặc làm giả những viên đá hoa cương lát nhà cho các triệu phú, tỉ phú Đô la trên thế giới ở.

Loại gỗ đó không có đường vân thành thớ hoặc lượn sóng như các loại gỗ cũng rất đắt đỏ khác. Gỗ nu có vân đặc biệt quý, chúng vặn xoắn những vòng ốc nhỏ xen kẽ thành từng mảng màu rất tách biệt, chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay màu đỏ thắm, màu nâu sậm, mầu vàng, màu ghi... Đôi lúc, màu sắc của chúng trông như những tảng hổ phách.

Mùa hè, chạm tay vào, gỗ nu lạnh mát như đá. Nhưng mùa đông, khi ngồi lên chúng, ta vẫn cảm như được ôm ấp, và đâu đó như có hơi gỗ ấm áp đang thở.

Vì vậy mà gỗ nu được định giá bằng tiền triệu trên từng kg, hoặc những trăm nghìn Đô trên mét khối tuỳ lúc và tuỳ thích.

Tuy nhiên, vì gỗ nu quá rắn. Gỗ nu quá quánh chắc, cân lên nặng như đá thật. Nhất là khi nó được cấu tạo chỉ bằng những chỗ u gồ lên trên thân cây, cho nên thao tác mỹ nghệ trên nó cực khó.

Nhưng bù lại, khi chế tác xong, đánh bóng lên, các hoa vân đặc biệt vặn xoắn dày đặc sẽ cho vật thể hoàn toàn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ.

Trông món đồ gỗ lúc ấy sẽ trong suốt như thể được cấu thành từ tổng thể các loại ngọc long lanh màu đỏ sậm, màu nâu, màu vàng hổ phách. Đặc biệt quý là khi các mảng màu ấy được tách bạch bằng những đường viền như được dát kim loại vàng lấp lánh. Và chúng phát sáng bằng chính những đường ốc vân vẩy kỳ lạ đó. Vì thế lúc đó người ta gọi loại gỗ này là hổ bì tức là da hổ. Nhưng giá cả của chúng lúc đó thì...

Thôi!... Quên đi!... Cái giá trị của đẳng cấp nghệ thuật mới là vô giá!

Sáng vẫn thường có khát vọng được sở hữu những gì là đỉnh nhất, nên ngay lập tức anh mê hổ bì. Anh mê nó đến điên cuồng, mê ngay khi lần đầu tiên nhìn thấy nó.

Sáng cầu kỳ lặn lội đến gặp ông Vũ Văn Quý giám đốc công ty Hưng Long nổi tiếng tận làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh yêu cầu được chính kỹ sư hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đức dựa theo mẫu Lu- y thế kỷ 16 của Pháp thiết kế sao cho bộ trường kỷ hổ bì của anh có thêm vẻ Việt Nam.

Nó phải vừa dân tộc mà vẫn hiện đại để các đời sau, con cái cháu chắt anh vẫn có thể nhảy đầm bên nó mà không lố.

Sáng đã mò mẫm tìm hiểu trên Internet, trong giới đồ gỗ mỹ nghệ và được biết chỉ riêng công ty đồ gỗ Hưng Long ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh mới có khả năng thu gom được đủ một số lượng lớn gỗ hổ bì để chế tác nổi một bộ đại trường kỷ.

Và cũng chỉ có Công ty này mới có bí quyết nhà nghề để thớ gỗ hổ bì trở nên mềm đi trong thời gian chế tác, còn sau khi hoàn thành rồi thì nó lại trở nên quánh chắc như đá thật. Tựa như bí quyết ngâm trứng vào dấm cho mềm vỏ cứng để trứng lọt dễ dàng qua miệng chai mà vẫn không vỡ lòng đỏ.

Cũng phải mất đằng đẵng gần năm trời chờ đợi Sáng mới có được một bộ độc bản đại trường kỷ cực kỳ lộng lẫy, mà chắc hẳn khó có được một bộ thứ hai giống vậy. Anh đã mang nó về cho cha anh - ông Phương Văn Thưởng ở làng Hoàng Ngôn, xã Kỳ Nguyên huyện Tĩnh Hà trưng bày trong nhà.

Và lúc này, cha Sáng đã lại ngồi thu chân, chễm chệ trên chiếc ghế vô giá đó. Cha anh cũng mê thích nó. Với anh, đó là niềm vui, lẽ đương nhiên của một người con hiếu thảo. Nhưng quá sớm! Đêm còn chưa qua, ngày còn chưa rạng.

Và muôn lần như một, trước mặt ông chẳng khi nào thiếu cái chén sứ đồ Giang Tây chưa bao giờ vơi một thứ nước sóng sánh màu nâu cánh gián của rượu thuốc không ngâm tay gấu thì cũng cao hổ cốt do thằng con trai út - chính là anh - Phương Quang Sáng đích tay ngâm biếu.

Giờ đây, ông súc miệng bằng thứ rượu quý ấy, kê mông lên chiếc ghế hiếm ấy, tay cầm chiếc điếu cày - vật bất ly thân tự tay ông gò bằng mảnh duyra thân chiếc máy bay - chiếc máy bay Mỹ đã bị chính ông cùng đội dân quân xã đã từng được phong là Đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang thời xa xưa bắn rơi trên cánh đồng làng Hoàng Ngôn; rúc lên hai hơi liền giòn tan nõ điếu cho ngây ngất tâm thần - để rồi thoả sức chê bai anh - cái thằng đã rước bằng được những cái thứ quý hiếm, độc nhất vô nhị đó về dâng ông ngự thưởng.

Sáng biết cha mình sẽ lại xoè mồi lửa vào nõ điếu, rít thêm một hơi thuốc lào Tiên Lãng cháy cổ, phà khói ra một cách khoái trá lần nữa, rồi ông mới liếc xéo cái ánh mắt vẫn quen lia nhanh như chớp theo hướng anh đi, vẻ vừa kinh thường vừa giận dỗi, bất cần: - Đi đi! Mang hết cả đi!

Sáng thừa biết cha mình đang nghĩ gì: “...Thôi, thôi, tôi xin ông! Ông muốn hành cái phép tắc, cái luật lệ, cái nghi lễ văn hoá văn hiếc, gì gì… của ông thì ông cứ mang đi đâu đó mà hành… nhé! Còn cái làng này nó chẳng thiết, mà tôi, tôi cũng chẳng cần.… Rõ là nhiễu sự! Rõ là… là… Cứ lớn chuyện ba cái thứ lặt vặt…Đang yên đang lành thì vẽ chuyện…”

Và thể nào một viên thuốc lào nữa cũng lóe lửa đóm, nảy tâng tâng trên nõ. Chiếc điếu duya ra lại rú rít lên, gay gắt, bực bội, rồi phun khói lên… thoả mãn.

Trời đất! Chuyện gì cha anh cũng cho là chuyện vặt, khỏi cần phải bày vẽ cho mệt người! Cha có biết rằng chính vì ý nghĩ lúc nào cũng ngại mệt, lúc nào cũng ngả theo cái chủ nghĩa tuỳ tiện được đến đâu hay đến đấy, việc gì cũng chỉ được nửa vời, không chịu cố gắng dồn tâm, dồn huyết để đi đến tận cùng ước mơ ấy như cha anh, của bao đời người ở cái làng bãi ngang này mà đã khiến cho cái làng Hoàng Ngôn của cha con anh chìm nghỉm, chẳng làm sao mọc mũi sủi tăm lên được trong thiên hạ không?

Chao ôi! Cha hãy nhìn ra những tỉnh ngoài mà xem, có biết bao nhiêu địa danh lừng lẫy tên tuổi vì bề dày lịch sử văn hoá: những đền Hùng, đền Mẫu cội nguồn dân tộc bao đời; những thành cổ Tây Sơn, thành nhà Hồ, Lam kinh; những chùa Bổ, chùa Và, chùa Mía, chùa Tây Phương... thâm nghiêm, cổ kính; những cổng làng cổ Đường Lâm, chùa Cầu Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chàm…Kỳ lạ... đến tận cái xứ Đồng Văn xa mù hẻo lánh cũng có riêng cho mình cả một phố cổ… chưa nói tới kinh thành Huế, đến cố đô Thăng Long...

Cha có biết Bái Đính, Ninh Bình họ còn muốn vật sản văn hoá của địa phương mình có thứ vươn được lên đến tầm cỡ nhất Đông Nam Á không? Truyền thống văn hoá, di tích lịch sử vốn đã rất được những người dân các xứ ấy đời đời ngưỡng mộ, nâng niu, gìn giữ, vậy mà giờ đây họ vẫn chưa thoả, vẫn còn đang ra sức bồi đắp, khuếch trương rộng lớn thêm từng ngày.

Nhưng, buồn thay, cha đã bao giờ chịu bước ra khỏi cái làng Hoàng Ngôn vốn chỉ là một dải đất bãi ngang hẹp như cái dải áo, kẹt giữa đôi bên bờ cát chát mặn và đầm lầy nước lợ này, để mở to mắt ra mà nhìn các làng quê rộng lớn, giàu có, khang trang, sang trọng của thiên hạ để mà kính phục họ, thèm được như họ, và buồn cho mình đâu!

Sáng trút một hơi thở dài, cố xua ra khỏi người nỗi bực bội.

Và anh, anh nữa - một Phương Quang Sáng - nhà doanh nghiệp về bất động sản và cổ phiếu mới phất với tài sản vài ba triệu Đô la Mỹ - một Phương Quang Sáng có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Du lịch, hiện đang tu thêm một bằng Thạc sĩ nữa về Đông phương học - anh sống ở đâu mà chẳng được ở trong cái thế giới trọng Mỹ kim, thèm chất xám này chứ?

Vậy mà tại sao, tại sao anh vẫn không sao bỏ được cái làng Hoàng Ngôn nghèo nàn, khốn khổ này. Tại sao, tại sao chứ?

Vinh danh cho quê hương! Làm sao để có thể kêu gọi được tất thảy những con người cùng sống ở cái thôn Hoàng Ngôn vốn thâm căn cố đế đã có cái tính ương ương, gàn gàn này cùng có tâm huyết biến ý chí thành hành động tôn tạo vinh danh cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình?

Vậy mà, tiếc thay - cha anh - cái người thân thiết, ruột thịt gần gũi nhất của anh thì lại dường như cũng giống tất cả những người khác trong làng, cũng như chẳng hiểu gì, chẳng quan tâm gì đến điều tâm huyết của anh. Thậm chí ông lại còn có vẻ là một trong những người cảm thấy mệt mỏi và khó chịu nhất vì những việc anh đã làm.

Ôi, thế mới đáng thương thay cho khát vọng sâu sắc đang luôn nung nấu trong tâm hồn anh!

Anh - Phương Quang Sáng - thanh niên mới ba mươi tuổi, với số tài sản như thế và với số bằng cấp tàm tạm như thế cũng khá đủ cho thiên hạ phải thừa nhận là tuổi trẻ thành đạt trong cái thời buổi nhốn nháo thầy, bát nháo trò này.

Cha không hiểu rằng thằng con ông tuy chưa phải là nhất trong thiên hạ, nhưng cũng là đang cố gắng lên đỉnh sao? Cha đã không giúp được con mình thì cũng xin đừng làm đau lòng nó chứ!

Ừ, mà cha có hiểu đỉnh là gì đâu nhỉ? Đỉnh ở đây - tức là nói theo cách nói tân tiến, ý sâu lời gọn như chát của giới trẻ thế hệ @.com, chứ cắt nghĩa một cách rõ ràng và hết nhẽ thì cha phải hiểu nó là: đã trở nên một CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH với đủ nghĩa viết hoa - tức là con người của sự thành đạt toàn diện về mọi mặt: từ tri thức văn hoá, phẩm chất đạo đức cho đến tiền bạc, vật chất, công danh.

Một con người toàn mĩ như thế ắt phải sống một cách có văn hoá, phải có tinh thần uống nước nhớ nguồn. Một con người như thế ắt phải biết vun đắp cho quê hương, cho gốc gác của mình một cách tử tế.

Đó là nói đi, chứ lập luận lại thì câu đó lại thành ra: một con người không biết làm cho quê hương mình tử tế hơn, vinh danh hơn thì quả thật chưa xứng đáng là một con người có văn hoá. Mà phấn đấu để trở thành một con người toàn diện về mọi mặt lại luôn là mục tiêu của Sáng.

Tiếc thay những người già ở làng Hoàng Ngôn này thì cũng như cha anh, hình như vẫn chẳng coi những nỗ lực của cái thằng Sáng này - cái thằng Sỏi xưa kia chẳng là gì.

Sáng đánh vô lăng liệng một vòng cua gấp cháy lốp cho chiếc ô tô thoát khỏi cổng ngõ, lao vào con đường chính cắt ngang làng.

Những ngôi nhà lụp sụp, sơ sài của dân làng anh cứ lướt qua cửa kính xe của anh như một minh chứng cho ý nghĩ vừa hiện hữu trong đầu anh: còn nhiều lắm, còn hàng trăm nơi trên cái đất nước Việt Nam này giàu có và đẹp đẽ hơn hẳn cái làng Hoàng Ngôn nghèo rách, quý báu thay ăn đá gà ăn sỏi, mùa khô ruộng nứt sâu đến cả gang tay, mùa lũ cát lụt cánh đồng sâu đến nửa mét của cha anh, để anh có thể đến sống tuỳ thích.

descriptionChếtChương 2: Phương Văn Thưởng

more_horiz
03 giờ 30 phút - 20 - 06 - 2008

Chẳng đúng như Sáng nghĩ về cha mình - ông Thưởng, cha của anh chẳng hề đắc ý khi đưa mắt nhìn theo thằng con mình.

- Thằng này hôm nay làm sao thế nhỉ? - ông Thưởng cũng buồn bực không kém Sáng - mới nói có thế mà nó đã bỏ đi rồi!

Sáng vừa giận dữ giật cửa xe ô tô, lao vào, sập cửa lại. Sáng chưa cần phóng đi, ông Thưởng đã sững sờ nhìn theo.

Mọi khi ông nói nó thậm tệ hơn nhiều, nó có giận dữ đến thế đâu! Lúc nào nó cũng nhũn nhặn, xí xoá, cười vui như Tết.

Hiếm khi ông thấy có điều gì có thể làm cho thằng nhỏ này đau buồn được lâu hơn nửa ngày. Chính vì biết rõ yếu điểm này của nó mà ông hay cậy làm cha, leo thang lấn át nó.

Hôm nay - nhân câu chuyện đau lòng vì tối qua: làng từ chối không thèm nhận tiền tài trợ của thằng Sỏi con ông cho việc xây cổng làng. Ông là cha của nó nên ông cũng giận làng - ông muốn cởi lòng, cởi dạ với con mình tất cả mọi điều vẫn cồn cào, chất chứa trong lòng cha nó mấy chục năm qua.

Ấy thế mà ông mới có vài câu rào đầu nó đã bỏ đi. Còn biết bao nhiêu những điều quan trọng, những vấn đề chính - cũng như những lần trước - nó đã kịp nghe được tí gì đâu! Nó đã biết hết được lòng cha nó đâu!

Cái thằng Sỏi này! Ông vẫn thầm tự hào về nó biết bao nhiêu thì cũng lại đầy ngờ vực về nó bấy nhiêu.

Tiếng là con trai ông thật, nhưng ông Thưởng cũng chẳng hiểu Sỏi được là bao; lại càng chẳng biết rõ hết được những nẻo đường đời mà nó đã từng trải.

Ông tự cảm thấy mình làm cha nhưng cũng chẳng thấu được hết những gì làm Sỏi đau khổ, cũng như chẳng chung đường được với những khát khao, mong muốn của nó - toàn những thứ ảo vọng to lớn, huyễn hoặc quá sức tưởng tượng của ông.

Không hiểu sao, có lúc ông Thưởng cảm thấy với con mình - riêng thằng Sỏi - những hiểu biết của ông về nó cứ như một lão thầy bói mù sờ voi đoán hình dáng.

Chẳng biết thằng Sỏi có kho vàng đụn của cất giấu ở đâu mà ông thấy nó cứ vung tiền vung của ra cho mọi người tơi tới. Ông cứ ngồi mà lo ngay ngáy cho con.

Ơn trời cho nó chặt chẽ hơn, chứ đừng có hoang phí quá như thế - ông vẫn thường nghĩ vậy - đời người mấy ai nắm tay được từ tối tới sáng.

Cứ nhìn cha nó đây này: hồi trước ông chẳng giàu nhất nhì vùng này hay sao? Vậy mà giờ đây ông chẳng làm ra được một xu dính túi, lại còn phải ngửa tay nhận tiền của nó.

Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già - chính vì thế mà ông chỉ muốn dạy nó thật nhiều. Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho nghọt cho bùi - các cụ ngày xưa đã dạy rồi.

Bác Hồ cũng đã dạy rồi: “Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã xong rồi trắng tựa bông? Sống ở trên đời người cũng vậy. Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Những câu này là ông nghe lỏm thấy bọn trẻ con phải thuộc lòng học ở trong sách giáo khoa đấy chứ. Chẳng nhẽ thằng Sỏi nhà ông không học bài này? Nó không hiểu vì sao cha nó phải nghiêm khắc với nó đến thế?

Ông yêu nó!

Đêm qua, khi đi họp về, nhìn thấy Sỏi say rượu nằm lăn ở giường, ông mới nhận ra là hoá ra thằng Sỏi về một mặt nào đó cũng giống ông - giống cha nó vô cùng. Nó chính là cái nửa bên kia trong tiềm thức của ông.

Thằng Sỏi chứa trọn vẹn trong nó cái nửa khao khát, ước vọng của chính ông. Cái nửa chẳng bao giờ ông dám mon men tới, dám thú nhận có nó, và dám thực hiện nó.

Sỏi như chính là mặt trái của con người ông - cái con người dám đi qua mọi nước lửa, tai ương - cái con người dám buông thả, dám phóng khoáng, dám xa xỉ, dám ăn chơi buông tuồng, dám đủ những thứ gì gì đó nữa... - cái con người dám đi lang bạt kỳ hồ khắp mọi nơi để rồi một ngày kia đột ngột trở về trong giàu có tiền bạc triệu triệu tỉ tỉ... - cái con người khác thường với những khả năng có thể với ông là phi thường mà ông chẳng thể thấu hết.

Nó trở về sau bao nhiêu năm phiêu bạt và cư xử khác hẳn thằng Sỏi bé con hiền lành nhưng lầm lì chẳng biết sợ ai ngày xưa. Giờ đây nó nhân hậu và nghĩa hiệp, hào sảng và giao thiệp rộng rãi một cách lạ lùng.

Mà hình như ai nhờ việc gì nó cũng có thể giúp được. Ông vẫn thường nghe thấy nó trò chuyện với những ai ai đó ở tận đâu đâu đó, mà ông hiểu được rằng là khắp các nơi trong cả nước, trên cái điện thoại di động có cả hình ảnh của người đang đối thoại:

- Đi sai đường bị cảnh sát giao thông bắt mất giấy phép lái xe ư?

- Ở đâu? Hà Nội à?

- Không à? Thành phố Hồ Chí Minh à?

- Không vấn đề gì! Đồn nào?... Thế à?

- OK! Đơn giản! Sáng mai đến đồn đó mà lấy lại. Lát nữa anh sẽ gọi điện cho ông bạn thân ở Quận đó. Giờ này ông ấy còn bận tiếp khách.

- Sao cơ! Nhà bên cạnh xây nhà làm nhà mình nứt tường không chịu đền à? Quận nào?

...

- Muốn vào trường chuyên của thành phố à? Thiếu một điểm à? Thế thì hơi nhiều đấy? Thôi được rồi. Nếu nó đã ham học.

...

- Ừ! Bốn triệu!... Không sao! Cháu cho cô chú vay. Nếu sau này em đỗ được Đại học thì coi như cháu tặng quà em. Nếu em học kém không đỗ thì em coi như bị nợ.

...

- Sập cầu làm ăn à?... Cần tiền…

Thằng Sỏi con ông nó đang định làm gì thế nhỉ? Một nhà từ thiện lớn? Một ông tiên ư?

Đó là hình ảnh của Sỏi trong ánh mắt ngờ vực của không ít người, trong đó có cả ông - cha của nó.

Thằng Sỏi - thằng con trai út dám bỏ nhà ra đi từ bé tí nứt mắt, lang thang bán báo, đánh giày trong thiên hạ đã trở về làng trong công danh sự nghiệp rạng rỡ, trong tiền bạc, vật chất dồi dào - trở về cái làng trước đây đã lầm lẫn coi nó như thằng trẻ con hư, ương bướng, khó dạy.

Nó trở về với những bầu bạn toàn cỡ đầu tỉnh. Có lẽ chỉ có ông Chủ tịch hay ông Bí thư tỉnh mới được đi cái xe ô tô sáng loáng cả mấy tỉ như nó, mà lại cũng chỉ là xe của nhà nước chứ cũng chẳng phải là của ông ấy bỏ tiền túi ra mua như nó.

Ôi chao! Nhìn thấy nó nằm trên giường bất động, buông thả - phó mặc tất thảy - mặc trời mặc đất - mặc mọi người - lúc đó, ông nghĩ nếu nó có kẻ thù nào định ám hại thì nó chẳng khác nào một con cua, một con tôm bấy - chết là cái chắc!

Ông biết, nó đang bị đau đớn về mặt tinh thần. Chỉ có tinh thần bị đau đớn mới làm cho con người bị tiêu tán hết sức lực đến như thế.

Điều này thì ông cũng đã từng bị nếm trải trong lần mất chức Phó bí thư. Cái lần thất bại ấy thực ra nó đã đánh ông quỵ hẳn chứ không phải như cái vẻ kên kên bất cần mà ông vẫn tỏ ra với mọi người.

Tính mạng của con ông nếu cứ như thế này ở ngoài thiên hạ, hoá ra cũng có vô số lúc - mới mong manh làm sao!

Thế ra nó không hiểu rằng trên thế giới này đầy rẫy kẻ thù? Thế ra con ông sống đầy bất cẩn! Hoá ra bấy lâu nay ông cứ nghĩ về nó như về một viên bi đá - nó chỉ có lăn đi khi bị va đập, chứ khó lòng bị sứt mẻ.

Bây giờ ông mới thấy mình lầm lẫn biết bao! Ông cũng có thể mất thằng nhỏ này bất cứ lúc nào, một cách vô lý như những đứa con đã mất của ông.

Vì thằng Sỏi mang tuổi rắn nên lúc này ông cứ cảm thấy nó như đang lột vỏ - nó trở nên bấy bớt mất hết sức lực trước bất cứ một kẻ thù nào kể từ con kiến trở đi chứ đừng nói tới một kẻ thù phải luôn tìm kiếm, săn đuổi, đeo đẳng cả đời nó.

Và thằng con ông lại càng trở nên bất khả kháng hơn, nếu như nó lại nhẹ dạ găm ngay bên mình những kẻ thù nham hiểm tiềm ẩn - một người bạn đồng hành vô sỉ, thậm chí là một con vợ khốn nạn.

Vì thế cho nên ông phải chỉ dạy cẩn thận bao nhiêu cũng vẫn là không thừa.

Ấy thế mà vừa nói với nó dăm câu chưa đâu vào đâu, nó đã bỏ đi.

Hồi nhỏ, ở trong nhà, thằng Sỏi lúc nào cũng hớn ha, hớn hở, bắng nhắng như một con cung quăng. Quả thật là bất ổn - khi không những không biết thế thủ lại còn luôn khiến người ta phải để mắt tới mình. Dạy nó bao nhiêu cũng như nước đổ đầu vịt.

Bây giờ nhìn nó, hình như ông vẫn nhận thấy cái vẻ ấy! Cái đó - cái chông chênh, thiếu vững vàng, cái khiếm khuyết, chỉ bộc lộ thoáng qua, phải tinh lắm, phải là người thân cận lắm, phải là cha của nó mới nhận ra.

Đó là cái yếu điểm bất khả kháng của mỗi con người nhân hậu. Đã có tấm lòng nhân từ, bao dung, cởi mở là tất yếu sẽ bị lợi dụng! Mà đã bị lợi dụng thì tránh sao khỏi thiệt thòi.

Tất cả những bất ổn đó, ông là cha nó, ông có nghĩa vụ phải tu sửa cho nó. Bởi vì ông đã quyết rồi: dù cho sông cạn núi mòn đi đến thế nào chăng nữa thì cái thằng cứ muốn làm ông tướng cả thiên hạ kia mãi mãi vẫn cứ là cái thằng Sỏi con trai út của ông.

Nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng sau hai mươi năm với những biến đổi đầy thần kỳ, bí ẩn, thằng Sỏi trong con mắt của mọi người giờ đây chỉ thấy có toàn những hành vi cử chỉ thật là tự nhiên và sang trọng, thật là duyên dáng và đẹp mắt: lúc nào cũng như đầy ân cần, đầy lịch sự; lúc nào cũng như đang cung kính rước mời, đưa đón trân trọng người ta.

Nhưng ông biết, để đạt được đến dáng vẻ lịch lãm quý phái đến tự nhiên như cha sinh mẹ đẻ ra kia, nó đã phải tập tành, rèn luyện rất nghiệt ngã, gian khổ chứ chẳng phải vừa sinh ra nó đã có nhờ ông là bố nó ban cho.

Mỗi một cử chỉ, một động tác ấy của Sỏi đều đã được tính toán chính xác rèn rũa lên đến tuyệt đỉnh công phu mà trở nên đáng yêu và hấp dẫn đến tận cùng. Bởi lẽ thằng Sỏi là học viên chính quy đã được đào tạo rất bài bản trong cái khoa Múa của trường Cao đẳng nghệ thuật.

Ông đã từng nghe nó kể rằng ở cái khoa đó hàng ngày, học sinh được học môn học nghiên cứu về mỗi động tác của con người. Để rồi mỗi hành vi cử động của học sinh sẽ theo đó được nâng cấp rèn luyện tạo thêm vẻ duyên dáng - vốn là tư tưởng của môn ba lê phương Tây; tạo thêm ý nghĩa triết lý vốn là tư tưởng của múa phương Đông…

Nhưng riêng thằng Sỏi con ông lại còn được tu luyện thêm cái ý chí, tư tưởng gì đó của ông Khải Huy - một ông thầy giáo dạy múa. Ông Khải Huy học múa vũ ba lê - vốn là một thứ múa của phương Tây, ở Nga về, nhưng không hiểu sao ông lại say mê và uyên thâm về triết học phương Đông. Rồi ông lại còn hâm mộ tư tưởng Samurai của Nhật Bản. Ông ấy có vẻ là một kho tàng kiến thức văn hoá cho thằng con ông học hỏi không bao giờ cạn.

Vì yêu quý cái tính kiên trì, bền bỉ của thằng Sỏi nên ông Khải Huy đã quyết tâm truyền cho nó cách dồn nén tư tưởng vào hành động. Khiến cho mỗi cử động của thằng Sỏi giờ đây đều có vẻ giống những cử động hoàn hảo của các dũng sĩ đấu bò tót: duyên dáng mà tràn đầy sức mạnh thâm hậu.

Thằng Sỏi vẫn kể rằng nó khâm phục ý chí nghị lực của ông Khải Huy lắm. Hơn hai mươi năm trước ông ấy gặp tai nạn bị gãy cột sống tưởng đã phải tàn phế vĩnh viễn. Vậy mà với ý chí phi thường và sự rèn luyện kiên cường vô hạn, ông ấy đã đi lại được bình thường.

Chẳng những thế thời gian vài năm phải nghỉ việc, nằm điều trị tại giường bệnh, ông Khải Huy đã bổ sung và nạp thêm cho mình 2 ngoại ngữ: Anh - Hoa. Hoá ra những kiến thức uyên thâm về Đông phương của ông có được là do nhờ tích cực học ngoại ngữ mà ra cả.

Khi Sỏi được nhận vào trường học, ông Khải Huy không còn dạy được học sinh thực nghiệm bằng động tác của chính mình nữa, nhưng những bài giảng lý thuyết về múa của ông lại hay tuyệt vời. Ông Khải Huy quả là một tấm gương sáng cho nó học tập.

Nên ông thừa biết - tất cả những cử chỉ của thằng Sỏi trông có vẻ dịu dàng như nhung như lụa đấy nhưng lại vô cùng chính xác và mạnh mẽ, chẳng khác nào những cử động duyên dáng mà mãnh lực phi thường của một con báo rừng. Nó giống như là một cái túi bằng gấm vóc thêu vàng bạc nhưng ở trong lại chứa một thanh gươm.



Và ông nghe nói, nó đang ngày đêm học tập ông thầy nâng cao kiến thức về mọi mặt, cố gắng tu luyện rèn rũa thêm nữa về phẩm chất đạo đức và trí tuệ cho xứng đáng với hình thức của mình - một cái vỏ bọc dịu êm tuyệt mỹ chỉ xứng với một lưỡi kiếm sắc như nước!

Thằng Sỏi con ông còn hơn người nhờ được sở hữu một nụ cười cực kỳ thân thiện như nột bản năng trời phú - trông đầy thiện lương, tươi vui, và chân thành như trẻ thơ.

Với nụ cười ấy, thằng Sỏi đã lôi cuốn được mọi người tình cờ đi ngang qua đời nó một cách hồn nhiên như khí trời để thở. Nó vô tư truyền sang họ cái nội lực tươi trẻ lúc nào trông cũng như đang chan chứa trong lòng nó và tràn trề ra ngoài qua nụ cười cởi mở, khiến cho họ đê mê hạnh phúc và rơi vào cái thế giới sôi cuốn và năng động của nó.

Rồi, thằng Sỏi lại còn được trời phú cho một chất giọng nam trung trầm ấm, rất du dương nữa chứ. Ngược lại ông - là cha của nó - lại nói bằng một thứ giọng rất đục và khào khào nghe lúc nào cũng như đang gầm gừ, như đang cắn xé từng câu từng tiếng.

Nên đến chính bản thân ông mỗi khi cất lời lên là ông cũng cảm thấy khó chịu với chính lời nói của mình. Rồi vì thế mà ông trở nên bẳn tính vì mọi ý nghĩ của ông, ông vẫn định cất tiếng đều trở nên bất thành lời; nghe cứ thành ra nói nhiều, nói dai, mà lộn xộn, câu trước đá câu sau, chẳng đâu vào đâu.

Ai không tin cái ánh sáng mê mị hấp dẫn của thằng Sỏi thì cứ nhìn cái cách nó cuốn hút đám người theo xung quanh nó mà xem! Nó trông thật đĩnh đạc, tự tại ung dung, bình thản như biển lớn giữa trời!

- Ờ! - Ông Thưởng bỗng chẹp lưỡi - Rộng mênh mông thật đấy! Biển chứa được cả ngàn con sông. Nhưng ai dám đảm bảo biển không bị biến thành muối đồng. Cứ rong chơi đi con ơi! Lạc lối lên bờ là thành muối tất!

Mà hình như, ông lại đang ghen tị với nó rồi. Vì dù là cha nó, nó luôn khiến ông rơi vào một thứ cảm giác dường như rất thường trực đầy mâu thuẫn: ông vừa tự hào vì chính ông là người đã đẻ ra nó, lại vừa thèm khát được chiếm lấy cái nội lực bí ẩn của nó - được là nó vừa duyên dáng, vừa hùng biện - được thay nó là người gợi mở lên trong lòng mọi người cái suối nguồn vui tươi của chính họ.

descriptionChếtChương 3: Mong manh hơn cả linh hồn.

more_horiz
Phượng Oanh - 03 giờ 32 phút - 20 - 06 - 2008

Nàng! Không biết tại sao lại tự nhận biết được mình thuộc giới nữ. Và nàng lại khao khát được thấy lại Anh - cái nửa bên kia thuộc bản thể của Nàng luôn luôn từ trong muôn kiếp trước.

Nàng đang khao khát được mang theo hình Anh trong giây phút cuối cùng.

Dù giờ đây, nàng chỉ còn lung linh như một hơi thở dài, như một ý nghĩ sẽ trút oà, sẽ tan biến vĩnh viễn vào cõi hư vô, khi nào mặt trời bung vươn những tia sáng ấm áp xuyên vào màn đêm nặng nề âm khí.

Luồng gió tuy nhẹ nhưng đã đẩy nàng lướt như lao vào những khoảng trống của sân, của ngõ, của vườn. Những căn nhà tối om bỏ toang cổng cửa, từ trong dội ra những luồng khí hoang phế lạnh toát ngược chiều. Những căn nhà bị ruồng bỏ! Vùng đất như bị ma ám!

Nàng vẫn sợ ma! Mặc dù giờ đây nàng có lẽ cũng đã chết. Nàng chẳng còn hình hài, chẳng còn trái tim để cất giữ tình yêu như người đời vẫn thường thề thốt.

Nàng càng khao khát đến quằn quoại hơn bao giờ hết được nhìn thấy người đó - cái nửa phía bên kia của nàng - cái nửa khác giống mà mỗi sinh linh dù lưu lạc qua bao luân kiếp vẫn tìm lại được, vẫn muốn lắp ghép vào mình để được tiếp tục trường tồn qua muôn kiếp. Cái nửa đại diện cho phái kia mà phái Nàng quen gọi là Anh. Anh mà nàng đã từng có trong muôn ngàn kiếp nhưng không biết vì sao bỗng lạc mất trong kiếp này.

Bình minh đang tới! Quá gấp rồi! Mong sao mỗi khoảnh khắc hoá thành trường cửu, và thước đo thời gian là trái tim ta, như những chiếc đồng hồ cát chỉ được tính đếm khi đã được lấp đầy những cảm xúc tình yêu.

Mong sao Anh chính là lời giải nguyền cho Nàng được trở về cõi sống!

Chỉ cần nàng nhớ lại được tên Anh là nàng sẽ được trở lại với dương thế!

Nàng chỉ cần gặp lại được hình ảnh của Anh! Anh là ai? Là ai?

Mái ấm của nàng ở đâu? Người thân thiết đó - cái nửa bên kia của nàng trong mọi tiền kiếp ở đâu trên cái mặt đất mênh mông tối với những lùm cây và những căn nhà lúp xúp dưới kia?

Trời ơi ký ức của nàng đã bị xoá sạch rồi sao?

Nàng đã bị ăn bùa mê thuốc lú từ khi nào? Trí nhớ của nàng ở đâu? Trí nhớ của nàng mặc nàng vô vọng kiếm tìm bản thể mình đã bao lâu trong màn đêm lạnh buốt?

Nàng đã cứ bay mải miết như thế từ này từ bao nhiêu lâu rồi?

Có phải nàng đang ở bên bờ sông Mê, bến Lú?

Có lẽ, ta cần phải lần ngược lại tất cả những gì ta đang hiện nhớ để có thể truy tìm lại được một ký ức xa xôi?

Có lẽ nên truy tìm ngược lại từ đó chăng?

... Oằn oại. Ngả nghiêng... mãi rồi những thân cành lá của những cây cổ thụ cao ngất dường như đã đang được vuột lại ở phần đuôi cơn bão lốc hung bạo.

Chúng cũng như ta trút một hơi thở dài hất đi mọi nỗi kinh hoàng khiếp đảm mà không biết ta đã phải chịu đựng đã bao lâu trong cõi không thời gian này...

Ta chợt thấy mình đã bình yên trong phấp phỏng lo âu dưới một tán lá, và bỗng ngộ ra một điều - điều này lúc còn có thân hình người, ta chưa hề được trải nghiệm: ta đang ở dạng trung dung.

Ta đang tồn tại ở một dạng trung dung - một dạng cơ thể phi vật chất.

Có lẽ ta bây giờ đang ở trạng thái giống như nàng tiên cá đã hiến linh hồn mình cho mụ phù thuỷ để cứu hoàng tử trong truyện cổ của nhà văn Thuỵ Điển - Anđecxen!Ta đang trôi dạt trong gió, lang thang trên bầu trời.

Ta đã biến thành một đám sương khói mông lung, lơ vơ trong cõi hư vô vĩnh hằng.

Ta không còn thân xác, ta không còn hình hài, không có được những hoạt động tự thân. Ta chỉ còn là một đám những ý nghĩ lỏng lẻo bay vô định trong vũ trụ.

Ta lúc này, nói theo ngôn ngữ của các nhà tâm linh là cơ thể ête - loại cơ thể năng lượng bao quanh cơ thể vật chất, là một dạng bản sao chính xác của cơ thể vật chất - như James(1) đã nói. James - một nhà tâm linh nổi tiếng thế giới từng khẳng định rằng có một cuộc sống sau cái chết.



Ta đang là một trung tâm năng lượng quá yếu ớt! Cái ông James luôn nói rằng: cái trung tâm năng lượng ấy có thể thay đổi cấu hình, màu sắc, tần số dựa vào tư tưởng và khát vọng của chính mình. Chẳng biết có đúng không?

Còn ta thấy ta bây giờ gần giống như một đám mây điện từ đang trôi nổi cùng vô vàn những tín hiệu đã được mã hoá chứa đầy trong những luồng sóng nhiều vô biên, đan xen dọc ngang trong vũ trụ.

Cái đám mây điện từ là ta cũng mang trong nó một chút thông số có ý nghĩa giống như những tin tức vẫn được các trạm vô tuyến điện hoá vào sóng phát lên ngang dọc trên không trung.

Chỉ khác có chút xíu - đám điện từ là ta không cần máy phát, ta hoàn toàn tồn tại ở dạng độc lập - dạng mà ta đang ngờ vực rằng có lẽ chưa thể được gọi là linh hồn vì vẫn còn quá loãng, quá yếu. Có thể nó là một dạng cận phi vật chất mà giới khoa học nghiên cứu tâm linh vẫn gọi là cơ thể ê te chăng?

Ta đang tồn tại dưới một dạng như thể vô hình trong cái cõi không gian trông như thể hư vô. Ta bình đẳng với vô vàn những hình ảnh, những âm thanh đã được mã hoá thành tín hiệu trôi nhằng nhịt khắp bầu trời mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Song chúng ta lại cảm nhận được nhau khi chúng ta cùng trôi chung trong một luồng khí. Có lẽ lúc đó, nói theo từ ngữ khoa học của các nhà vật lý thì có nghĩa là chúng ta đã cùng chung một tần số. Và cũng chỉ khi thực sự bị rơi chung vào một dòng khí đó thì chúng ta mới cảm nhận được nhau, nhận diện được nhau mà thôi.

Chúng ta có vẻ như đều không có vận động tự thân, đều chừng như là thụ động. Chúng ta giống các hành khách đứng yên mà không lặng trong một chuyến xe buýt đang đi tới một bến đã định nào đó.

Và chúng ta cũng có thể rời chuyến xe này sang chuyến xe khác nếu có cơ hội xuống bến và lên xe, giống như vũ trụ cũng có những quy luật cân bằng để tồn tại cho muôn vàn sinh linh: nếu không biết bay thì có thể biết bơi hoặc biết đi, biết chạy, biết đu theo gió... ấy là như để đền bù cho sự thiệt hại không còn vận động được bằng thân xác, thiên nhiên đã cho phép ta - cái cơ thể ê te - cái đám ý nghĩ loãng xoẹt ấy - có thể vận động được bằng ý chí.

Ta vẫn có thể di chuyển được, bằng cách nhờ vào những dòng khí cực nhỏ vẫn đan xen ngang dọc chằng chịt khắp cõi không trung như những luồng hải lưu vẫn tạo thành dòng dọc ngang trong lòng biển.

Những dòng khí mỏng manh luôn luân chuyển như sóng. Những dòng khí chi chít trên không trung tưởng như vô hình nhưng thực chất lại chất chứa trong mình đầy những thông tin hình ảnh và âm thanh đã như bị ma thuật biến thành một dạng khác giống như ta tưởng như vô hình và trí tuệ lặng.

Nhưng để hiện hữu được trong luồng khí hay luồng sóng ấy ta phải vận dụng hết sức mạnh tinh thần, như những người luyện khí công, phải gồng tất cả hồn vía với biết bao mệt nhọc để có thể có được một loại siêu ý chí thì mới có thể sử dụng được nó như một hành động tự thân!

Cái khát vọng tuyệt cùng cho một sức mạnh siêu tinh thần đó sẽ giúp ta hoà được vào dòng khí đang lưu chuyển, như thể trong cõi thế ta đã nỗ lực biến sức lao động của ta thành tiền. Rồi khi có tiền, ta sẽ mua được cho mình tấm vé bước lên một chuyến tàu tốc hành đi đến nơi ta muốn đến.

Nào! Gắng lên ta ơi! Miễn là đừng thiếu khát vọng để rồi không đủ sức, để lại bị rơi lại vào những luồng khí quá lớn như những dòng đại hải lưu đang cuộn ngầm trong lòng đại dương mà ta vừa may mắn thoát khỏi.

Nhưng làm sao ta có thể lựa chọn được dòng khí này hay dòng khí kia khi mà ta chẳng nhìn được thấy chúng?

Tất cả lại chỉ còn là sự thụ động, tình cờ đáng sợ. Cũng như bản thể của ta hiện tại. Ta không hề lựa chọn trạng thái thể hiện mình như thế này - một trạng thái không còn là người nhưng cũng không biết đã phải là hồn ma chưa!Hay ta chính là một đám những ý nghĩ đang trôi dạt ngoài thể xác?

Ta luyến tiếc ta trước đây: ta có trọng lượng, có hình hài, có vận động tự thân - ta không vô tri vô giác.

Ta muốn được xinh đẹp, duyên dáng. Ta muốn được cuồng nhiệt yêu thương một ai đó... Và được ai đó yêu thương!

Chao ôi nàng luyến tiếc! Luyến tiếc mái ấm thân thương đâu đó của nàng! Luyến tiếc ai đó thân thiết của nàng.

Nàng thèm khát được hiện hữu bên người đó biết bao!

Giờ đây nàng mới biết tuyệt cùng khát vọng của mình chính là được mang hình bóng, tên tuổi của một người nào đó yêu thương tha thiết mình trong chốn cô đơn tuyệt đỉnh - trong chốn thăm thẳm không cùng của vũ trụ này.

descriptionChếtChương 3: Mong manh hơn cả linh hồn.

more_horiz
Phượng Oanh - 03 giờ 32 phút - 20 - 06 - 2008

Nàng! Không biết tại sao lại tự nhận biết được mình thuộc giới nữ. Và nàng lại khao khát được thấy lại Anh - cái nửa bên kia thuộc bản thể của Nàng luôn luôn từ trong muôn kiếp trước.

Nàng đang khao khát được mang theo hình Anh trong giây phút cuối cùng.

Dù giờ đây, nàng chỉ còn lung linh như một hơi thở dài, như một ý nghĩ sẽ trút oà, sẽ tan biến vĩnh viễn vào cõi hư vô, khi nào mặt trời bung vươn những tia sáng ấm áp xuyên vào màn đêm nặng nề âm khí.

Luồng gió tuy nhẹ nhưng đã đẩy nàng lướt như lao vào những khoảng trống của sân, của ngõ, của vườn. Những căn nhà tối om bỏ toang cổng cửa, từ trong dội ra những luồng khí hoang phế lạnh toát ngược chiều. Những căn nhà bị ruồng bỏ! Vùng đất như bị ma ám!

Nàng vẫn sợ ma! Mặc dù giờ đây nàng có lẽ cũng đã chết. Nàng chẳng còn hình hài, chẳng còn trái tim để cất giữ tình yêu như người đời vẫn thường thề thốt.

Nàng càng khao khát đến quằn quoại hơn bao giờ hết được nhìn thấy người đó - cái nửa phía bên kia của nàng - cái nửa khác giống mà mỗi sinh linh dù lưu lạc qua bao luân kiếp vẫn tìm lại được, vẫn muốn lắp ghép vào mình để được tiếp tục trường tồn qua muôn kiếp. Cái nửa đại diện cho phái kia mà phái Nàng quen gọi là Anh. Anh mà nàng đã từng có trong muôn ngàn kiếp nhưng không biết vì sao bỗng lạc mất trong kiếp này.

Bình minh đang tới! Quá gấp rồi! Mong sao mỗi khoảnh khắc hoá thành trường cửu, và thước đo thời gian là trái tim ta, như những chiếc đồng hồ cát chỉ được tính đếm khi đã được lấp đầy những cảm xúc tình yêu.

Mong sao Anh chính là lời giải nguyền cho Nàng được trở về cõi sống!

Chỉ cần nàng nhớ lại được tên Anh là nàng sẽ được trở lại với dương thế!

Nàng chỉ cần gặp lại được hình ảnh của Anh! Anh là ai? Là ai?

Mái ấm của nàng ở đâu? Người thân thiết đó - cái nửa bên kia của nàng trong mọi tiền kiếp ở đâu trên cái mặt đất mênh mông tối với những lùm cây và những căn nhà lúp xúp dưới kia?

Trời ơi ký ức của nàng đã bị xoá sạch rồi sao?

Nàng đã bị ăn bùa mê thuốc lú từ khi nào? Trí nhớ của nàng ở đâu? Trí nhớ của nàng mặc nàng vô vọng kiếm tìm bản thể mình đã bao lâu trong màn đêm lạnh buốt?

Nàng đã cứ bay mải miết như thế từ này từ bao nhiêu lâu rồi?

Có phải nàng đang ở bên bờ sông Mê, bến Lú?

Có lẽ, ta cần phải lần ngược lại tất cả những gì ta đang hiện nhớ để có thể truy tìm lại được một ký ức xa xôi?

Có lẽ nên truy tìm ngược lại từ đó chăng?

... Oằn oại. Ngả nghiêng... mãi rồi những thân cành lá của những cây cổ thụ cao ngất dường như đã đang được vuột lại ở phần đuôi cơn bão lốc hung bạo.

Chúng cũng như ta trút một hơi thở dài hất đi mọi nỗi kinh hoàng khiếp đảm mà không biết ta đã phải chịu đựng đã bao lâu trong cõi không thời gian này...

Ta chợt thấy mình đã bình yên trong phấp phỏng lo âu dưới một tán lá, và bỗng ngộ ra một điều - điều này lúc còn có thân hình người, ta chưa hề được trải nghiệm: ta đang ở dạng trung dung.

Ta đang tồn tại ở một dạng trung dung - một dạng cơ thể phi vật chất.

Có lẽ ta bây giờ đang ở trạng thái giống như nàng tiên cá đã hiến linh hồn mình cho mụ phù thuỷ để cứu hoàng tử trong truyện cổ của nhà văn Thuỵ Điển - Anđecxen!Ta đang trôi dạt trong gió, lang thang trên bầu trời.

Ta đã biến thành một đám sương khói mông lung, lơ vơ trong cõi hư vô vĩnh hằng.

Ta không còn thân xác, ta không còn hình hài, không có được những hoạt động tự thân. Ta chỉ còn là một đám những ý nghĩ lỏng lẻo bay vô định trong vũ trụ.

Ta lúc này, nói theo ngôn ngữ của các nhà tâm linh là cơ thể ête - loại cơ thể năng lượng bao quanh cơ thể vật chất, là một dạng bản sao chính xác của cơ thể vật chất - như James(1) đã nói. James - một nhà tâm linh nổi tiếng thế giới từng khẳng định rằng có một cuộc sống sau cái chết.



Ta đang là một trung tâm năng lượng quá yếu ớt! Cái ông James luôn nói rằng: cái trung tâm năng lượng ấy có thể thay đổi cấu hình, màu sắc, tần số dựa vào tư tưởng và khát vọng của chính mình. Chẳng biết có đúng không?

Còn ta thấy ta bây giờ gần giống như một đám mây điện từ đang trôi nổi cùng vô vàn những tín hiệu đã được mã hoá chứa đầy trong những luồng sóng nhiều vô biên, đan xen dọc ngang trong vũ trụ.

Cái đám mây điện từ là ta cũng mang trong nó một chút thông số có ý nghĩa giống như những tin tức vẫn được các trạm vô tuyến điện hoá vào sóng phát lên ngang dọc trên không trung.

Chỉ khác có chút xíu - đám điện từ là ta không cần máy phát, ta hoàn toàn tồn tại ở dạng độc lập - dạng mà ta đang ngờ vực rằng có lẽ chưa thể được gọi là linh hồn vì vẫn còn quá loãng, quá yếu. Có thể nó là một dạng cận phi vật chất mà giới khoa học nghiên cứu tâm linh vẫn gọi là cơ thể ê te chăng?

Ta đang tồn tại dưới một dạng như thể vô hình trong cái cõi không gian trông như thể hư vô. Ta bình đẳng với vô vàn những hình ảnh, những âm thanh đã được mã hoá thành tín hiệu trôi nhằng nhịt khắp bầu trời mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Song chúng ta lại cảm nhận được nhau khi chúng ta cùng trôi chung trong một luồng khí. Có lẽ lúc đó, nói theo từ ngữ khoa học của các nhà vật lý thì có nghĩa là chúng ta đã cùng chung một tần số. Và cũng chỉ khi thực sự bị rơi chung vào một dòng khí đó thì chúng ta mới cảm nhận được nhau, nhận diện được nhau mà thôi.

Chúng ta có vẻ như đều không có vận động tự thân, đều chừng như là thụ động. Chúng ta giống các hành khách đứng yên mà không lặng trong một chuyến xe buýt đang đi tới một bến đã định nào đó.

Và chúng ta cũng có thể rời chuyến xe này sang chuyến xe khác nếu có cơ hội xuống bến và lên xe, giống như vũ trụ cũng có những quy luật cân bằng để tồn tại cho muôn vàn sinh linh: nếu không biết bay thì có thể biết bơi hoặc biết đi, biết chạy, biết đu theo gió... ấy là như để đền bù cho sự thiệt hại không còn vận động được bằng thân xác, thiên nhiên đã cho phép ta - cái cơ thể ê te - cái đám ý nghĩ loãng xoẹt ấy - có thể vận động được bằng ý chí.

Ta vẫn có thể di chuyển được, bằng cách nhờ vào những dòng khí cực nhỏ vẫn đan xen ngang dọc chằng chịt khắp cõi không trung như những luồng hải lưu vẫn tạo thành dòng dọc ngang trong lòng biển.

Những dòng khí mỏng manh luôn luân chuyển như sóng. Những dòng khí chi chít trên không trung tưởng như vô hình nhưng thực chất lại chất chứa trong mình đầy những thông tin hình ảnh và âm thanh đã như bị ma thuật biến thành một dạng khác giống như ta tưởng như vô hình và trí tuệ lặng.

Nhưng để hiện hữu được trong luồng khí hay luồng sóng ấy ta phải vận dụng hết sức mạnh tinh thần, như những người luyện khí công, phải gồng tất cả hồn vía với biết bao mệt nhọc để có thể có được một loại siêu ý chí thì mới có thể sử dụng được nó như một hành động tự thân!

Cái khát vọng tuyệt cùng cho một sức mạnh siêu tinh thần đó sẽ giúp ta hoà được vào dòng khí đang lưu chuyển, như thể trong cõi thế ta đã nỗ lực biến sức lao động của ta thành tiền. Rồi khi có tiền, ta sẽ mua được cho mình tấm vé bước lên một chuyến tàu tốc hành đi đến nơi ta muốn đến.

Nào! Gắng lên ta ơi! Miễn là đừng thiếu khát vọng để rồi không đủ sức, để lại bị rơi lại vào những luồng khí quá lớn như những dòng đại hải lưu đang cuộn ngầm trong lòng đại dương mà ta vừa may mắn thoát khỏi.

Nhưng làm sao ta có thể lựa chọn được dòng khí này hay dòng khí kia khi mà ta chẳng nhìn được thấy chúng?

Tất cả lại chỉ còn là sự thụ động, tình cờ đáng sợ. Cũng như bản thể của ta hiện tại. Ta không hề lựa chọn trạng thái thể hiện mình như thế này - một trạng thái không còn là người nhưng cũng không biết đã phải là hồn ma chưa!Hay ta chính là một đám những ý nghĩ đang trôi dạt ngoài thể xác?

Ta luyến tiếc ta trước đây: ta có trọng lượng, có hình hài, có vận động tự thân - ta không vô tri vô giác.

Ta muốn được xinh đẹp, duyên dáng. Ta muốn được cuồng nhiệt yêu thương một ai đó... Và được ai đó yêu thương!

Chao ôi nàng luyến tiếc! Luyến tiếc mái ấm thân thương đâu đó của nàng! Luyến tiếc ai đó thân thiết của nàng.

Nàng thèm khát được hiện hữu bên người đó biết bao!

Giờ đây nàng mới biết tuyệt cùng khát vọng của mình chính là được mang hình bóng, tên tuổi của một người nào đó yêu thương tha thiết mình trong chốn cô đơn tuyệt đỉnh - trong chốn thăm thẳm không cùng của vũ trụ này.

descriptionChếtChương 4: Phương Quang Sáng

more_horiz
03 giờ 33 phút - 20 - 0 6 - 2008

Con Mẹc bốn chỗ gầm cao của Sáng đã bon khỏi đường làng khoảng ba trăm mét. Giữa cánh đồng bát ngát, trời còn dày mù sương. Qua cửa kính của xe ô tô, làng quê chìm trong u tối không một ánh đèn le lói.

Chiếc xe của anh mặc dù đã thuộc loại cao cấp, được thế giới tư bản chế tạo rất tân tiến, an toàn và tiện nghi - là loại xe có thể đi các loại địa hình nhưng vẫn nhảy chồm chồm trên đoạn đường từ làng ra đường quốc lộ.

Con đường dài chừng 2 km trơn nhãy đất gan gà, bẩn thỉu lầy lội toàn vũng voi tắm, trâu đằm khi trời mưa; bụi mù đất vàng, cát trắng, hấp ha, hấp hổm khi trời nắng. Cả cái huyện này chẳng có đoạn đường nào xấu đến thế.

Cái con đường huyết mạch của làng anh xấu đến thế bao năm cũng chỉ vì cái tội ngang ngang cứng cẳng của các đời chủ tịch thôn anh. “Không việc gì phải nịnh nọt đứa nào. Kinh phí này là của Nhà nước, của Tỉnh của Huyện chi ra để làm đường cho tất cả các con đường nối tuyến liên xã, qua tất cả các làng”.

Kết quả là đợt làm đường nào đến gần đường về làng Sáng thì Huyện cũng đã hết kinh phí. Và con đường vẫn y như hai mươi năm trước khi anh ra đi, và cũng y như từ thuở khai thiên lập địa.

Vậy mà anh đã từng nghĩ: sau khi làm xong cổng làng, anh chỉ cần bỏ ra khoảng 500 triệu, làng anh sẽ có một con đường sạch sẽ phẳng phiu rải đá cấp phối từ quốc lộ về tận cổng làng. Giờ thì đến anh cũng đang còn phải bán xới nữa là cổng, nói gì đến đường.

Không hiểu sao vận anh từ cuối năm ngoái đến nay đen như quý báu thay thui. Anh vừa thua Chứng khoán mất 200 tỉ. Tuy rằng cái số bị mất đó chẳng làm anh đau lòng lắm vì hồi đầu năm anh đã trúng hơn 180 tỉ. Trừ đi số lãi anh vẫn không bị mất thảm hại lắm so với nhiều đại gia khác.

Nhưng không bị mất nhiều đến thế vẫn hơn!

May mà anh đã dừng lại kịp thời, không đầu tư thêm. Hiện tài sản của anh cũng bị đắm trong kha khá số cổ phiếu của SSI, VIC … - những kẻ khổng lồ trên thị trường Chứng khoán Việt Nam đang không được chết cứng tại chỗ mà còn hao hụt như cát chảy trên miệng chiếc đồng hồ cát - y như các ông lão đang sắp tắt hơi không biết trụ được đến bao giờ thì thoát xác.

Cái món Chứng khoán này mà chạy theo đuôi mọi người thì cũng chẳng khác trò đỏ đen là mấy, chỉ có khác là nó được pháp luật thừa nhận mà thôi.

Sáng đang chờ những cổ phiếu này chỉ cần quay lại lên đến giá anh mua hồi trước là anh sẽ bán hết chỉ cần hoà vốn.

Nhưng anh đã chờ tới 33 phiên rồi, mà vẫn không có người mua với giá sàn, thậm chí thấp hơn giá sàn một chút cũng không có ai mua. Điều này thật trái với quy luật thông thường là đồ thị hình SIN, vòng cung của nó chạm đáy và đỉnh chỉ trong 4 ngày.

Sáng không còn khoái những đồng tiền được kiếm ra một cách ma mị như thế lắm. Những đồng tiền ấy như tiền Âm phủ, nó tan thành tro bụi nhanh đến không kịp chớp mắt. Anh tham gia vào nó chỉ là vì tò mò từ tháng 11 năm 2006 lúc được một người bạn rủ chung mua cổ phiếu FPT mệnh giá 100.000 đồng 1 cổ phiếu với giá dự kiến lên sàn là 160.000 1 cổ phiếu mà rồi không ngờ được chào sàn với giá 400.000 đồng. Rồi anh càng thắng đậm đến không thể mơ nổi khi giá cổ phiểu lúc đỉnh cao của FPT là 578.000 đồng 1 cổ phiếu. Anh đã thắng Chứng khoán với mức hoang đường 1 ăn 57, 8 lần và rồi để nó cuốn đi trong cơn đại lợi ma quái cho tới ngày hôm nay, giá cổ phiếu của FPT chỉ còn hơn 65.000 đồng 1 cổ phiếu.

Sáng muốn quay lại với những đồng tiền được anh kiếm ra bằng công sức lao động trí tuệ của anh hơn. Anh đang phập phồng chờ đợi đường dây làm xong giấy tờ thủ tục để được cấp phép lập một Trung tâm du lịch văn hoá cộng đồng kiêm giáo dục thân thiện với môi trường.

Về cơ sở vật chất, anh đã có cả chục héc ta đất ở Cần Giờ, đã được anh có ý thức cho cho đầu tư thành khu resort sinh thái từ nhiều năm nay.

Số đất ấy là tài sản bất ngờ Sáng được nhận thừa kế của một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 1998 anh được Mẹ nhận làm con nuôi vào ngày bà nghe anh hát bài: “Người mẹ của tôi” - của nhạc sĩ Xuân Hồng: “Nước mắt mẹ không còn vì khóc những đứa con lần lượt ra đi mãi mãi...” Bài hát cảm thông với nỗi đau thương, mất mát vô tận của người mẹ Việt Nam khi phải trải qua ba cuộc chiến tranh liên tiếp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Hôm ấy, nhờ bài hát đó anh đã đoạt giải Nhất trong cuộc thi ca múa nhạc quần chúng của cái tỉnh mà anh giúp họ dàn dựng một số chương trình ca múa nhạc quần chúng và được giải cao trong Hội diễn toàn quốc. Và rồi sau này khi được biết Sáng cũng là em của 4 liệt sĩ, và là con của một người mẹ đã mất 7 đứa con thì bà mẹ Anh hùng ấy đã cho anh thừa kế toàn bộ đất đai của bà.

Từ mảnh đất đó anh đã phất lên như diều gặp gió chỉ sau một lần thế chấp nó để có tiền chung thầu đất xây một loạt các khu biệt thự cao cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng Sáng chỉ dám liều lĩnh thế chấp nó một lần duy nhất, vì trong chuyến làm ăn ấy, anh đã thắp nhang cầu khấn Mẹ và các liệt sĩ chồng con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng đó rằng: xin hãy ưu ái phù hộ Sáng một lần duy nhất đó để Sáng có vốn làm ăn lớn khuyếch trương lớn được di sản của Mẹ. Giờ đây, anh có nhiệm vụ phải làm đẹp khu đất đai ấy hơn, không bao giờ được phép sử dụng nó một lần nữa, dù để thế chấp chứ đừng nói tới được phép bán đi một mảy may cát bụi.

Đã từng có một ông chủ tỉ phú Đô la khởi tạo khối tài sản khổng lồ của mình bằng con đường biển - ông chủ của tập đoàn tàu thuỷ lớn nhất thế giới: ngài tỉ phú Đôla Onassic mà anh đã được đọc thấy trong cuốn tiểu thuyết “Đời tỉ phú” của một nhà văn nước ngoài.

Nhưng con đường của ngài ấy cũng đã cũ rích rồi, từ những năm 5, 6 mươi của thế kỷ trước rồi - không noi theo hoàn toàn được nữa.

Phất giàu nhanh chóng như trong mơ, bây giờ ai hơn được các tỉ phú Nga: Bôrích Mikhaiin, Ambramôvich... những kẻ cướp nhanh chân nhất trong cuộc chia chác biến tài sản công hữu của Liên bang Xô Viết thành tài sản của cá nhân mình. Nhưng anh không được là yếu nhân ở trong cái guồng máy Nhà nước Liên bang Xô Viết thời đó thì đừng có mơ được chia chác tài sản của ai!

Hay đi đấu thầu khu đào vàng, đào đá đỏ Quỳ Trâu? - Nguy hiểm, vất vả và bẩn thỉu lắm - tấm thân trí thức nho nhã của anh chẳng nên dính! Mà có muốn cũng không kham nổi.

Cũng có một cách nhẹ nhàng ít tốn kém mà lại hiệu quả hơn đó là ngành công nghiệp không khói - du lịch và giải trí của kinh đô Hôlyut ở Mỹ.

Anh sẽ kết hợp con đường này với con đường kinh doanh giáo dục! Điều này cha anh với mớ kinh nghiệm ấu trĩ của mình kham làm sao cho thấu.

Anh sẽ cho xây cả khách sạn lớn năm sao đẳng cấp quốc tế trong trung tâm du lịch của mình. Anh sẽ thuê những người có trình độ cao làm công cho mình. Những người lao động của anh phải thông thạo nhiều ngoại ngữ, có chuyên môn cực cao trong nghiệp vụ, được đào tạo bài bản trong các trường lớp chính quy.

Làm kinh doanh lớn mà lại tuỳ tiện theo cảm tính thì chẳng mấy nỗi lại đi ăn đ/c. Rút kinh nghiệm sau khi nghiên cứu kỹ đường đi nước bước từ sự thành đạt của các công ty du lịch, các trung tâm phát triển văn hoá trên quốc tế - anh chủ trương là dù tốn kém đến đâu, cũng phải thuê bằng được người tổ chức điều hành giỏi nhất có đẳng cấp giám đốc quốc tế hiện tại trong môi trường du lịch và giáo dục.

Lúc đầu, để trả được lương ông chuyên gia đó đến mức mười lăm, hai chục ngàn Đô một tháng ngang với mức lương của các giám đốc Quốc tế, có thể anh sẽ bị lỗ nặng từ sáu tháng đến hai năm.

Nhưng Sáng đã quyết định, anh sẽ tìm tòi sàng lọc lấy người giám đốc điều hành cực siêu đến mức chẳng những ông ta có kinh nghiệm mà còn có cả một hệ thống màng lưới maketing, thị trường lớn mang theo về cho công ty cho anh để giảm thời gian chịu lỗ đến mức ngắn nhất có thể. Nên ông giám đốc điều hành này có thể không những hưởng lương tháng hơn 2 chục ngàn Đô mà còn được hưởng thêm 5% lãi suất tính trên tổng số doanh thu của công ty.

Sau này, khi đã ổn định lãi, và nhân sự kể từ phó giám đốc điều hành trở xuống đã là người thân tín của anh - tức ông chủ- đã được ông giám đốc điều hành ấy huấn luyện tinh thông nghiệp vụ; nắm được mạng lưới thị trường, công việc đã vào guồng bài bản đâu vào đấy, lúc đó ông giám đốc điều hành có mức lương cao ngất ấy sẽ phải nghỉ việc để công ty giảm chi phí điều hành, tăng lãi suất.

Phó giám đốc điều hành sẽ được lên chức giám đốc điều hành với mức lương thoả thuật sẽ chỉ là một ngàn rưỡi đến hai ngàn Đô. Đó là con đường bất di bất dịch của các công ty trong các nước đang phát triển trên thế giới muốn thành đạt đã đi.

Như thế sẽ có nghĩa là hiện tại anh sẽ để cho ông Giám đốc điều hành ấy có toàn quyền trong việc tổ chức nhân sự. Tất cả những người làng, kể cả người trong họ hàng của anh muốn tham gia công ty của anh đều phải qua ông Giám đốc ấy xét tuyển chuyên môn và năng lực một cách chặt chẽ.

Tất cả những tiêu chuẩn đó e rằng cái đám thanh thiếu niên của làng Hoàng Ngôn bây giờ không chịu đi học, chỉ thích kiếm xổi vài ngàn bạc bằng đánh giày và bán báo như anh ngày xưa, khó mà thoả mãn nổi.

Anh có thể giúp mọi người bằng cách cho họ tiền để giải quyết khó khăn, nhưng anh không thể nhận người làm cho mình vì tình cảm. Thà phải nghe cha anh chê bai còn hơn.

Rồi Sáng đã chi thêm mấy trăm ngàn USD nữa cho Maketting để thiết lập thị trường với các hãng du lịch khác tạo tour cho mình. Anh còn đã thuyết phục được một vài yếu nhân tham gia cùng vào công ty trách nhiệm hữu hạn của anh. Yên tâm - vậy là coi như anh đã được bảo kê. Các công việc coi như đã hình thành nhùng nhằng được hai phần ba.

Nhưng cái một phần ba công việc còn lại này mới lại là cái đinh cho sự thành công của công ty. Tin tức anh nhận được hiện đang rất xấu. Đợt tăng lương cuối năm vừa rồi, cùng với giá cả leo thang với tốc độ khinh hoàng đã làm giá sắt thép, tôn và các nguyên vật liệu khác tăng lên vùn vụt, khiến chi phí xây dựng khách sạn năm sao của anh tăng lên gần như gấp đôi so với dự tính.

Rồi Chứng khoán thủng sàn liên tục. Cổ phần của những công ty anh có tham gia dù không bị rớt giá kinh hoàng như FPT trên sàn Chứng khoán, nhưng cũng xuống thảm hại, và đáng ngán hơn nữa là chẳng ma nào muốn mua dù giá rất rẻ. Vốn của anh đang đọng! Những miếng đất anh mua đón đầu dự án đều bị đình dự án do suy thoái kinh tế mà trở nên không có lãi, thậm chí có thể sẽ lỗ một thời gian dài.

Đã có lúc anh không biết mình có bị lẩm cẩm không khi nghĩ đến một khả năng bi hài là anh có xe Mẹc để đi mà không có tiền để đổ xăng, vì hầu hết của nả của anh đều bị cuốn vào trong những canh bạc đời người này. Chính nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho anh phải dứt xa khỏi thành phố Hồ Chí Minh ít ngày để mong lấy lại được một phần nào sự thăng bằng, kẻo anh thấy mình như sắp bị quay trên lửa.

Thầy Cả trên đỉnh Nguyệt Luận dạy rằng các thủ tục cuối cùng khi hoàn tất căn nhà thờ tổ đã bị cha anh làm nhì nhằng cho xong - ông Thưởng vốn không mấy tin vào những chuyện cúng bái, nên tiền chủ cũ của căn nhà thờ bằng gỗ anh mua được từ trên vùng người dân tộc mang về làm nhà thờ tổ, vẫn còn ở lại đó và ra sức quấy phá, vì vậy công việc của anh mới bị hỏng đổ lung tung.

Ánh đèn pha ô tô của Sáng bỗng lia vào một chỗ vũng xoáy sâu hoắm xuống như một cái huyệt bên đường. Ngày xưa, chính chỗ đó một Cụ đa rất to, uy nguy ngự trị, toả rợp bóng râm xuống một túp lều gianh bán nước chè xanh, kẹo cu đơ.

Bóng đa luôn là biểu tượng của quê nhà, làm dịu mát tâm hồn Sáng mỗi khi ở xa nhớ về đất mẹ. Nhưng năm ngoái Cụ đã bị hai cơn bão lốc liên tiếp, lớn nhất mấy chục năm nay quật đổ trơ gốc.

Cây đa cổ thụ khi bị bão đánh bật gốc, do thiếu hiểu biết, các vị lãnh đạo trong làng đã bán Cụ lấy gần hai triệu bạc cho làng liên hoan tổng kết bữa cuối năm.

Đang ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận được tin buồn về Cụ đa bị ngả tiệc, Sáng đã đau đớn đến phát cuồng mất cả tháng: sao không trồng ngay Cụ lại chỗ cũ thì thế nào Cụ đa cũng sống lại.

Cây đa mất, túp lều gianh làm quán bán nước cũng mất theo. Làng Hoàng Ngôn trong mắt Sáng thương quá, mất Cụ đa trông bơ vơ côi cút như trẻ nhỏ mồ côi vậy.

Mất quán nước đầu làng như mất luôn tấm lòng nồng ấm yêu thương của người ở nhà rộng mở đón người đi xa trở về và khách vãng lai không cảm thấy có sự đón tiếp cởi mở thân thiện ở cái làng này.

Cây đa đầu làng luôn là một trong những biểu tượng của làng quê có bề dày lịch sử, bề dày văn hoá ở Việt Nam. Có lẽ sau này sẽ phải đề nghị dân làng trồng lại một cây đa ở đầu làng. Chỉ tiếc rằng muốn có gốc đa cổ thụ thì phải mất cho Cụ hàng mấy trăm năm.

Sáng dừng xe lại. Anh mở cửa xe bước ra ngoài đến bên chỗ hõm đất vũng xuống - dấu vết của gốc đa trước kia, nhìn mặt đất bị khoét xuống sâu hắm mà cảm thấy một nỗi đau lòng, cay đắng, xót xa bất lực như thể đứng trước huyệt của một người thân.

Bầu trời lúc này đen đục, phía đông đằng chân trời hơi phớt trắng. Mặt đất láng đẫm sương, nhưng trong thing không đã vắng bặt tiếng ếch nhái, chỉ còn tiếng côn trùng thưa thớt yếu ớt ỉ ót.

- Ôi cha! Cha ơi! Cha không hiểu vì sao con lại phải luôn trở về nhà hay sao?- Sáng thốt lên ngao ngán.

Đã bao lần Sáng đã bỏ đi, vậy mà rồi lại quá nhớ từng góc sân, giếng nước, bờ tre của cái làng này, nhớ cái mùi khói rạ oi oi nồng nồng, ngọt ngào toả ra từ mái bếp của mẹ anh mỗi mùa đông giá lạnh khi mẹ lùi sắn, nướng ngô mà anh phải quay về.

Anh bỗng nhớ lại có một đêm mùa hạ lộng gió, cũng ở chính cánh đồng mênh mông này đây. Một mình Sáng đi kiếm cá giữa cánh đồng khuya thanh vắng không một bóng người.

Hôm ấy quả là một ngày may mắn. Mới đi có một vòng thăm câu cắm mà giỏ cá của Sáng đã đầy ắp toàn cá chuối, cá rô.

Sáng sung sướng dang rộng hai tay chạy giữa cánh đồng bát ngát, cái giỏ tre lặc lè nặng đập lách cách bên hông, miệng reo lên “A... a... a... ” hoà mình cùng muôn ngàn tiếng reo hỉ hả, i uôm, ri ran của hàng ngàn, hàng vạn ve dế, ếch nhái, chẫu chuộc... những sinh linh có mặt trên ruộng đồng làng Sáng lúc đó. Chúng đang thán phục Sáng là tài nhất.

Sáng đang mở căng lồng ngực đón hít những luồng khí trong lành; lúc mát lúc nóng, lúc ngòn ngọt thơm mùi cỏ mực, lúc hoai hoải ngăn ngắt đắng mùi cỏ tranh, cỏ ấu thì bỗng sững sờ thấy hàng ngàn, hàng vạn vì sao rực rỡ, lấp lánh, chói sáng từ phía chân trời bay vút tới. Sáng thấy chúng như đang rơi ào ạt vào lòng mình.

Trong cơn bàng hoàng, sửng sốt - lần đầu tiên trong đời mình, Sáng đã nhận ra làng quê mình quá đẹp!

Sáng đã nhận ra thế giới này mới kì bí huyền diệu và đẹp đẽ làm sao! Và Sáng - Sáng chính là con người. Con người đang đứng trên trái đất cao hơn hẳn hàng ti tỉ sinh linh đang rên rỉ sống trên mặt đất lúc đó; mở rộng tâm hồn ra để cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống giao hoà với vũ trụ kỳ diệu này. Con người chính là sinh vật hùng mạnh nhất, là sinh linh vĩ đại nhất có quyền thống soái trái đất.

Lúc đó, Sáng đã ước ao có một ngày được đặt chân mình lên khắp nơi trên trái đất này để có thể cảm nhận được nó một cách cụ thể nhất: trái đất này là của con người - là của mình.

Chính vì nghe những cảm giác ấy, sau một lần Sáng kể lại, mà thầy Vương Quang Khải Huy giáo viên dạy múa của Sáng đã đặt lại tên cho Sáng là Phương Quang Sao Sáng. Thầy nói:

- Đó là đêm mưa sao băng. Nói theo kiểu khoa học là sao Chổi. Sỏi ạ, em thật là hạnh phúc hơn người vì đã được ngắm nhìn nó. Người xưa cho rằng nếu người nào may mắn được chứng kiến mưa sao băng, nhân lúc đó liền cầu nguyện điều gì, thì điều ấy sẽ trở thành hiện thực. Lúc đó em đang nghĩ gì?

Sáng đã trả lời thầy rằng:

- Thưa thầy: lúc đó em đang cảm thấy mình to lớn nhất trong vũ trụ và em đang reo lên trong lòng là em yêu tất thảy những gì đang hiện hữu trong mắt em lúc đó: em yêu làng quê của em - em yêu cánh đồng, em yêu từ lá cây ngọn cỏ trên mặt đất đang láng sương đêm, đến từng con cua, con cá dưới ao hồ, đầm nước...Và em cảm thấy mình hạnh phúc vô hạn vì được làm người, được sống trên mặt đất này.

Thầy Khải Huy mỉm cười:

- Em có tấm lòng rất trong sáng, thiện lương. Thầy hy vọng sau này em sẽ thành đạt. Và thầy muốn em hãy ghi nhớ cảm xúc ấy để sau này khi ra đời, mỗi khi làm bất cứ một việc gì em cũng nhớ rằng em phải sống sao cho xứng đáng với chính mình.

Lúc ấy Sáng mới 15 tuổi. Sáng cảm động:

- Vâng ạ! - Anh đỏ mặt vì được khen.

Thầy Khải Huy nói tiếp:

- Với thầy, em chính là vì sao băng rực rỡ và sáng nhất trong đêm hội sao bay ấy, bởi vì lúc đó em chính là đại diện ưu tú nhất trong các loài sinh linh đang tồn tại ở đấy, có trí tuệ ưu việt hơn hẳn, có cả nhận thức thẩm mỹ để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của vũ trụ trong giây phút ấy, khiến cho nó đã được ghi nhận mà trở nên lung linh vì có ý nghĩa chứ không vô nghĩa như hàng triệu triệu lần không được ai chứng kiến đã xảy ra trong cái vũ trụ đã tồn tại ti tỉ năm trước này.

Lúc ấy Sáng đã lặng cả người đi vì những kiến thức mới mẻ mà thầy vừa gieo vào lòng mình. Thầy đã khơi dậy trong lòng Sáng một niềm tự hào được làm người, trong khi anh vẫn sở hữu thân thể mình bao nhiêu năm nay mà không hề biết; hoặc có biết thì cũng chỉ là ở dạng vô thức, hoàn toàn bản năng.

Chừng như bị xúc động bới chính những điều vừa nói ra, thầy Khải Huy lặng đi một lát, rồi bỗng nói sang một chuyện khác hẳn:

- À, mà Sỏi này! Mỗi một nghệ sĩ đều cần có một cái tên cho hợp với nghề nghiệp của mình. Em sau này khi ra trường sẽ là một người nghệ sĩ. Bất cứ người nghệ sĩ nào cũng cần có một tên hiệu đặc biệt cho sáng danh cái nghiệp trên sàn diễn của mình. Nhưng cái tên Phương Văn Sỏi của em lại hoàn toàn chỉ hợp với anh nông dân làm nghề cuốc đất. Cho nên nhân câu chuyện này, thầy đặt cho em cái tên mới: Phương Quang Sao Sáng! Em nghĩ sao? Thầy hy vọng em sẽ là một ngôi sao sáng nhất, là ngôi sao băng toả sáng trên bầu trời nghệ thuật của nước nhà!

Và rồi mang những điều tâm huyết thầy dạy ấy, Sáng đã cố gắng hết mình. Anh đã đăng quang nhiều lần dưới ánh đèn sâu khấu từ Bắc vào Nam. Sáng đã không làm thầy phải tủi hổ vì đã có một học trò mà thầy đã ưu ái đặt tên cho.

Giờ đây, Sáng buồn nhất là dù anh có tài giỏi có thành đạt được đến đâu đi chăng nữa thì trong mắt cha anh, anh thừa biết - chẳng có cái ông nào là cái ông Phương Quang Sáng có các bằng cấp đầy mình - chẳng có cái ông nào là ông Phương Quang Sáng nhà doanh nghiệp trẻ đang phất lên như diều trong miền Nam về bất động sản và cả cổ phiếu nữa, những năm gần đây.

Đối với cha anh, cái gì phải ở ngay trong cái làng Hoàng Ngôn này, mà phải là ở trong tay của ông - ông phải nhìn thấy, sờ mó thấy, cầm chắc trong tay thì mới là thật, mới đáng tin và mới có giá trị. Mọi thứ chỉ có trên giấy tờ, trên lời nói thì với ông nó hoàn toàn là vô nghĩa.

Cha Sáng vẫn to tiếng với mấy ông bạn già tưởng tượng trong cuộc trà dư, tửu hậu một mình rằng: “Đã chẳng có một thời người cày có ruộng đó sao, nhưng cũng chỉ là một nhát rồi là lại phải nộp lại cho hợp tác ngay. Thế thì khác gì cho nhau ăn bánh giấy.

Đã chẳng một thời ông cũng được làm ông chủ - ông chủ chung tập thể của một cái hợp tác nghe rõ to và oai sao? Nhưng ông chủ thực lại là Ban chủ nhiệm hợp tác đấy chứ. Mình phải chạy theo cái kẻng của cái Ban ấy rối như đèn cù: kẻng ra đồng, kẻng về đồng, kẻng đi họp... để rồi thằng còng cõng thằng ngay, để rồi là kết cục ăn điểm nhiều hơn ăn cơm. Thế thì cũng là một dạng ông chủ hứa đổi trâu đổi bò cho thằng Bờm. Cuối cùng là Bờm tôi mắm môi cầm xôi cho chắc. Ai cười mặc ai, vậy thôi!”

Vì thế mà những chuyện bằng cấp ngất ngưởng, tài sản toàn bằng cái thứ tiền giống tiền Âm phủ, đất đai cũng toàn trên giấy mà lại ở tận đẩu tận đâu của Sáng là cái thứ với ông chẳng đáng tin tí nào.

Nó mà lại thay đổi chính sách một tí chứ đừng nói đến thay đổi chế độ là lại bằng không, bằng giấy lộn tất cả thôi. Chẳng đã có hẳn một cái chế độ xã hội - chế độ nguỵ quyền Sài Gòn đã bị xoá sạch ngay trong thời ta đang sống đây sao? Giấy tờ bằng cấp của xã hội đó ư, đất đai của bọn chóp bu ấy ư? Liệu hồn - tro bụi tất!

Cho nên trong mắt ông Phương Văn Thưởng này không có cái ông Phương Quang Sao Sáng nghệ sĩ nghệ xiếc; Phương Quang Sáng - doanh nhân doanh nhiếc nào hết. Trong mắt ông vẫn chỉ có cái thằng Phương Văn Sỏi - cái thằng chân đất mắt toét, bố nó là ông vẫn bắt nó đi chăn trâu đi tát nước; cái thằng chuyên thích mò mẫm ban ngày bẫy chim, đêm hôm đi mò cua, bắt cá để sáng ra đem bán ngoài chợ ngày xưa...

Trong tâm hồn bố anh vẫn không hề có một ông vương ông tướng nào khác, vẫn chỉ có cái thằng Sỏi - con út ngày xửa ngày xưa vẫn luôn làm cho ông nhức răng, gai mắt khiến ông ngứa ngáy chân tay phải đá đập tơi bời vì hay gây cho ông những chuyện buồn bực xưa kia mới là thật - vẫn chỉ là cái thằng con út có lẽ vì luôn gây cho ông quá nhiều rắc rối, phức tạp luôn khiến ông phải không ngừng để mắt đến mệt mỏi, mà bỗng trở nên có một quan hệ mật thiết với ông hơn bất cứ đứa con nào trong nhà - cái thằng nhóc con đầy cá tính và bản lĩnh, mới dăm tuổi đầu, đã dám trốn nhà đi đánh giầy, bán báo ngoài thiên hạ ngay khi tóc chỏm đầu còn hoe máu mẹ, cách đây những gần hai mươi năm...

Ôi! Ông bố già cổ lỗ, cổ hủ như chiếc cối đá giã gạo của nhà anh!...

Đêm nay không giống cái đêm hội sao bay rực rỡ trong những năm tháng xa xưa, nhưng anh vẫn yêu mảnh đất này, yêu nó đến quặn buốt đáy tim.

Sáng bỗng nghĩ không biết các cụ ngày xưa ai đã đặt tên cho làng anh là Hoàng Ngôn? Nếu là người ngoài làng thì hẳn có ý mỉa mai dân làng anh nặng tính ngoa ngôn, nói trạng - nói đến tự thích - nói lấy được!

Còn nếu đích thực là người do làng này sinh ra thì hẳn người đó phải yêu làng mình lắm mới cho là làng mình đặc trưng có lời ăn tiếng nói thật bản lãnh, thật đáng mặt trưởng trùm, dọc ngang bất biết trên đầu có ai.

Bằng không thì người đó cũng có một tầm hiểu biết lớn, đã kinh qua mọi nỗi thăng trầm để có được một tâm hồn rộng lượng đủ dung thứ cho tất thảy mọi câu nói xỏ xiên, ngang ngược tuỳ thích của dân làng bãi ngang mà cho rằng dân làng mình nói cũng hay hay là, đến là mạnh mồm - đúng là Vua Nói Trạng!

Ừ cái làng này nói thì giỏi lắm - như Thánh, như Chúa - Hoàng Ngôn kia mà. Nhưng cứ thử bới đất lật cỏ lên mà truy tìm xem đằng sau thứ ngôn từ rỗng tuếch trên miệng mọi người kia có một chút gì có thể làm bằng chứng cho cội nguồn, cho lịch sử văn hoá của làng không? - Chẳng có cái khỉ khô gì cả!

Chứng cứ là làng tuy đã khai sơn, lập thổ tồn tại từ ba bốn trăm năm trước, vậy mà chẳng có nổi lấy một cái đình, một ngôi chùa. Ai có một chút tâm linh thì đi sang làng khác, xã khác, huyện khác, tỉnh khác mà khấn nhờ.

Thôi thì nghèo quá không đủ sức góp nhau mà dựng nổi cho làng một cái đình, một ngôi chùa. Nhưng đến cái cổng làng cũng chẳng có nổi thì phải kết luận bản chất người làng Hoàng Ngôn là không có cái tâm cho văn hoá cộng đồng.

Không thèm đếm xỉa đến cội nguồn của chính bản thân mình từ đâu mà ra; hay là thực dụng đến mức chỉ quan tâm đến mỗi cái bụng của mình; cùng lắm thì biết đến cái bụng của mỗi những người trong nhà mình, không thèm biết đến bất kỳ cái gì nữa. Như thế có nghĩa là về mặt trình độ văn hoá: làng anh khá là mông muội - mà nói đến như thế thôi là còn quá thiên vị quê ta.

Trước đây Sáng đã từng đi rất nhiều nơi trên khắp đất nước, từ ngày học thêm môn Quản trị và Kinh doanh Du lịch ở một Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - một cái môn khá mới mẻ với đa số dân chúng Việt Nam, anh càng có cơ hội đi nhiều hơn, và anh càng hiểu biết nhiều hơn về thế nào là văn hoá, và thế nào là văn hoá cội nguồn.

Anh càng hiểu biết thêm về con người của đất nước mình, càng luôn có mong muốn tạo dựng những mối quan hệ rộng dãi với tất cả mọi lớp người trong mọi tầng lớp xã hội, thì lại càng thấm thía hơn về cái làng quê Hoàng Ngôn nghèo nàn và đói khổ của anh.

Thậm chí nhờ những bức xúc trong lòng ấy mà anh đã quyết tâm phải bảo vệ xong xuất sắc một luận án thạc sĩ có chủ đề về tâm lý cá nhân trong sự tiến triển của văn hoá cội nguồn dân tộc.

Trong quá trình nghiên cứu Sáng đã ngộ ra một điều là tất thảy những ai thành đạt đều muốn được tự hào về dòng họ của mình. Và khi đã vinh danh rồi là họ đều ra sức tô vẽ cho nguồn gốc xuất thân.

Tất thẩy từ to xuống nhỏ, đều có một tâm lý chung như vậy: người lớn nhất tự nhận mình là Thiên tử. Vua là con Trời thuộc dòng dõi nhà Giời.

Những người khác nhận mình thuộc dòng họ nhà vua, không đời vua này thì đời vua nọ.

Những người họ Trần sẽ nhận mình không thuộc dòng trưởng cũng là dòng nhị, dòng tam... đời thứ mười ba, hay mười bảy hay hai mươi, hai mấy gì đó của vua Trần.

Những người họ Lê, họ Trịnh... sẽ nhận mình thuộc dòng con vua cháu chúa.

Và anh - Phương Quang Sáng - anh có cái gì để tự hào khi đứng bên các đại gia có tông vua, giống chúa khác của đất nước bây giờ?

Chẳng phải vì họ Phương của Sáng chưa từng có vua mà anh cảm thấy mình sẽ không được tự hào lắm trong vai con cháu đời thứ bao nhiêu đó của một Đấng họ Phương nào đấy.

Nếu anh là một kẻ cơ hội như ai đó, anh hẳn sẽ tìm cách đào bới tông ti dòng họ để xem cái họ Phương của anh liệu có cải họ vì một lý do nào đấy chăng? Trước đó có thể nó đã từng là họ Phạm, hoặc là họ Phan với những Phạm Ngũ Lão, Phan Bội Châu… vang danh sử sách. Và như thế, anh sẽ vinh dự có cùng một tên họ với các Ngài nguyên Thủ tướng như Phạm Văn Đồng hay Phan Văn Khải. Biết đâu, một lúc nào đó lại chẳng có dịp mượn danh con cháu hờ mà loè bịp thiên hạ.

Nhưng không, đối với Phương Quang Sáng này những nhãn từ mĩ miều đầy ao ước của bao người đó, không hề làm nên sự thành đạt của anh ngày hôm nay.

Sáng tự hào đi lên bằng chính đôi chân của mình. Anh tự hào là Phương Quang Sáng - một Phương Quang Sáng từ hai bàn tay trắng, từ một đứa trẻ lang thang cơ nhỡ đánh giày, bán báo đi lên.

Càng đi nhiều, càng biết nhiều về các dòng họ danh gia vọng tộc của đất nước như Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn... biết thêm về rất nhiều những ngôi làng cổ, những ngôi đền, chùa cổ Việt Nam như làng Đường Lâm, đền Hùng, thành Cổ Loa, thành cổ Sơn Tây, chùa Và, chùa Bổ..., Sáng càng buồn cho cái làng bãi ngang của anh.

Nếu một người bạn phương xa, những vị khách quốc tế - như ông Tường - thầy phó hiệu trưởng Việt kiều vốn sinh ra và lớn lên ở Nhật, sống và làm việc ở nước ngoài gần 60 năm nay, đã coi Nhật như một tổ quốc thứ hai và những người bạn các nước Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn… đã từng cùng anh học môn Đông phương học trong trường Đại học Quốc tế anh đang học chẳng hạn - muốn được về thăm làng quê của anh, thì sao đây?

Anh biết giới thiệu với họ cái gì là tiêu biểu của làng mình đây?

- The well - know man of Hoang Ngon village? The relic of Hoang Ngon village? What is the top of this village? Danh nhân của làng Hoàng Ngôn ư? Di tích của làng Hoàng Ngôn ư? Cái gì là đỉnh cao của cái làng này?

- Nobody! Nothing! No, really have not any thing! - Không có ai! Không có cái gì! Thực ra là chẳng có một cái gì ráo!

Nỗi buồn đó khiến Sáng quay lại làng Hoàng Ngôn, anh muốn làng anh sau này cũng có được một chút gì đó để người đi xa có thể tự hào về nó, chứ không phải chỉ có mỗi một cái tên màu mè khoác lác - Nói lên nghe rất văn hoa, bóng bẩy: Hoàng Ngôn - làng Hoàng Ngôn!

Phải có một cái gì đó cho mảnh đất quê hương khốn khổ của mình mà anh luôn yêu tha thiết. Phải biến tình yêu ấy thành một cái gì đó thật thiết thực để đền đáp cho dải đất Mẹ quê hương.

Anh cứ có một thứ cảm giác rất tâm linh rằng chính cái dải đất bãi ngang nghèo nàn xơ xác như miếng xơ mướp này đã chọn anh - Phương Văn Sỏi này chứ không phải là một thằng nhóc nào khác để dồn vắt hết sức hun đúc ưu ái cho riêng anh bằng tinh cha, huyết mẹ nên xương nên da; bằng tất cả linh khí ruộng đầm, núi non, ao hồ thẩm thấu qua hạt lúa, củ khoai, con cá, cái tôm nuôi anh khôn lớn từng ngày; khiến anh trở thành một Phương Quang Sáng, một triệu phú Đô la để có cơ hội quay về làm những việc để tôn vinh quê hương; chứ không phải để trở thành một anh giáo quèn, một viên công chức nhì nhằng mài đũng quần nơi công sở đợi ngày về hưu, chỉ giỏi nói mồm nuôi mình còn chưa xong, nói gì tới tôn tạo cho quê hương, xứ sở. Đó chính là nỗi niềm đau đáu đã luôn tiềm ẩn trong anh, và giờ đây anh càng hiểu rõ nó hơn bao giờ hết.

Chẳng dám bàn tới làm một cái gì to lớn như xây đình hoặc dựng chùa, vì Sáng biết dân làng mình quá nghèo chẳng thể góp tiền chung tay. Mà anh lại có đủ tri thức văn hoá để biết mình chưa phải là một bậc hiền đức để được phép đứng đầu, lấy tên chủ làm cả một cái đình cho làng.

Sáng chỉ dám xin được đóng góp cho làng một cái cổng làng, mọi chi phí không cần biết là hết bao nhiêu anh xin thanh khoản.

Một cái cổng làng để có thể chính danh được trong con mắt thiên hạ cái mặt của làng ta bắt đầu từ đâu.

Ấy vậy mà cũng không được chỉ vì anh đã thề sẽ giữ kín một bí mật tuyệt cùng. Một lời thề sống để dạ chết mang theo.

descriptionChếtRe: Tiểu thuyết hấp dẫn: "24 Giờ Lên Đỉnh"

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply