Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo khó, chịu đầy thương tích của chiến tranh bom đạn, thấm thía cái nỗi đau của những người mẹ mất con, của mảnh đất đầy chất độc còn reo rắc bi thương cho bao gia đình. Tôi căm ghét chiến tranh, và từ trong sâu thẳm của đứa bé vừa kịp nhận thức đã bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ trở thành một chiến sĩ.

Tự hào được sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, từ đời ông nội, ông ngoại tôi đều là cán bộ lão thành, rồi tới bố tôi cũng tham gia vào kháng chiến, khi hòa bình cũng hết lòng phục vụ đất nước với tinh thần của một cán bộ công an. Bố gặp gỡ mẹ từ trong kháng chiến, khi mẹ là một y tá chuyển đến công tác tại sư đoàn của bố. Mối tình đẹp của bố mẹ đơm hoa kết trái thành một đứa bé, là tôi.

Tốt nghiệp cấp II, như chúng bạn khác, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn về tương lai của mình. Từ bé đến lớn tôi chỉ sống trong màu xanh áo lính, chơi với chiếc mũ kepi gắn quân hiệu có ngôi sao vàng rực rỡ, tôi mơ một ngày nào đó cũng sẽ khoác lên mình bộ quân phục, cầm súng bảo vệ đất trời tổ quốc. Tôi sẽ học khối C, học văn sử địa để có thể thi đỗ vào trường công an như tôi hằng mơ ước.

Văn đối với tôi không khó, với thành tích 4 năm liền trong đội tuyển văn cùng với một tâm hồn không quá đỗi khô khan, tôi sẽ còn tiếp tục rèn giũa. Nhưng Sử và Địa thì quả thật là một thách thức, tôi sẽ phải nỗ lực hết sức, chọn cho mình một trường cấp 3. Tôi bắt đầu lập kế hoạch cho ước mơ ấy.

Đầu tiên tôi phải từ bỏ việc ngủ nướng, lười nhác vận động, tôi lên lịch tập luyện thể dục thể thao, rèn cho cơ thể cường tráng, khỏe mạnh. Mẹ tôi bảo: “Cứ ốm yếu như đ/c thì ai người ta tuyển, không có sức khỏe còn không bảo vệ được mình, nữa là bảo vệ ai”.

Những ngày đầu thực sự khó khăn, việc từ bỏ một thói quen quả không dễ dàng; nhất là những ngày đông rét mướt, chỉ muốn vùi đầu vào chăn ngủ nướng thêm chút nữa. Nhưng chưa một lần tôi tự buông thả mình, bởi chỉ cần cho phép mình lười nhác một lần, nó sẽ trở thành thói quen, và ăn mòn cái quyết tâm tôi đã cố công tạo dựng.

Tôi chú trọng vào học các môn xã hội hơn, biết mình yếu nên càng phải cố gắng. Tôi vốn sợ môn Lịch sử, tôi cố gắng nghe giảng, cố gắng nhớ được những sự kiện chính, cố gắng ngồi đọc thuộc lòng, những mốc sự kiện cứ nhảy loi choi trong đầu, như một ma trận, không tài nào nhớ được.

Khủng hoảng, như thế này làm sao có thể thi vào trường tôi mơ ước. Mẹ lại vỗ vai tôi “con cứ bình tĩnh, nó cũng như môn Văn hay bất kỳ môn xã hội nào khác, không phải cứ học như một con vẹt, cần phải có phương pháp”. Tôi bắt đầu để ý đến phần nội dung nhiều hơn, ngày tháng rắc rối đã tạo cảm giác khó khăn đáng sợ cho tôi trước kia.

Cứ cố công học thuộc những con số, những dữ kiện, ngày tháng mà tôi không thấy những trận chiến oanh liệt, những chiến thắng hào hùng ở sau kia. Những trận chiến hào hùng mà ông hay kể khi gặp lại đồng đội cũ. Hóa ra môn Sử không hề xa lạ, nó là thực tế của mấy mươi năm trước đây thôi.

Tôi tìm được sự thích thú trong môn học tưởng chừng như khô khan với toàn dữ kiện, tôi đọc nhiều hơn, thấu hiểu được tư tưởng, chuỗi ngày tháng đi kèm cũng tự khắc liên kết lại với nhau. Quên là điều kiện cần của nhớ, học Sử phải quên đi cái bề ngoài dễ gây sự hoang mang.

Tiếp đó là phải tập viết, sau nhiều bài kiểm tra chỉ được điểm trung bình, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức, tôi đã rút ra kinh nghiệm xương máu rằng không phải ngay khi cầm đề lên là cắm đầu cắm cổ viết, mà phải có một dàn ý rõ ràng, nghĩa là khi đó mới nắm được vấn đề một cách sâu sắc. Viết nhiều, tôi cảm thấy môn Sử đã nằm trong tay.

Tôi kiên trì với kế hoạch của mình, vừa học tốt các môn văn hóa, đặc biệt là 3 môn khối, vừa tiếp tục rèn luyện bản thân. Việc tôi sẽ trở thành một sĩ quan quân đội là một lẽ đương nhiên với cả gia đình, và cũng là hình ảnh mà tôi đã mơ từ khi biết cầm mũ kepi của bố chơi. Gần ngày thi, bác hàng xóm còn bảo: “đ/c thi nghề đó làm gì, khắc nghiệt lắm biết không”. Hơi xíu buồn và lo lắng, nhưng tôi đã chuẩn bị tâm lý, ước mơ của tôi sao dễ lung lay thế được.

Tôi mỉm cười, mình đã trên con đường biến ước mơ thành sự thật. Nhưng trớ trêu thay, tôi lại không vượt qua được “vòng thi” chữ C lộn ngược, tôi không thấy rõ trên, dưới, phải hay trái. Cô y tá phán “cận thị". Trường mà tôi ứng tuyển không chấp nhận trường hợp bị cận thị, bầu trời như tối sầm lại trước mắt.

Với quan hệ của ông và bố, tôi có thể được “chạy” để bỏ qua phần này, nhưng với tinh thần người lính, họ nhất quyết không. 12 năm trời, tôi chỉ học để làm một sĩ quan quân đội. 12 năm trời tôi nỗ lực chỉ để được khoác lên mình bộ áo lính, được oai hùng như ông, như bố mẹ. Niềm tin trong tôi sụp đổ, vỡ tan tành, tôi giận bố mẹ không giúp tôi thực hiện được mơ ước.

hào hứng thật phấn khởi, tôi nhờ cô giáo dạy văn đăng ký bừa cho tôi một khoa nào đó của một trường nào đó phù hợp với tôi. Sau một hồi suy xét, cô đăng ký cho tôi khoa Đông Phương học của trường Xã hội nhân văn. Cô bảo khoa này mới, sau ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Đối với tôi, học ngành gì không còn nghĩa lý gì nữa.

Tôi học Đông phương, cũng học tốt tất cả các môn, cũng giành được học bổng và vẫn không nguôi ước mơ khoác trên mình bộ áo lính. Hy vọng lại bừng cháy trong tôi khi một lần, vô tình đọc được thông tin trường Học viện Kỹ thuật quân sự vẫn tuyển học viên cận thị dưới 3 độ. Tôi bắt đầu lập lại kế hoạch cho tương lai của mình, lại một thử thách mới khi 3 năm học cấp 3 tôi chỉ tập trung ôn khối C, thất bại từ lần trước đã khiến tôi chây lười.

Đã có nền tảng Toán trong tay, tôi phải tiếp tục cố gắng, làm mới lại bản thân, tôi không cho phép mình bỏ qua cơ hội một lần nữa. Trau dồi kiến thức, sinh hoạt đúng chế độ để không tăng độ mắt. Không bao giờ là muộn cả, quan trọng là có ước mơ và bắt tay vào thực hiện ước mơ đó.

Giờ đây, tôi đang đứng dưới quân kỳ, tôi bước đi trong đội hình người chiến sĩ, khoác lên mình bộ quân phục, với tinh thần quân nhân, tôi đã hiểu vì sao bố mẹ lại không làm gì để cứu tôi cả. Chỉ có bước lên bằng chính đôi chân mình, tôi mới cảm nhận được trọn vẹn hạnh phúc này. Tôi thầm cảm ơn bố mẹ, cảm ơn truyền thống gia đình đã ươm mầm trong tôi ước mơ đẹp ấy, để hôm nay tôi đứng đây, sống và làm việc cho đất trời tổ quốc.

Tôi kể lại cho các bạn câu chuyện về ước mơ của tôi, đã có những lúc nó gần như bị giết chết vì tôi thật phấn khởi lòng học, hay lúc nó vuột mất khi tôi không đủ điều kiện sức khỏe. Nhưng giờ đây, bạn thấy đấy, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình, bởi cơ hội luôn đến với tôi, với bạn. Và sẽ không ai có thể giúp bạn cả, bạn sẽ phải cố gắng với 100% bản thân bạn, và chịu trách nhiệm hoàn toàn với nó; chỉ cần bạn không ngừng ước mơ.