Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtBí thư chi đoàn thanh niên là ai ?

more_horiz
Người Bí thư có vị trí thế nào trong chi đoàn?


Bí thư chi đoàn là người đứng đầu, là "thủ lĩnh" của một tập thể trẻ (chi đoàn), tự nguyện- hoạt động theo mục đích nhất dịnh, vừa phù hợp với nhu cầu hợp lý, lợi ích thiết thực chính đáng của thanh niên, vừa đáp ứng cho nhu cầu xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Bí thư chi đoàn là người thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục đoàn viên thanh niên (trong địa bàn dân cư hay đơn vị sản xuất, công tác) hành động theo chương trình do Đoàn đề xướng. Từ đó phát triển lực lượng nòng cốt của Đoàn trong tập thể.

Xác định không đầy đủ, đúng đắn vị trí của người Bí thư chi đoàn sẽ dẫn tới hiệu quả lao động của cá nhân Bí thư và cả tập thể chi đoàn đạt thấp so với công sức bỏ ra và xa rời mục đích tồn tại của Đoàn.

Nhiệm vụ của người Bí thư chi đoàn

Điều hành, tổ chức, hoạt động, tác động đến đoàn viên, lãnh đạo chi đoàn thực hiện tốt đạt các mục tiêu của Đảng.

Truyền đạt được ý đồ của Đoàn đến từng đoàn viên.

Phát hiện phát triển người tốt cho Đoàn

Mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của Đoàn, phát triển số lượng đoàn viên, nâng cao khả năng chủ động hoạt động của mỗi đoàn viên, góp phần hoàn thiện nhân cách của họ.

Nâng cao uy tín xã hội của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội, trong cộng đồng.

Tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh, giữ vững và xứng đáng với sự tin cậy, yêu mến của đoàn viên thanh niên.

Lao động của người Bí thư chi đoàn có những đặc điểm gì?

Lao động của người Bí thư chi đoàn chủ yếu là lao động trí óc: suy nghĩ về kế hoạch, óc phân tích, tài phán đoán, trình độ tổng hợp, bản lĩnh lựa chọn sự quyết đoán, xử lý tình huống.

Lao động của người Bí thư chi đoàn là sự tác động tâm lý lên một đối tượng đặc thù (các bạn trẻ). Hơn nữa đó là sự tác động qua lại, sự giao hoà, bởi lẽ người Bí thư cũng là một đoàn viên của chi đoàn.

Phương pháp lao động của người Bí thư là vận động thuyết phục, lôi cuốn, tổ chức hoạt động cho cả tập thể nhằm một mục đích nhất định. Do đó, lao động của người Bí thư kông giống với nhà nghiên cứu hay chuyên giảng dạy về tâm lý.

Sự gương mẫu về bản thân người Bí thư: lời nói đi đôi với việc làm, giữ lời hứa, tự tin và tin vào khả năng của tập thể, tự trọng và tôn trọng người khác, có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả lao động

Hiệu quả lao động của người Bí thư chi đoàn được xác định bởi những yếu tố nào?

Sự tự giác của mỗi đoàn viên. Cùng một kết quả nhất định nhưng có thể có các nguyên nhân khác nhau. Nếu kết quả đó chỉ do cá nhân Bí thư và một vài đoàn viên tích cực tạo nên thì cũng không nên đánh giá cao. Song kết quả đó do tất cả các đoàn viên cùng tạo nên thì phải được đánh giá cao hơn nhiều.

Muốn vậy, người Bí thư phải làm cho mỗi đoàn viên hiểu đúng mục đích, chấp thuận nó, mạnh dạn suy nghĩ cách để đạt mục đích và tự thấy mình là người trong cuộc

Sự đoàn kết, gắn bó, chung sức chung lòng vì mục tiêu và lợi ích của đoàn viên trong chi đoàn, nếu sau mỗi hoạt động do chi đoàn tổ chức mà mối quan hệ giữa đoàn viên, giữa đoàn viên với thanh niên phát triển tốt, hàn gắn được mỗi bất hoà nào đó, giải toả được một mâu thuẫn nào đó, thì đó là phần thưởng cao quý đối với người Bí thư. Trái lại, một hoạt động tạo ra một kết quả vạt chất nhất định, ngưng sự hiểu lầm xuất hiện, hay một mối bất hoà nào đó xẩy ra thì không thể đánh giá cao hiệu quả lao độn của người Bí thư được.

Phát hiện, phát huy, phát triển những nhân tố mới trong chi đoàn, trong tập thể. Tuy nhiên phải hiểu đúng về nhân tố mới. Trước hết đó là năng khiếu, sở trường vốn có của đoàn viên, thanh niên. Nghệ thuật của người Bí thư là phải khai thác được thế mạnh đó của từng người: khả năng, văn hoá, thể thao, tinh thần quan tâm tới đồng đội, sức thuyết phục trong tập thể, tài giao tiếp, dám đảm nhận việc khó, biết tự mình làm việc và tổ chức công việc cho một nhóm nhỏ... Hiệu quả lao động của Bí thư chi đoàn sẽ được đánh giá cao nếu như mỗi thành viên trong tập thể đều có dịp bộc lộ, khẳng định mình, đều nhận thấy sự đóng góp công sức của mình trong thành công chung của chi đoàn. Điều này hoàn toàn khác với kiểu Bí thư chi đoàn "chỉ tay năm ngón", chỉ biết giao việc cho người khác một chiều và cũng không khác gì việc lạm dụng các nhân tố tích cực: chỉ giao việc cho một số người kể cả những việc không phù hợp với năng lực,sở trường của họ.

Uy tín xã hội- chính trị của chi đoàn được phát triển sau mỗi hoạt động, trong mỗi hoạt động, và cả trong quá trình chuẩn bị cho mỗi hoạt động.

Nếu người Bí thư qua đó tạo được sự tin cậy, yêu mến của gia đình đoàn viên thanh niên, của cô bác và cộng đồng dân cư, của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể khác thì thành công của người Bí thư được xác nhận là to lớn

Trái lại, có thể chi đoàn đạt được một giải nào đó trong hội thi, được nhiều quà tặng trong hoạt động, nhưng nếu gia đình đoàn viên phàn nàn, nhân dân nơi đó kếm vui, các chi đoàn bạn mặc cảm về lối "chơi trội"... thì hiệu quả lao động của Bí thư chi đoàn là thấp vì nó đã tạo ra thế cô lập cho chi đoàn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sau này

Cuốn hút được đông đảo thanh niên trên địa bàn, tạo tiền đề để mở rộng quy mô tổ chức và hoạt của chi đoàn. Sự cuốn hút này được tạo ra từ sức mạnh tự nhiên, tự thân của chi đoàn, của bản thân mỗi đoàn viên. Bí thư chi đoàn luôn kiểm tra lại xem đoàn viên đã hiểu rõ, có tán thành và tự nguyện tham gia công việc đang triển khai không? Tính chủ động của mỗi đoàn viên đén mức nào?

Lao động của Bí thư chi đoàn có những nội dung cụ thể gì?

Xác định đúng mục tiêu và trung thành với mục tiêu công việc. Các câu hỏi thường trực mà người Bí thư chi đoàn cần đặt ra là: Hoạt động này vì ai? Và đạt được điều gì?

Để xác định rõ mục tiêu người Bí thư chi đoàn cần luôn ghi nhớ mục đích, chức năng nhiệm vụ chung của tổ chức Đoàn, những điều cơ bản đã quy định trong Điều lệ Đoàn. Tiếp theo đó là hiểu rõ thực lực của chi đoàn, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của đoàn viên thanh niên trên địa bàn.

Người Bí thư chi đoàn có thể có cả "ý đồ riêng" của mình (giải toả sự ngộ nhận, hiểu lầm nhau, cần thử tài một đoàn viên nào đó...).

Biết điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết cũng là một yêu cầu trong nội dung lao động của người Bí thư chi đoàn

Xác định rõ lực lượng, phương tiện thực hiện mục tiêu đã đề ra. Chú ý rằng, lực lượng không đơn thuần là số lượng người tham gia, mà chủ yếu là sự năng động, sức sáng tạo của từng đoàn viên và sự phân công hợp lý để phát huy sức mạnh của cả chi đoàn, cả cộng đồng. Đó là sự phối hợp kết hợp với các chi đoàn bạn, huy động các phương tiện vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động (hội trường, sân bãi, trang thiết bị...).

Đề xuất được các biện pháp quan trọng nhất.

Thảo luận dân chủ về mục tiêu công việc, làm cho mọi đoàn viên thấy được cần thiết, tán thành phương án tổ chức thực hiện. Người Bí thư chi đoàn phải tính toán và chuẩn bị kế hoạch thiết thực khả thi: tên công việc cần làm, người đảm nhận chính, người tham gia thực hiên, thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, địa điểm diễn ra, các điều kiện vật chất đảm bảo...

Phân công điều hành, theo dõi đôn đốc và kiểm tra từng phần công việc.

Ghi nhận, biểu dương kịp thời sự đóng góp của mỗi người

Nhận định kết quả công việc, so với yêu cầu mục tiêu đã đề ra, gợi ý để mỗi thành viên cùng thẩm định, rút ra bài học thành công; nêu vấn đề mới phát sinh từ kết quả công việc, dọn đường cho một kế hoạch mới.

Phương pháp hoạt động của Bí thư chi đoàn?

Thuyết phục để đạt tới sự nhất trí của đoàn viên mà không áp đặt, có thể trực tiếp hay qua những thành viên khác, thông qua thảo luận dân chủ, qua kết quả công việc thực tế. Cần phân biệt giữa thuyết phục và sự nài nỉ.

Biết lắng nghe mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên không phải là im lặng, thụ động "ba phải", mà biết chắt lọc các ý kiến chính xác, nhưng cũng không sa vào việc tranh luận từ ngữ, cố chấp những vấn đề thứ yếu

Làm gương: Lời nói đi đôi với việc làm, đặc biệt trong thời điểm khó khăn nhất, trực tiếp đôn đốc, giải quyết công việc. Chú ý phân biệt giữa nêu gương hay làm thay.

Biểu dương, khen thưởng kịp thời, công bằng trước tập thể sự đóng góp một cá nhân hay một nhóm nhỏ trước chi đoàn, tạo được sự đồng tình của mọi người vì sự đánh giá đó, tạo được lòng tin, tự hào, tự trọng của đối tượng được biểu dương, đặc biệt đối với nhân tố mới

Biết khen chê đúng lúc, đúng chỗ; phê bình nhẹ nhàng không chạm lòng tự ái của đối tượng, không làm cho họ tự ái. Đối với thái độ vô trách nhiệm cảu một cá nhân nào đó cần dùng sức mạnh, dùng ý kiến của tập thể để phê phán. tuy nhiên phải hết sức độ lượng, không được định kiến, thành kiến, không đẩy người có lỗi vào chân tường, nên mở đường, định hướng cho họ lập công chuộc lỗi lầm

Tự học để trau dồi thêm về kiến thức và kỹ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống.

Về phương pháp công tác của người Bí thư chi đoàn, bạn có thể tham khảo công thức 10 chữ hoá sau đây: Kế hoach hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá, cụ thể hoá, cá thể hoá, văn hoá hoá, hiện đại hoá, điển hình hoá, quy trình hoá, cảm hoá.

Người Bí thư chi đoàn cần tránh những điều gì?

Lời nói không đi đôi với việc làm.

Nguyên tắc cứng nhắc, không biết tuỳ cơ ứng biến.

Không biết nhận lỗi và sửa sai khi có thiếu sót.

Bao biện, nghĩ thay, làm thay, không khuyến khích tính chủ động của đoàn viên và của BCH.

Định kiến, thành kiến với khuyết điểm người khác.

Sa vào chủ nghĩa hình thức, chạy theo thành tích, "đao to búa lớn".

Bệnh hành chính, sự vụ, giấy tờ, họp hành lu bù.

Dễ làm khó bỏ, không thực hiện một công việc gì đến nơi đến chốn.

Ngại tiếp xúc với quần chúng thanh thiếu niên.

Kiêu ngạo, tự phụ

Là Bí thư chi đoàn, bạn hãy thử chiêm nghiệm xem những lời khuyên sau đây có giúp ích gì cho bạn?

Trả lời: Để thực sự trở thành người bạn chí tình, người đồng chí thân thiết, người thủ lĩnh của các bạn trẻ, bạn cần phải có kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng tổ chức các hoạt động. Về kỹ năng tổ chức các hoạt động, kỹ năng soạn thảo các văn bản thông dụng bạn có thể tham khảo các câu hỏi khác trong tài liệu này. Riêng về kỹ năng nói bạn thử luyện tập theo 10 chữ T sau đây:

Trau dồi đức tự tin.

Tâm đắc với chủ đề định nói

Tiếp cận để hiểu nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng

Thu thập thông tin tư liệu từ thực tế.

Thiết lập trình tự của bài nói cho mạch lạc, hệ thống.

Tập luyện trí nhớ.

Tu từ, chọn ngữ, chỉnh văn chương.

Tạo lập cho mình một phong cách riêng (học tập người khác là tốt, nhưng đừng bắt chước ai).

Tìm những thủ pháp diễn đạt cho hấp dẫn (làm cho con số biết nói, dẫn lời của lãnh tụ đúng lúc, đúng chỗ).

Tổng hợp lại 9 bước nêu trên, trước khi chính thức bước lên diễn đàn.

Nguồn : Internet


Được sửa bởi twist ngày Sun Feb 03, 2013 6:39 pm; sửa lần 1.

descriptionChếtRe: Bí thư chi đoàn thanh niên là ai ?

more_horiz
Bí thư hay phó bí thư, ủy viên ban cháp hành đều phải hiểu và nắm rõ những vấn đề này, mới lãnh đạo được đoàn viên thanh niên Smile chứ cứ im lặng và thụ động thì chẳng bao giờ cái chi đoàn đó phát triển được gì Smile
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply