Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


descriptionChếtTôi là một con lừa

more_horiz
Cuốn sách không chỉ hấp dẫn với dân mê phượt mà còn là một tác phẩm văn học làm say lòng những độc giả ưa thể loại du ký.
Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa

Cuốn sách đầu tiên trong serie Lên đường với trái tim trần trụi

“Trước mỗi lần lên đường, tôi cố gắng trút bỏ mọi định kiến, mọi hình dung. Tôi dốc cạn để đầu óc trỗng rỗng, không mong chờ, không phán đoán.

Tôi liều mạng để trái tim mình rộng mở, trần trụi.

Và tôi lên đường như một tờ giấy trắng, với niềm khát khao được phủ kín, được lấp đầy, được đổi thay.”




Cuốn sách gần 200 trang này hấp dẫn không chỉ dành cho dân mê phượt, mà còn là một tác phẩm văn học làm say lòng những độc giả ưa thể loại du ký. Phương Mai kể về chuyến du hành theo dấu vết di cư của loài người. Đó là năm 2010, khi Phương Mai quyết thu xếp công việc giảng dạy, xin nghỉ một năm để đi “đâu đó” ra ngoài. Và cô đã có một chuyến đi dài, khởi sự từ cái nôi của nhân loại ở châu Phi, qua châu Úc, châu Á, rồi tới châu Mỹ. Trong chuyến du hành ấy, cô đã được chiêm ngưỡng những cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ nhất, đã thăm những kỳ quan vĩ đại nhất do con người tạo ra, đã thử mình với những trò mạo hiểm mà với đại đa số mọi người chỉ nghe tới đã nổi da gà.

Đọc sách của Phương Mai, độc giả không chỉ được theo bước chân cô tới rất nhiều quốc gia (trong đó có những đất nước mà cái tên có khi ta còn chưa nghe tới), mà còn được song hành với cô trong một hành trình nội tâm đầy day dứt. Có lẽ đó mới là lý do vì sao mà những chuyến đi của Phương Mai lại được nhiều người quan tâm, nể phục đến vậy. Tới mỗi nơi, cô đâu chỉ ngắm những cái đẹp, hùng vĩ, ăn những món ngon, đặc sản, chứng kiến những việc, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán lạ… mà cô luôn nhìn mỗi vùng đất bằng các cảm quan của mình. Như việc cô lạnh toát giữa tiết trời nóng nực ở Campuchia khi chứng kiến hàng nghìn hộp sọ tại cánh đồng chết của họa diệt chủng. Hay khi cô nghẹn lên trên cổ khi nhìn thấy những cửa hàng mậu dịch gợi nhớ thời bao cấp ở Việt Nam ở Cuba. Độc giả như thót tim cùng Phương Mai khi cô run bần bật lạc vào vùng đầm lầy, và đối mặt với những con hà mã hung hãn của đất nước Boswana, hay cảm thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên đẹp hùng vĩ và đầy quyền uy của đêm rừng già châu Phi…

Bên cạnh sự thích thú khi được đồng hành cùng “con lừa” Phương Mai, người đọc còn cảm nhận từ cuốn sách một mẫu người phụ nữ hiện đại, ưa dịch chuyển, sống tự do và hạnh phúc. Ngay mở đầu cuốn sách, Phương Mai đã viết “Cảm ơn mẹ, vì đã buông tay để con được tự do”; và chính sự tự do làm nên hạnh phúc của Phương Mai. Chẳng ai có thể hình dung ra được một cô thạc sĩ tuổi băm, với đồng lương châu Âu, mà không có lấy nổi một cái ô tô để đi, cô cũng chẳng màng tới một bờ vai dựa vào hay những đứa con xinh đẹp. Có lẽ chính điều đó mà mọi người thường nghĩ cô “ngu như lừa”, hoặc nhẹ hơn thì coi cô là kẻ cá tính, nổi loạn. Nhưng với Phương Mai thì khác, cô tự do làm chủ cuộc sống của mình, tự do lựa chọn con đường mình sẽ đi và chủ động mưu cầu hạnh phúc.

“Tôi thấy tuổi này rất khó xúc động, khó có cảm hứng sáng tác. Tìm được một cuốn sách thú vị, một bộ phim hay, một đĩa nhạc có chất xúc tác với tôi không dễ. Nhưng tôi cảm ơn Mai vì có thể từ cuốn sách của bạn mà tôi lại sẽ nảy ra cái gì đó…” - Trần Thu Hà

“Phương Mai không già, và tôi có cảm giác với kiểu đi này, cô sẽ không già cho đến chết” - Đạo diễn Lê Hoàng

Hành trình của cô cũng sẽ được kể lại trong phần hai của series “Lên đường với trái tim trần trụi” mang tên “Con đường Hồi giáo”.

descriptionChếtChương 1: Rốt cuộc tôi là một con lừa

more_horiz
Thứ nhất, ông bà mình thường bảo “Thân lừa ưa nặng”. Bằng tuổi tôi, vào một buổi tối mùa đông ướt át cóng buốt như hôm nay, bình thường con gái nhà người ta sẽ ngồi trên ghế sofa, co ro cuốn chăn vào chân, dụi đầu vào vai chồng, mắt lườm ti vi, mồm cắn hạt dưa, đầu óc mơ mộng nghĩ đến một kỳ nghỉ ở xa xôi đâu đó có spa và nắng ấm. Cái phiên bản ấy mang tên tôi thì khác hẳn: cuốn chân vào một cái áo khoác, dụi đầu vào một khung cửa sổ không kính không chấn song trên một khoang tàu có hai mươi nhăm cái ghế với gắn một trăm con người cộng hàng chục con gà và thêm năm cái xe đạp. Nếu không có anh bạn đường đưa vai ra che chắn, hẳn cái đám đống đen đúa nhếch nhác kia đã ngồi chồng cả lên người tôi rồi. Chẳng có ti vi cũng chẳng có ghế sofa, tôi chỉ biết nhắm mắt đếm cừu để tránh những ánh nhìn chòng chọc rất sỗ sàng đặc trưng của người Ấn. Ai từng đến thăm xứ sở này hẳn đều không thể quên được những tia nhìn không ngại ngùng của cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Đến một con chó ngái ngủ vệ đường cũng có thể ngửi thấy mùi người lạ mà bất thần chồm lên ăng ẳng... Truyen8.mobi

Vấn đề là tại sao tôi lại mua chiếc vé hạng cùng đinh trị giá còn kém cả một cuộn giấy vệ sinh (!) vài rupi trong khi với đồng lương châu Âu tôi dư sức mua vé hạng nhất hoặc thậm chí bao cho mình cả khoang tàu? Câu trả lời là tôi ngồi trên chuyến tàu nhếch nhác quay lại Delhi không phải vì vé hạng nhất đã hết mà vì tôi thích thế, thích được tự mình chứng thực cho muôn vàn câu chuyện mọi người hằng truyền bá về những chuyến tàu vận chuyển người như vận chuyển gia súc đi lò mổ của thường dân Ấn Độ. Như đã tự thú nhận ở đầu bài viết, tôi là một con lừa, một con lừa không những ưa nặng mà còn (theo ý của một người bạn) tự tìm cách đâm đầu vào vũng nước để được công nhận là một con lừa có cá tính”.

Ngụy trang bằng cái nhãn rất mị dân này (cá tính), tôi dã từng có một hành động khá ẩm sọ: vừa ký xong hợp đồng làm việc với Đại học Amsterdam, dạy được đúng hai học kỳ thì đầu năm 2010 tôi đùng đùng tuyên bố bỏ việc. Sếp hết hồn gọi lên gạn hỏi thì tôi bảo đơn giản là em loanh quanh ở châu Âu lâu quá rồi sếp cho phép em ra ngoài ra hít thở không khí trong lành một chút. Sếp hỏi tiếp, đi ra ngoài là đi đâu, tôi bảo đi châu Phi với lị Trung Mỹ (tổng cộng hơn một trăm nghìn ki lô mét). Sếp hắng giọng hỏi câu cuối cùng, một chút là bao lâu, tôi mới bẽn lẽn cúi đầu mà rằng: chỉ có một năm thôi ạ!

Tôi bắt đầu chuyến đi dài gấp hai lần rưỡi vòng xích đạo với một chiếc ba lô nặng mười một cân. Vào đúng buổi sáng ngày mùng 1 tháng 1 năm 2010, tôi xuất hiện ở sân bay Schiphol trong bộ dạng của một con lừa hớn hở rất vô căn cứ: không nhà (nhà thuê trả chủ rồi!), không việc làm (mất dạy rồi còn đâu!), không người yêu (có ai điên mà đi yêu một con lừa đã ẩm sọ lại còn thất nghiệp và vô gia cư?). Truyen8.mobi

Cái sự hớn hở rất vô tư lự này theo tôi trong suốt chặng đường vắt ngang qua năm châu lục, và những vũng nước tôi tự đâm đầu vào để được công nhận là có cá tính thì có đủ mọi hình hài chất liệu, từ vũng bùn cho đến vũng nước hoa. Gần một năm lóc cóc vác ba lô đi quanh, con lừa ướt nhẹp trong tôi liên tục ngộp thở, lột xác. ngơ ngác, lạc đường, đôi khi phẫn uất hoặc hân hoan tột đỉnh. Bài học lớn nhất tôi học được sau những lần cắm đầu vào vũng nước có lẽ là việc hết lần này đến lần khác lại hào hứng tự đứng lên, rũ lông cho nước văng tứ tung, mồm lẩm bẩm “whatever (thế nào cũng được!) và lại kéo chiếc ba lô mười một cân đi tiếp cuộc hành trình.

Trở về nhà, với số tiền còn lại trong tài khoản (khoảng hai mươi euro trước khi kịch nút âm maximum số tiền có thể nợ nhà băng), tôi nhẩm tính ra... mì tôm và đăng ký ăn chực ở nhà tất cả những đứa bạn đã từng được tôi cho ăn chực. Bốn mươi tám tiếng sau khi hạ cánh trở lại Schiphol, tôi giữ nguyên mái tóc tết kiểu châu Phi, đứng trên bục giảng và chia sẻ với sinh viên về sự vô nghĩa của hơn sáu ngàn tỷ đô la tiền cứu trợ đổ vào lục dịa đen. Lần đầu tiên tôi giảng bài không cần giáo án, lần đầu tiên những gã sinh viên to mồm người Mỹ không giơ tay cắt lời, lần đầu tiên những sinh viên da màu mới nhập học chỉ ngồi yên và lặng lẽ gật đầu.

Khi bạn đang đọc những dòng này, con lừa tôi đã kịp bỏ việc thêm lần nữa. Cái vũng nước mà nó quyết định đâm đầu vào lần này bao gồm toàn bộ vùng Trung Đông, kéo dài từ điểm châu Phi nối với châu Âu, vắt qua hướng Đông, dích dắc qua hai mươi quốc gia Hồi giáo ầm ì cả tiếng súng nội chiến lẫn tiếng hát thanh bình gọi cầu kinh suốt Mùa xuân Ả Rập. Con lừa bất chấp can ngăn của bạn bè, lăn lộn học tiếng Ả Rập, tập trùm khăn, tập quỳ lạy. Tiền kiếm được ki cóp bóp bụng suốt một năm lại đổ vào một cuộc hành trình mới: Con đường Hồi giáo. Có sao đâu, whatever tiền đôi khi như tóc, hết lại mọc. Chỉ có điều tóc chẳng bao giờ kịp dài để được làm một con lừa nữ tính, dụi đầu vào vai chồng mơ tắm spa. Truyen8.mobi

Nhưng hượm đã, đó là chuyện sẽ để dành chia sẻ vào một ngày hôm khác. Còn bây giờ, thôi thì đành, xấu một tí để làm con lừa có cá tính vậy. Lọ mọ nhe răng đi đến một vũng nước rồi... Tùm!!!

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

descriptionChếtChương 2:Ngủ-yên Phú-ông Mai

more_horiz
Một trong những vũng nước lớn nhất mà con lừa tôi cắm đầu cắm cổ đâm vào là cuộc hành trình một năm đi bụi qua hai mươi ba đất nước đúng theo lộ trình di cư của loài người.

Tôi dạy ở khoa Kinh tế Đại học Amsterdam (Hà Lan). Thời gian gần đây có thêm rất nhiều sinh viên da màu từ các nước châu Phi đến. Sự kỳ thị tất nhiên là có, dù rất khó nhận ra. Để ngấm ngầm động viên họ, tôi thường mở đầu môn học bằng câu hỏi: “Tổ tiên loài người chúng ta có nguồn gốc từ nơi nào?” Rất nhiều bạn trẻ ngỡ ngàng khi biết rằng Nam Phi là cái nôi của nhân loại, rằng tất cả chúng ta bản chất đều là người gốc Phi. Truyen8.mobi

Hai trăm ngàn năm trước từ châu Phi, con người dò dẫm qua châu Á và châu Úc, rồi lại từ châu Á chia làm hai nhánh, một vòng lên châu Âu, một vượt đại dương đặt chân lên châu Mỹ. chuyến đi bụi của tôi bắt đầu từ điểm khởi thủy của loài người (The Cradle of Humankind), vùng đất nhỏ cách thành phố Johannesburg của Nam Phi chưa đầy năm mươi ki lô mét. Nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra một số lượng lớn xương người tiền sử có tuổi thọ lên đến ba triệu rưỡi năm. Gần bảy tỷ con người trên trái đất đã bước ra từ những hang động thô sơ này, đã vượt sa mạc, vượt rừng thẳm, vượt đại dương, trở thành những cư dân bản địa đầu tiên trên khắp các miền châu lục.

Sau hơn hai trăm ngàn năm, số phận của hậu duệ tổ tiên loài người ở châu Phi ra sao? Số phận của những cư dân bản địa trên các châu lục khác ra sao? Họ có còn là chủ vùng đất mà tổ tiên châu Phi đã mất hàng ngàn năm để chinh phục?

Phi Châu - con lắc giữa hai thái cực

Biết tôi chuẩn bị hạ cánh xuống Johannesburg, cô gái ngồi cạnh trên máy bay khuyên tôi nên gọi cho khách sạn cử người ra đón. “Sao thế? Taxi đầy mà?” Cô ta khinh khỉnh nhìn tôi, lôi son ra quẹt đỏ lừ đôi môi dày bự rồi xoa đầu tôi như thể an ủi một đứa học trò ngốc: “Welcome to the world’s capital of rape.”(1)

“Thủ đô cướp giết hiếp.” Tôi thở hắt ra, bật điện thoại gọi con bạn đã đến trước vài ngày và nghe thêm một tràng rủa xả: “Mày khùng vừa thôi mày! Cứ mười bảy giây có một phụ nữ bị cưỡng ép, đấy là chưa kể lũ nạn nhân trẻ con! Mà đi đường đừng có gọi điện thoại! Ở đây nó lịch sự lắm, nó chờ mày gọi điện xong rồi xin đàng hoàng chứ không thèm cướp giật gì đâu!” Truyen8.mobi

Trải nghiệm Phi châu của tôi khởi đầu khá hoang mang như vậy. Bốn tháng tiếp theo cuốn tôi vào một vòng xoáy dữ dội của cảm xúc, bởi nhịp sống ở Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung không dành cho kẻ ưa cảnh thanh bình. Cái gì cũng được đẩy lên đến cực đoan. Nam Phi nghèo, tôi đã làm tình nguyện trong một trại trẻ cách thủ đô hào nhoáng chưa đầy một trăm ki lô mét mà ở đấy trẻ con không đủ nước sạch để uống. Nam Phi giàu, tôi và lũ bạn rỗi hơi đã từng đếm được hai trăm cái Lamborghini trị giá bằng một nửa GDP của Đông Timor. Nam Phi thực hiện một cuộc đổi thay chính trị ngoạn mục nhất trong lịch sử nhân loại - lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc thay bằng dân chủ cầm quyền, nhưng Tổng thống Nam Phi sau khi bị tố cáo quan hệ với gái mại dâm, được hỏi về nguy cơ lây lan AIDS vẫn có khả năng phát ngôn vô tư nhất trần đời rằng có sao đâu vì “đằng nào thì tôi cũng đã tắm rồi mà” (!).

Nhưng hai thái thái cực làm tôi ngạc nhiên nhất là sự hoán đổi kinh khủng và di chứng nặng nề của khoảng cách màu da. Dưới chế độ Apartheid, người da đen từng bị coi là mạt dân thì bốn mươi năm sau, giờ đây người da trắng xếp hàng cuối trong thứ tự ưu tiên tuyển dụng. Một số bạn bè gần gũi khuyên tôi nên dùng tiếng Anh để giao tiếp thay bằng tiếng Hà Lan để không kích động sự kỳ thị đối với ngôn ngữ của kẻ thống trị trong quá khứ. Rick, anh chủ khách sạn da trắng nơi tôi ở, trong một cơn tâm sự không kìm được đã cho tôi chiêm ngữơng tầng hầm bí mật dưới gara ô tô, nơi anh cất công xây thành một pháo đài phòng thủ kiên cố với đầy đủ súng ống và thực phẩm dự trữ trong vòng một tháng. Tôi không biết nói gì chỉ im lặng. Nelson Mandela đang như chuối chín cây. Tin đồn ngày càng dễ trở thành sự thật, rằng ngày ông chết sẽ là ngày người da đen khai hỏa chiến dịch Lưỡi Dao Đêm, người da trắng sẽ bị tàn sát và diệt chủng đến kẻ cuối cùng.

Nhưng cuộc tấn công người da trắng thì chẳng cần chờ đến lúc đó mới diễn ra. chẳng phải tự nhiên mà Rick lo xa biến nhà mình thành pháo đài cố thủ. Từ năm 1994 đã có hơn ba nghìn nông dân da trắng ở Nam Phi bị giết hại. Nhiều người trong số họ bị tra tấn bằng kim loại nung chảy hoặc đổ nước sôi vào cổ họng, nhiều người bị hãm hiếp. Mối hận thù trắng đen dù bao nhiêu năm qua đi vẫn không nguôi ngoai, số phận của những kẻ khác màu da vẫn quằn quại trong chồng chất những lỗi lắm quá khứ.

Tuy nhiên, dù luật pháp công khai phân biệt chủng tộc với người da trắng, 80% việc làm mới kiến tạo không dành cho người da trắng, nhà nước đặc biệt khắt khe với các công ty da trắng nhưng như cứ như thế chủ nghĩa Apartheid đã yếm một thứ bùa ngải quái gở trước khi bị tiêu diệt, người da trắng vẫn nắm được phần lớn tài sản quốc nội của Nam Phi. Tôi thường ngồi cạnh Rick khi anh chờ nhân viên kế toán kiểm tiền. Tôi nhìn gương mặt khắc khổ của anh, tôi cố đào sâu vào đôi mắt xanh biếc u uất của anh, tôi chạm mắt vào bàn tay anh gân guốc đầy hình xăm của anh. Nhưng chỉ đến khi thấy anh trừng mắt nhận tiền từ gã nhân viên kiểm toán và gằn giọng nói với tôi: “Đây là quê hương của tôi! Tôi sẽ không đi đâu hết!” tôi mới cảm nhận được một phần lời nhận định về thứ hạng kinh tế của người da trắng Nam Phi: “Người da trắng phải giàu, vì họ không còn lối thoát.” Truyen8.mobi

Có thể nói Neison Mandela đã thành công trong việc xóa bỏ chế độ phân biệt đối với người da đen, nhưng ông chưa thể xóa bỏ tâm lý phân biệt đối với người da đen. Tôi chợt nhận ra chính những người da đen, từ trong sâu xa tâm thức vẫn còn khiếp sợ người da trắng. Để chống lại cảm giác đó, nhà nước thì dùng chính sách phân biệt, những kẻ có tiền thì khoa trương cuộc sống xa hoa, những kẻ cùng đinh thì dùng bạo lực. Những người Nam Phi như Rick bị rơi vào thế cùng, và đó chính là khi họ sử dụng thứ vũ khí duy nhất còn lại trong tay – niềm tự hào màu da của kẻ từng thống trị - để vươn lên tiếp tục thống trị, không phải bằng luật pháp như thời Apartheid, mà bằng đồng tiền.

Tôi đến Nam Phi hoang mang bao nhiêu thì rời Nam Phi rối bời bấy nhiêu. Lục địa đen từng là cái nôi của văn minh nhân loại, suốt hơn một trăm năm qua quay quắt giãy giụa giữa các cực giá trị đối lập, không thể bình hòa, không thể giao thoa, không thể hàn gắn, và có lẽ cũng chính vì thế mà mãi không thể đứng lên.

Úc Châu - người lạ trong chính nhà mình

Alice Spring đón tôi dịu dàng như thể muốn an ủi một kẻ sắp ngã quỵ sau đường trường mệt mỏi. Ấy là tôi đã hồn nhiên nghĩ thế cho đến khi đang đi trên đường thì bị một bàn tay từ trong bóng tối bất thần túm lại. Cảm giác đầu tiên không phải hoảng sợ mà là cơn buồn nôn đến quặn ruột bởi hơi rượu rẻ tiền nồng nặc. Nhận ra mái tóc đen lượn sóng và đôi mắt sáng quắc đặc trưng của thổ dân úc, tôi định thần lại. Gã thổ dân say bét nhè cười toe toét huơ chai rượu trước mặt nhiệt tình mời tôi uống chung. Cùng lúc đó một người đi đường tiến tới, không nói không rằng ẩn gã say dúi xuống ghế đá và lôi tôi xềnh xệch ra khỏi hiện trường.

Với tư cách là người được giải cứu, tôi mời Mark một cốc cà phê. Mark mắt xanh tóc vàng, nhưng danh chính ngôn thuận cũng là... thổ dân, do cách tính dây mơ rễ má rằng chỉ cần một phần tám dòng máu thổ dân (tức cách bốn đời) là Mark có quyền tham gia rất nhiều chương trình phúc lợi xã hội. Tôi trót dại buột mồm phun ra một câu cảm thán “Sướng nhé!” khiến anh chàng cáu um, lên lớp tôi một thôi một hồi về cái sự không liên quan giữa danh tính văn hóa và danh tính cơ học. Biết thế nhưng trí óc con người hoạt động bản năng, đâu dễ điều khiển theo tư duy biện chứng? Phải coi cái gã tóc tai vàng ươm, mắt xanh sáng lòe ngồi trước mặt là một thổ dân cũng khó như phải coi hổ báo là mèo Kitty, mặc dù danh chính ngôn thuận cái bọn ăn thịt rau ráu suốt ngày gầm rú ấy đích thực là thuộc họ mèo. Truyen8.mobi

Đặt chân lên mảnh đất này khoảng năm mươi ngàn năm trước, những người dân bản xứ ở châu úc được coi là dòng văn hóa lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại. Các nhà khoa học khẳng định rằng họ là con cháu trực tiếp của tổ tiên người châu Phi, những người đã tìm đường men qua châu Á đến châu úc mà thần kỳ thay, sự lai căng và biến hóa ADN ở họ rất ít. Một nhà sử học nói với tôi rằng, chỉ cần nhìn những thổ dân Úc ta có thể thấy ngay trước mắt hình ảnh của tổ tiên loài người hàng chục ngàn năm trước.

Đáng lẽ người úc bây giờ nói tiếng Hà Lan, đơn giản bởi vì người da trắng đầu tiên đặt chân lên đây là một người Hà Lan. Tuy nhiên, họ không may mắn cập bến ở vùng phía bắc Úc cằn cỗi. Dù đã kịp đặt tên cho châu lục này là New Holland, họ cuối cùng cũng từ bỏ mộng đô hộ vì nghĩ rằng nơi đây không có sự sống.

Lịch sử của những cư dân đầu tiên ở úc hầu như chỉ có một khúc ngoặt duy nhất là khi thuyền trưởng Cook của Anh cập bến ở phía nam châu lục. Khác với phía bắc khô hoang, miền nam nơi có thành phố Sydney bây giờ tươi đẹp trù phú. Lịch sử đô hộ kéo dài hai trăm năm chỉ như một tích tắc ngắn ngủi so với hàng chục ngàn năm úc châu sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Đó là một cú sốc thời gian kỷ lục, có lẽ còn hơn cả cú sốc của chàng Từ Thức khi từ cõi tiên quay trở về dương gian thì hàng trăm năm đã trôi qua. Thổ dân úc bị ném từ cuộc sống săn bắn hái nượm cổ đại sang cuộc sống đương đại đi xe hơi ở nhà tầng, bỏ qua bước đệm của hàng chục ngàn năm phát triển. Truyen8.mobi

Bước vào thế kỷ 21, dù với hàng loạt bà con họ xa da trắng tự nhận là thổ dân kiểu như Mark, dân số thổ dân vẫn chỉ chiếm khoảng 2%. Giữa kẻ cố tình nhập cư gốc Anh và người bản xứ tồn tại một mối quan hệ không mấy thoải mái. Thổ dân Úc ấm ức vì bị lép vế, bị coi thường sống như người lạ trong chính ngôi nhà của mình. Còn dân úc da trắng suốt ngày than thở vì cho rằng suốt ngày mình phải nuôi bá cô một lũ nghiện ngập và thất nghiệp. Sự kỳ thị càng giấu giếm càng dễ trở nên ấm ức, chỉ cần đụng chút là phun tràn. Chưa một người Úc nào tôi gặp không kín kín hở hở hoặc nói bung ra sự khinh miệt dành cho thổ dân, chính xác là đến 75% dân Úc da trắng kỳ thị thổ dân! Chán một điều là sự kỳ thị này phần lớn là không hiểu biết. 80% số họ chưa một lần tiếp xúc trực tiếp với thổ dân, hoặc cũng giống như tôi, chỉ đôi lần chạm chán với một gã thổ dân nát rượu là dễ dàng kết luận gần nửa triệu thổ dân cá mè một lứa ăn trên gnooif chốc trên tiền thuế mồ hôi xương máu của mình.

Mỹ Châu – Những đứa con hoang vô thừa nhận

Mexico City là thành phố đông dân thứ hai trên thế giới, với hơn hai triệu con người, bằng toàn bộ số dân Úc châu. Tôi chọn ở nhà hai cậu bạn quen trên Couch Surfing, một trang web liên kết bạn bè khắp thê' giới dành cho dân du lịch bụi thích ăn nhờ ở đậu. Nhà hai cậu lúc nào cũng vui như Tết, bạn bè ra ra vào vào tấp nập, nhiều lần tôi mệt đứt hơi muốn đi ngủ mà tiếng nhạc vẫn ầm ầm. Thấy tôi nhăn nhó thì Alex bảo: “Người Mexico bọn tớ phải nhảy nhót tưng tưng thế cậu ạ, chứ nếu không ngồi một mình bó gối nhìn vào gương là cả dân tộc tớ thành tự kỷ hết! Dân tộc con hoang mà!”

Tôi biết Alex là kẻ thâm thúy. Cậu ta nói thế vì thấy tôi mấy hôm nay vần vò quyển El laberinto de la soledad (Mê cung cô đơn) của Otavio Paz. Nhà văn huyền thoại làm rung chuyển cách nhìn về bản ngã dân tộc của chính mình bằng cách so sánh người Mexico như đứa con hoang của một cuộc ngoại tình chóng vánh giữa dân bản xứ và kẻ chiếm đóng Tây Ban Nha. Dân Mexico sinh ra với vẻ đẹp lai căng đầy mê hoặc và một tâm hồn chơi vơi, vô thừa nhận. Đứa con lạc loài ấy luôn bị giằng xé giữa hai danh tính, lục lọi, đào bới trong một cuộc kiếm tìm vô vọng về cội nguồn, để rồi bị cả cha lẫn mẹ xua đuổi trong nỗi hổ thẹn của một lỗi lầm quá khứ. Cả một dân tộc con hoang không cội rễ, chẳng được người bản xứ chính gốc yêu thương mà cũng không được người Âu da trắng thừa nhận. Danh tính duy nhất mà dân tộc Mexico có thể dành cho mình là danh tính của một kẻ cô đơn “...quỳ gối bên dòng suối thời đại và nức nở nhìn thẳng vào bản ngã đơn độc của chính mình”.

Á Âu - Vĩ tuyến văn minh

Trong rất nhiều các lý thuyết về phát triển kinh tế hiện đại, tôi luôn bị cuốn hút bởi các giả thuyết liên quan đến danh tính dân tộc. Bao nhiêu năm qua, lịch sử của các nền kinh tế và văn minh lớn vẫn thường là lịch sử của hai cực Đông Tây,

Á Âu, chưa bao giờ là Bắc Nam theo chiều kinh tuyến. Đây là hai châu lục nơi dân bản xứ vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế và làm chủ nền văn hóa của mình. Tại Bắc Mỹ và Australia danh tính bản địa chỉ còn thoi thóp, người da đỏ và thổ dân từ địa vị làm chủ trở thành vật lưu niệm cho dân du lịch đất nước bị Âu hóa hoàn toàn. Tại châu Phi, rất khó để trở thành cường quốc khi một danh tính Phi vẫn còn bị cầm tù trong cuộc giao tranh khốc liệt giữa các cực giá trị để khẳng định mình. Và với một danh tính con hoang của Mexico và Trung Nam Mỹ, liệu châu lục này có đủ điểm tựa để cạnh tranh với một danh tính Á sâu sắc, vững bền và một danh tính Âu dồi dào mạnh mẽ ? Truyen8.mobi

Tái bút: Tác dụng phụ không phải ai cũng mong muốn, hậu quả của quá trình nghiên cứu danh tính dân tộc gây hệ lụy đến danh tính cá nhân. Dù với cái tên Việt Nam đầy ngoắc với ngoặc đọc trẹo quai hàm đánh đổ thằng Tây, tôi vẫn cương quyết tuyên bố không trả lời email của bất kỳ sinh viên nào gõ tên mình thiếu dấu. Và buổi sáng đến lớp chúng nó đánh vần tên và dõng dạc chào tôi như sau: “Miss Ngủ-yên Phú-ông Mai. ” Smile

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

descriptionChếtChương 3:Đỉnh cao không ngọt ngào

more_horiz
Tôi có một đứa bạn đang miệt mài tập luyện để được đăng ký vào sách kỷ lục thế giới với tư cách là người có khả năng liếm tem nhanh nhất (!). chẳng được tài năng như nó nên tôi tự nhủ, thôi, không lập kỷ lục thế giới được thì mình hưởng thụ nó vậy. Và để trung thành với quan điểm trái tim trần trụi, con lừa tôi quyết định không đắn đo cân nhắc nhiều, bụng bảo dạ cứ cắm đầu lao đi. Tôi khắc biết vũng nước nào nông sâu.

Như cánh chim lượn qua thung lũng

Hồi bé ai chẳng muốn ngồi xích đu để bố mẹ ủn vào mông rồi bay lên trời. Riêng tôi bị chăm bẵm quá đà, bố mẹ sợ tôi ngã nên chỉ cho đứng xem. Đặt chân đến Queenstown (New Zealand), tôi hăm hở xông thẳng đến Nevis - xích đu cao nhất thế giới, quyết tâm ăn bù những ngày đói kém. Thằng bạn đi cùng thấy tôi hí hửng quá bèn hỏi: “Mày có biết chửi bậy không?”

“Là sao? Tôi hỏi. Nó bảo: “Chờ tí rồi biết.” Truyen8.mobi

Không phải chờ lâu, khi trước mặt tôi mở ra một thung lũng bao la xa hút tầm mắt với vách đá dựng đứng cao một trăm-sáu mươi mét, gió núi ầm ầm rít bên tai, nhòm xuống dòng sông chỉ như một sợi chỉ mong manh, không kịp giữ mình, tôi phọt ra một tràng chửi thề. Từ lúc đó đến khi bị buộc vào cái ghế xích đu bé tí, tôi vừa khóc vừa cười. Chưa bao giờ thấy ham sống sợ chết đến thế, miệng thở dốc, chân tay co rúm, máu chảy rần rần. Tôi chửi rủa ầm ĩ, khi con bé hướng dẫn bảo nhìn vào camera cười đi thì tôi chỉ muốn giơ ngón giữa vào cái mặt ngu xuẩn của mình. Tôi ti hí mắt nhìn xung quanh, thấy mình lủng lẳng giữa không trung bát ngát, chẳng khác chi một hòn sỏi chờ bị quẳng xuống vách đá sâu hoắm, hết đường về nhà...

Một - hai - ba… veeeeeeo... Tiếng gào của tôi mất hút. Tim ngừng đập. Hết sáu mươi mét rơi tự do, tôi bỗng thấy mình bay lên, vút qua không trung, lướt tới vách núi xa mờ phía bên kia thung lũng. Cảm giác sợ hãi thay bằng sững sờ, ngạc nhiên và sung sướng. Như một cánh chim, tôi dang chân dang tay lượn theo đường con lắc trong thung lũng bao la bát ngát, tôi cười, tôi hát, thấy mình nhẹ hơn lông hồng, bao nhiêu âu lo trên đời tự dưng trở nên vô nghĩa.

Đồng hành cùng thác Maletsunyane

Vụ ngồi xích đu bản chất là một môn thể thao mạo hiểm 100% không rủi ro (risk-free risk). Gọi là mạo hiểm cho oai và để hấp dẫn khách du lịch chứ thực ra chỉ là cảm giác mạnh, có hiểm nguy quái gì đâu. Gọi là môn thể thao cũng khá ngượng mồm, cùng lắm là gào to khỏe phổi. Phát hiện ra chân lý này, tôi quyết định thử sức ở một môn thể thao độ cao khác, tiếng Anh gọi là abseil, dịch tạm là leo dây, thường thì một đầu dây được ghim chặt ở trên đỉnh núi để người chơi bám vào leo xuống.

Đường dây 204 mét cao nhất thế giới, nằm lẫn trong khói nước mịt mù của thác Maletsunyane ầm ầm đổ xuống thung lũng Semonkong, một trong những thung lũng đẹp nhất của Lesotho, quốc gia tí hon nằm lọt thỏm như hạt đỗ trong lòng Nam Phi.

Nhà trọ duy nhất ở Semonkong vắng heo. Bà chủ trố mắt nhìn khi biết tôi vượt bốn ngày đường chỉ để abseil ba mươi phút rồi phải đi ngay để khỏi lỡ chuyến bay. Zero kinh nghiệm, tay chân lẻo khoẻo, bé như cái mắt muỗi, bà nhìn tôi chẳng giấu vẻ ái ngại.

Ngày hôm sau, tôi dậy sớm để làm quen với dây và luyện tập trước khi chính thức nhập cuộc. Sự heo hút của Semonkong khiến tôi trở thành đặc biệt với cả một đội huấn luyện viên, lái xe, cửu vạn gồm mười chàng trai da đen hết lòng chăm sóc dìu dắt cô khách cưng. Cảm giác khoái chí tự hào tràn ngập cho đến khi tôi được ủn đến đứng trên mỏm núi cao chót vót nhìn xuống thác Maletsunyane ào ào hung dữ. Tim đập thình thình, khắp mình cuốn đầy dây dợ, tôi lại bắt đầu bài ca tự rủa xả bản thân: Mai ơi, chưa thấy đứa nào điên như mày!

Bước đầu tiên đáng sợ nhát. Ấy là khi bạn phải chống lại toàn bộ cơ cấu phản xạ bản năng sinh tồn của loài người để tự mình thò chân ra ngoài vách đá cao hơn hai trăm mét. Ba mươi phút sau đó giống như một cuộc đấu tranh âm thầm và khốc liệt với chính bản thân. Nhích vài xăng ti mét một, tôi tập trung cao độ vào việc làm chủ vận tốc. Ở độ cao một trăm chín mươi mét, tôi thấy mình đang bị kéo xuống quá nhanh do tay yếu không níu dây đủ mạnh. Phải mất mấy phút tôi mới làm chủ được cảm giác hoảng hốt tự trấn an và động viên mình tiếp tục cuộc chinh phục. Ở độ cao một trăm bảy mươi mét, tôi vướng hàng loạt đầu đá lớn và sắc nhọn, xuống mười mét nữa thì đá phủ đầy rêu trơn khiến tôi không thể dựa chân vào vách để giảm bớt sức nặng. Không làm chủ được tốc độ, tôi tuột suốt gần một mét không bám dây. Hoảng loạn. Tôi quyết định khóa dây, treo mình nghỉ một phút. Buông tay ngửa đầu nhìn quanh, phía trên là mênh mang trời xanh, phía dưới là ngút ngàn lũng núi. Thành phố gần nhất cách hai ngày dặm trường. Nơi đây chỉ có thiên nhiên ngự trị. Và tôi chỉ là cái lá mọc ra từ một kẽ đá tí hon trên một vách núi cao hùng vĩ.

Người bạn đường và là kẻ khiêu chiến trong suốt cuộc hành trình âm thầm và khốc liệt này chính là thác Maletsunyane. Trong khoảng ba mươi mét đầu tiên, thác đổ xuống như một kẻ song hành tốt bụng, reo hò cổ vũ động viên. Rồi như chán vai trò người tốt, Maietsunyane dần dần nuốt tôi vào màn khói nước mù mịt bên rìa thác, kết thúc bằng những trận mưa xối xả tối tăm mặt mũi. Tôi chỉ dám liếc trộm về phía tâm thác đúng một lần duy nhất, nơi hàng ngàn nàng vạn mét khối nước hung hãn đổ xuống lũng sâu, ầm ầm giận dữ như lũ bão. Truyen8.mobi

Tôi đặt chân xuống vực suối Maletsunyane sóng sủi bọt sùng sục, ngẩng lên chỉ thấy khói nước trắng xóa mênh mông. Ba mươi phút dài nhất trong đời. Tay chân tê liệt nhưng trái tim nhảy múa hân hoan.

Hung thần biển xanh

Tôi đến Fishhoek (Nam Phi) vào buổi sáng thì buổi chiều thấy mấy cô bé cùng nhà khách hốt hoảng thu vén hành lý bỏ đi. Ông chủ nhà thấy tôi ngơ ngác liền hỏi: Mày có định đi tắm biển không? Tôi bảo cháu không biết bơi, đi phơi nắng là chủ yếu. Ông nghe xong phẩy tay, bảo thế thì khỏi phải quan tâm, cá mập trắng xứ này chỉ thích ăn thịt người biết bơi thôi.

Trở về phòng mình, tôi nằm vắt tay lên trán cố gắng tự định thần, tự trấn an mình: “Không sao! Mày ở trong lồng sắt, cá mập trắng chỉ lượn ở bên ngoài. Nó có tấn công thì cũng phải chảy máu mũi trước đã. Kiểu gì thì kiểu cũng đủ thời gian để kéo lồng sắt lên khỏi mặt nước trước khi mày biến thành nhân bánh kẹp.”

Ô tô đến đón tôi lúc năm giờ sáng lúc trời còn tờ mờ. “ Y như đưa tử tù ra pháp trường xử bắn” - con bạn cùng phòng buông một câu dài não nề. Trước khi lên tàu ra biển, mười người chúng tôi được ăn một bữa no (!), sau đó phải ký vào giấy cam đoan rằng đây là hành động tự nguyện, rằng tôi sẽ không thưa kiện, không oán thán và công ty sẽ không chịu trách nhiệm tí ti gì với tất tật các thiệt hại mất mát về thể xác cũng như tinh thần. Truyen8.mobi

Tàu đưa chúng tôi đến Hẻm Cá Mập, một vùng nước rất nhiều hải cẩu nơi cá mập trắng thường lui đến chè chén với nhau. Một khối cá thu lớn ròng ròng máu được vứt xuống nước làm mồi. Năm con mồi to hơn gồm có tôi và bốn kẻ liều mạng khác lần lượt chui vào lồng sắt gắn bên mạn tàu. Linda làm dấu thánh, Mark vẫy tay chào vĩnh biệt, hai đứa kia hôn nhau lần cuối. Mọi người trên bong tàu vỗ tay nháy đèn máy ảnh lia lịa. Tôi thấy mình như một chiến sĩ cảm tử.

Chỉ trong vài phút, thuyền trưởng đã phấn khích gào lên: “Cá mập bên trái.” Năm chúng tôi hụp xuống nước, đủ nhanh để thấy một bóng xám lướt qua. Con mập thứ hai đến từ bên phải, điềm tĩnh hơn, đến gần lồng sắt hơn, phủ kín tầm mắt chúng tôi bởi thân hình dài gần bốn mét. Nó bơi thẳng đến tảng cá thu, tấn công miếng mồi nhanh như chớp mắt. Hàm răng khủng khiếp tua tủa há ra cách bả vai tôi chưa đầy ba mét. Đớp trượt, nó quay lại đập đuôi vào mạn tàu rồi giận dữ bỏ đi.

Khi thuyền trưởng vừa kịp ra hiệu chuẩn bị mở nắp lồng lên tàu thì bất ngờ luồng nước trước mắt chúng tôi tối sầm. Một con mập cái bất ngờ xuất hiện mà không ai trên boong kịp nhìn thấy, kịp báo trước. Cuộc tấn công bất thình lình khiến người thả mồi không kịp trở tay, miếng cá thu bị giằng vào giữa một rừng răng sắc nhọn. Bị giật miếng ăn, cô ả bực bội quay đi. Chúng tôi nín thở chiêm ngưỡng thân hình khổng lồ dài hơn năm mét, đường bệ và uy nghi. Thế rồi, bất ngờ như khi xuất hiện, con mập bỗng quay ngoắt lại, nhìn thẳng vào chúng tôi. Truyen8.mobi

Suốt đời tôi sẽ không bao giờ có thể miêu tả chính xác cảm giác của mình trong một tích tắc ngắn ngủi ấy: bất lực, kinh hãi xen lẫn kính trọng và quy phục. Tôi như bị mê hoặc. Một sinh vật được coi là hung dữ nhất biển xanh, tồn tại trước cả khi cây cỏ xuất hiện trên đời, hai trăm triệu năm trước mọi loài cầm thú, ba trăm triệu năm trước mọi loài chim muông, bốn trăm triệu năm trước cả loài người. Sinh vật oai phong ấy đang nhìn thẳng vào mắt tôi, soi thấu con người tôi đến tận cùng của sự mơ hồ, rối rắm về danh tính và bản ngã người.

Thế rồi sao?

Tối hôm qua tôi vừa đi xem Harry Potter ở một rạp chiếu phim có màn hình IMAX rộng nhất thế giới, tôi viết những dòng này khi đang ở trong Finger wharf - tòa nhà bằng gỗ lớn nhất thế giới. Tôi vừa tống lên facebook vài bức ảnh chụp ở Milford - con đường leo núi đẹp nhất thế giới, v.v. và v.v. Nhưng sự trải nghiệm những kỷ lục này khác vô cùng với những gì tôi đã chia sẻ ở đây. Từ một kẻ ham vui, thưởng thức cảm giác mạnh một cách thụ động và lười biếng như ép mình buộc chặt vào cái xích đu cao nhất thế giới, tôi khám phá ra sức mạnh tiềm tàng của bản thân với ba mươi phút thực sự chiến đấu, thực sự vật lộn cùng đường abseil 204 mét bên thác Maletsunyane. Và rồi với chỉ một tích tắc nhìn thẳng vào mắt cá mập trắng Nam Phi, mọi ý nghĩa về kỷ lục trong tôi tan tành, biến thành những mẩu ý thức không định hình. Tôi bàng hoàng nhận thấy sự kiêu căng ngạo mạn đến lố bịch của loài người về những đỉnh cao kỷ lục nhỏ nhặt và phù phiếm, hệt như Tôn Ngộ Không đắc chí với cân đẩu vân mà không bay thoát được lòng bàn tay Đức Phật. Truyen8.mobi

Nhưng tôi sẽ vẫn sẽ tiếp tục trải nghiệm những đỉnh cao chỉ có điều đã tự biết chẳng nên lấy đó làm niềm tự hào.

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

descriptionChếtChương 4:Ngôi nhà cuộc sống

more_horiz


Daya bạn tôi từng suýt bị thiêu sống. Câu chuyện của nó rất dài và bi thương nhưng gói gọn lại là nó thoát chết với một vết sẹo lớn ở bả vai. Tôi bảo nó đằng nào cũng là sẹo rồi thì nên tôn vinh nó lên, xăm một hình gì có ý nghĩa và biến nó thành một dấu ấn có thẩm mỹ. Daya gật gù khoái chí lắm. Chiều hôm sau nó qua nhà, vạch áo cho tôi xem bờ vai phủ đầy mâu sắc. Hỏi “Gì thế này?” Nó bảo: “Shiva - Thần Hủy Diệt.”

Daya là người theo đạo Hindu, trôi dạt đến Hà Lan một cách sóng gió. Những người muốn giết nó không ai khác chính là anh em ruột thịt, việc họ làm tiếng Anh gọi là honour killing, giết để bảo tôn danh tiếng cbo gia đình. Daya bảo nó không sợ ma, không sợ người chết, không sợ cả cái chết. Có thần Sbiva hủy diệt thì mới có thần Vishnu hồi sinh. Muốn có thể sống thanh thản thì trước hết phải biết đối mặt với cái chết thanh thản.

Tôi may mắn không phải trải qua cuộc đời bão tố như Daya, nhưng ghi nhớ lời nó khuyên, tôi dần dần tự hình thành một thói quen khá kì dị. Đi đến thành phố nào tôi cũng tò mò muốn ngó qua... cái nghĩa địa. Số ảnh tôi chụp các đám ma nhiều hơn đám cưới. Bạn bè khoe nhau ảnh bãi biển đẹp thì tôi hí hửng khoe ảnh chụp mấy nấm mô mới đắp. Chúng nó rú lên, nhưng rồi cuối cùng đứa nào cũng thích nghe chuyện mồ mả của tôi hơn chuyện nằm ườn ra phơi nắng.

cristobal colon

Cuộc săn lùng các nghĩa địa của tôi nhiều khi vô cùng gian truân, phải dùng đến cả mỹ nhân kế, hay chính xác hơn là thường-nhân-đong-đưa kế. Ấy là ngày cuối cùng tôi ở La Habana, Cuba. Hối thúc bác tài chạy xe như điên, tôi lao thẳng đến trước cổng Cristobal Colon đúng năm phút trước giờ đóng cửa. Hướng dẫn viên du lịch đã lục tục ra về, anh nhân viên an ninh thở phào khóa cổng, xua tôi như xua gà. Tôi không chịu. Xin xỏ, nịnh nọt không xong, tôi xì bảo bối ra, bảo mình là người Việt Nam. Anh giai lập tức kêu lên ba tiếng: “Hồ-Chí-Minh”, và hé cửa cho tôi lách vào, nhưng cũng bảo chỉ được năm phút thôi, chụp đúng ba cái ảnh rồi phải biến. Truyen8.mobi

Chưa bao giờ tôi lạc vào một thành phố đẹp như thế. Hàng trăm lăng mộ lộng lẫy kiêu hãnh như những cung điện nhỏ nằm thanh bình đón bước chân tôi đi qua trong ánh nắng chiều dịu dàng. Tôi thán phục ngửa đầu nhìn những kim tự tháp cao chót vót, hàng trăm mái vòm đá hoa cương khổng lồ và hàng nghìn bức tượng thần linh nguy nga lớn gấp đôi người thật. Những vị thần ấy ai cũng đẹp lạnh lùng. Họ trần truồng, hoặc vắt hờ một mảnh vải che thân, quỳ gối, phủ phục, nâng niu, che chở cho linh hồn người chết... Họ tràn ngập khắp mọi nơi, mỗi người một tư thế, im lìm và mạnh mẽ thống trị thành phố.

Anh giai an ninh thích thú nhìn tôi trầm trồ không dứt, tự hào dân tộc nổi lên quên phắt lời giao hẹn, hí hửng dẫn tôi đi vào tận sâu trong lòng nghĩa địa. Ngoắt ngoéo một hồi, chúng tôi dừng chân trước một lăng mộ đẹp lung linh. Trước thềm đá hoa cương là tượng một người phụ nữ xinh đẹp ôm con quàng tay qua thánh giá. Đó là Amelia Goyri de Adot, cô chết vào năm 1901 cùng với hài nhi mới sinh, chồng cô quá đau thương, ngày nào cũng tới thăm mộ ba lần và gõ vào cánh cửa đồng. Tương truyền rằng nhiều năm sau, khi quan tài được mở ra, xác Amelia không thối rữa mà vẫn còn nguyên vẹn với hài nhi bế trong tay. Kể từ đó, Amelia trở thành vị thánh che chở cho cả thành phố, trên mộ lúc nào cũng có hoa tươi của những người đến đây cầu nguyện.

"Em có muốn ước điều gì không?”

“Dạ, cái này em đã suy nghĩ xong từ hồi còn bé tí! Em ước được viên ngọc ước!”

Anh giai an ninh cười kha kha, rồi hướng dẫn tôi từng bước cách cầu nguyện của người bản xứ. Đầu tiên là gõ cửa nhà mồ, thì thầm tên mình và điều ước, hôn lên thánh giá, và quay bước đi không được phép ngoái đầu lại. Truyen8.mobi

Cristobal Colon cùng với một vài nghĩa trang khác ở Pháp và Argentina được coi là những viên ngọc của nền kiến trúc thế giới. Tôi cũng đã cố mò đi bằng hết, nhưng Colon vẫn ám ảnh tôi nhất, có lẽ bởi sự cách biệt khủng khiếp giữa sự xa hoa lộng lẫy của thành phố người chết với sự nghèo đói, bụi bặm, đổ nát của thành phố người sống. Dân La Habana sống trong những tòa nhà kiến trúc quý giá hàng trăm năm nổi nhưng rêu phong tan tác từng ngày. Habana như một nàng công chúa xinh đẹp đài các bất ngờ phải lao động cực nhọc mới kiếm đủ miếng ăn, thân thể ngọc ngà một thời bây giờ bị vùi trong bồ hóng và áo quần rách mướp. Bước chân trên những con phố điêu tàn của thành Habana, nhìn những ô cửa sổ nguy nga bám bụi và những cửa hàng mậu dịch xơ xác khoai sắn, tôi ngậm ngùi nhớ lời anh chàng an ninh buột mồm tâm sự trước khi chia tay: “Muốn mời em về nhà chơi, nhưng nghĩ mấy cái lăng mộ này đẹp hơn nhà anh nhiều...”

S-21

Nghĩa địa đau thương nhất mà tôi từng đặt chân đến là Cánh Đồng Chết ở Campuchia. Đi cùng tôi là một cậu bạn người Phần Lan. Suốt quãng đường dài, cậu ta chỉ băn khoăn mỗi một câu: gần như mọi thảm họa diệt chủng của loài người đều là giống người này tiêu diệt giống người kia, tại sao chỉ có ở Campuchia là người cùng dòng giống diệt chủng lẫn nhau?

Đứng trước tòa tháp thủy tinh khổng lồ chất đầy hơn năm nghìn chiếc đầu lâu tầng tầng lớp lớp chen chúc, chân tôi quỵ xuống. Trời Choeung Ek nóng hầm hập mà người tôi lạnh buốt. Tôi đi những bước mộng mị quanh các hố chôn người lòng chảo rộng như hố bom, một vài địa điểm vẫn còn sót lại xương người phơi mưa phơi nắng. Truyen8.mobi

Nhưng điều ám ảnh nhất ở S-21 có lẽ là những tấm bảng đen, bởi S-21 từng là một trường học. Mỗi lớp học bị biến thành một phòng tra tấn, giữa phòng kê một chiếc khung sắt để căng người tù, hơn ba chục năm đã qua mà các vết máu vẫn đen kịt mặt sàn lớp học. Sân trường là nơi hành quyết tù nhân. Cây cổ thụ góc sân trường là nơi hàng trăm trẻ con bị quật đầu đến chết. Cánh đồng bát ngát đằng sau sân trường là nơi hơn mười ngàn người bị quẳng đè lên nhau chết vùi trong đất cát. Một phần năm dân số Campuchia bị thảm sát. Để dễ tượng tượng, con số ấy là toàn bộ dân cư từ tận Lâm Đồng đến mũi Cà Mau, hay tất tần tật gần hai mươi mấy triệu sinh linh ở cả Hà Nội, Huế, lẫn Sài Gòn.

Beith Hajaim

“Người Praha không cười!” chỉ sau ba mươi phút vòng vèo tìm đồ ăn, hai thằng bạn tôi đã đồng ý với nhau như vậy, bỏ mặc tôi vẫn nhất định không chịu bỏ cuộc, vừa lon ton vừa nhe răng mải miết “Hello”, cố kiết mồi chài một nụ cười của người qua đường. Truyen8.mobi

Praha (Czech, Tiệp Khắc cũ) đẹp lộng lẫy và nguy nga, đẹp hơn bất kỳ một thành phố nào tôi từng qua. Praha từng được Hoàng đế Roma chọn là thủ đô của cả một đế chế thống trị châu Âu hùng mạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc, Đông Âu sụp đổ, và thế là tự dưng Tây Âu ngỡ ngàng, Paris, London, Venice cúi mặt xấu hổ trước một Praha cổ kính và hùng vĩ. Thế nhưng Praha đẹp mà không vui, như nàng Bao Tự nghe xé vải mãi mà vẫn không cất tiếng cười.

Đến ngày thứ hai ở lại Praha, hai thằng bạn vẫn thường ưa nhảy nhót nhậu nhẹt trở nên ủ dột như hai trái dưa chuột muối Mặt mủi rầu rĩ, chúng nó quyết định: đã trót dính bả u sầu của Praha rồi thì cho buồn thối đất luôn, nên quyết định cùng tôi... trèo rào đột nhập vào khu nghĩa địa cổ của người Do Thái.

Dân Do Thái từ lúc hình thành, mất nước, cho đến khi Israel được thành lập đã trải qua mấy nghìn năm chỉ có lang thang ăn nhờ ở đậu các nước mà không chốn nương thân. Cái sự giàu có của người Do Thái cũng là bất đắc dĩ, bản chất do chính quyền bản xứ kỳ thị, chỉ giới hạn cho kẻ ở nhờ làm những công việc được cho là không cao quý dính dáng đến tiền nong buôn bán. Ấy là kiểu giống như nước mình ngày xưa, nhất sĩ nhì nông, còn công với thương thì xếp bét.

Khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha một mực đuổi cổ hết dân Do Thái ra khỏi biên giới, một phần lớn trôi dạt đến Praha và được định cư lại thành phố đang đúng vào thời cực thịnh. Tuy nhiên, vì là cực thịnh nên tấc đất tấc vàng, chính quyền bản địa chỉ chia cho dân Do Thái một mẩu đất bé tí xíu để làm nghĩa địa, đến khi đấy nhất định không chịu cấp thêm. Tục lệ Do Thái không cho phép di dời mồ mả, lại yêu cầu một khoảng cách nhất định giữa hai huyệt đạo. Cái khó ló cái khôn, và thế là nghĩa địa cao tầng đầu tiên trên thế giới ra đời.

Ba đứa chúng tôi mò đến nghĩa địa Do Thái lúc đó đã gần mười một giờ đêm. Phố hun hút không một bóng người. Chúng tôi men theo những cửa hàng im ỉm khóa chừng năm mươi mét thì nhìn thấy khu nghĩa địa ở ngay góc phố kế bên. Trồi lên trên một bức tưòng cao chừng năm mét, trong ánh vàng nhạt của đèn đường, chúng tôi có thể nhìn thấy hàng trăm bia mộ lô xô nhau chen chúc phía sau hàng rào sắt. Vỉa hè cho người đi bộ ngay dưới chân tường, chỉ cần dừng chân đặt tay lên bất kỳ một điểm nào trên bức tường rêu đá này, người ta cũng có thể nghe thấy tiếng rên thở của hơn một trăm ngàn thân thể bị đè nén trong mười hai tầng quan tài suốt sáu trăm năm biệt xứ. Truyen8.mobi

Bao nhiêu lần lang thang trong nghĩa địa, chưa bao giờ tôi ở trong tâm trạng hỗn loạn như thế. Chúng tôi nắm chặt tay nhau, đứng như hóa đá trước một cảnh tượng bi tráng đến thành không thực. Dưới ánh trăng nhạt nhòa, mười hai ngàn bia mộ dựng san sát cạnh nhau, lởm chởm, chen chúc, xô đẩy, ken vai thích cánh, thậm chí đến một ngọn cỏ cũng không còn chỗ len chân. Gió vút thê lương qua những bóng bia xám chi chít, chặn nghẹn những lời than thở từ lòng đất sâu thẳm. Những ngón chân tôi vô thức quặp lại, chừng như muốn cố gắng cản tiếng tim tôi đập dồn dập tiếp đất, đánh thức hàng trăm linh hồn Do Thái sấp ngửa nức nở chồng lên nhau chỉ trong một khoảnh đất bé xíu bằng hai bàn tay con gái.

Nhiều lần nằm luyên thuyên cạnh nhau, tôi thấy mình vô thức đặt tay lên vết xăm Thần Hủy Diệt trên vai Daya. Nhìn bạn tôi sau cực nạn thoát thân thành một cô gái xinh đẹp, mạnh mẽ, tôi ngày càng thấy thấm thìa sự sâu xa của vòng sinh tử hiển hiện khắp mọi nơi: từ những điều nhỏ nhặt như có những loại hạt cây chỉ có thể nảy mầm khi có cháy rừng, đến những điều lớn lao như việc những vì sao trong vũ trụ tự chết thiêu để tạo ra chín mươi hai nguyên tố hóa học hình thành nên con người và muôn loài sự sống. Sự hủy diệt là nguồn gốc của sinh tồn. Vậy nên chẳng phải vô tình mà người Do Thái bao năm qua vẫn truyền cho con cháu mình cái tên bí mật của nghĩa địa Praha, cái tên chỉ có người Do Thái mới biết và trân trọng: Beith Hajaim - The House of Life - Ngôi nhà của Cuộc sống.

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

descriptionChếtChương 5:Một ngày như trong mơ

more_horiz
Một ngày như trong mơ là một ngày bạn có thể sứ dụng câu thần chú “Apparition” của Harry Potter để hô biến và xuyên đất, xuất hiện ở một vùng đất xa hàng vạn dặm, ăn sáng, rồi lại hô biến, chui lên ở một góc trái đất xa tít mù tắp khác để uống cà phê. Nếu tôi có một ngày như thế, tôi sẽ bât đầu bằng:

Buổi Sáng: thức dậy cùng mùa đông

Tôi là chúa ngủ nướng. Mỗi sáng thức dậy như con sâu, phải uốn éo chán mới hất được chăn ra khỏi người. Nhưng có một buổi sáng, nghi lễ thiêng liêng này bị gián đoạn khá phũ phàng. Ấy là khi Rita bạn tôi nhảy bổ vào phòng mà không thèm “cốc cốc”. Bỏ mặc tôi ngơ ngác trên giường, nó nhào đến bên cái rèm cửa, rồi trịnh trọng khoát tay như đứng trước một đám đông khán giả, con bé trang nghiêm hắng giọng: Madam! Xin mời bà thưởng thức! Truyen8.mobi

Bạn đã đến hoặc đã nghe ai kể về Thụy Sĩ và dãy Alps huyền choại chưa nhỉ? Đất nước nhỏ xíu này nằm vắt vẻo qua hàng ngàn đỉnh núi cao chót vót, tinh khiết, trong vắt như thể chẳng vướng tí bụi trần. Nếu bạn buộc phải sống qua mùa đông châu Âu, có lẽ vùng đất dễ chịu nhất chỉ có miền nam Thụy Sĩ. Hãy tưởng tượng một thành phố búp bê, thốt nhiên một buổi sáng thức dậy mới biết đêm qua đấng Tạo Hóa đã đổ tràn lên tất cả một trận mứa pha lê ngũ sắc. Tháng trước tôi nhận được một tấm thiệp từ Lucerne vỏn vẹn mấy chữ: “Alps những mùa tuyết trắng là dấu hiệu để chúng ta tin rằng thiên đường có thật!”

Buổi sáng hôm ấy tôi và Rita cuốn chăn ngồi im như tượng trên bậu cửa sổ. Căn nhà gỗ ngái ngủ im ắng sau lưng, trước mặt là đỉnh Matterhorn cao gần năm nghìn mét ngẩng đầu uy nghiêm như một ông tiên với chòm râu mây CƯỚC trắng. Xanh ngắt và lung linh, im phăng phắc và linh thiêng. Buổi sáng hôm ấy thật thanh khiết và bình yên. Với màu trắng diệu kỳ của tuyết cổ và băng hà kia, như thể nước sông Hằng vừa bất thần tràn qua tâm hồn của hai đứa chúng tôi cuốn đi tất cả lo âu bụi bặm trong đời, chỉ để lại một viên pha lê phập phồng trên tuyết non và trong nắng sớm.

Bắt đầu ngày mới: chạy đua cùng bình minh

Không những mắc bệnh ngủ nướng, tôi còn là một kẻ không bao giờ tập thể dục.

Thế cho nên tôi ngao ngán hết sức khi anh chàng hướng dẫn viên thông báo cả đoàn sẽ dậy lúc bốn giờ sáng để bắt kịp bình minh trên cồn cát 45 – cồn cát cao nhất sa mạc Namibia (Tây Phi). Trời vẫn còn tối mịt mùng khi chúng tôi cắn đuôi nhau leo những bước đầu tiên trên cát lạnh. Hẳn bạn đã từng thử chơi trò đuổi bắt trong bể bơi nhưng không được bơi, chỉ được khó nhọc nhấc từng bước trên đáy bể. Trèo cồn cát cũng thế, thậm chí còn tệ hơn vì đồi cao cát lún, nhấc gối bước dài mà rốt cục vẫn bị kéo tuột về điểm xuất phát, chưa hết, nếu bước chậm quá thì sẽ gây tắc đường vì dải cát hẹp, mà bước hăng hái quá thì sẽ hất cát vào mặt đứa đi sau. Tiếng anh hàng hướng dẫn viên ở cuối hàng ngao ngán: “Thôi các ông các bà ơi, cứ đi từ từ, tốc độ rùa bò thế này thì kiểu gì cũng lỡ bình minh rồi!” Truyen8.mobi

Chạm nút tự ái, tôi định thần đứng thẳng người lên với một quyết tâm sắt đá: lần đầu tiên trong đời tập thể dục cho ra hồn. Gặp được chỗ đường rộng, tôi bứt phá vượt lên dẫn đầu và cắm cổ nhằm đỉnh 45 xông tới. Hối hả, hộc tốc, cả chục lần ngã xõng xoài. Trí óc căng ra, cả thân người như vô cảm.

Đỉnh 45 ngạo nghễ phủ một màu nâu bạc dang hai trảng cát khổng lồ sẵn sàng đón nhận tia nắng đầu tiên. Cuộc đua cùng bình minh giữa bát ngát sa mạc mênh mông giống như một cuộc nước rút định mệnh của những ngã quỷ khao khát làm người, chỉ có thể hoán đổi lốt quỷ sang kiếp người nếu đặt được tay lên đỉnh núi nối liền đất với trời cùng với thời khắc ánh nắng đầu tiên chạm vào hạ giới.

Miệng, tóc, tai, mũi, khắp người ram ráp cát, tôi gục xuống summit 45 vừa kịp lúc một ánh sáng lóa bứt ra làm vỡ tan đường viền rặng núi. Ngẩng đầu nhìn xung quanh, tôi như mê đi từ khoảnh khắc cái vệt vàng nhẹ và loãng như tơ chạm lên da thịt cho đến khi cả một khối không gian xung quanh bỗng bừng lên như vừa được cây đũa thần chạm vào. Phôi thai lặng lẽ từ sâu thẳm sa mạc đêm, một ngày mới vừa kiêu hãnh chào đời. Truyen8.mobi

Cả một ngày làm nàng tiên cá

Viết đến đây tôi tắc tịt. Thức dậy tập thể dục rồi cả ngày hôm nay sẽ làm gì? Danh sách những nơi tôi muốn hô biến rồi đội đất chui lên quá nhiều. Sau đây là một lựa chọn với rất nhiều khổ sở, chọn rồi vẫn áy náy bứt rứt không yên !

Viện cớ mình mẩy đầy cát sau khi chinh phục đỉnh 45 cho nên địa điểm đến là quần đảo san hô Bazar uto ở Mozambique (Đông Phi).

Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, tôi ngây ngất bởi những đảo cát trắng hoang vắng, tuyệt nhiên không một bóng người. Cách bờ không xa là một dải san hô khổng lồ nhô cả chỏm đầu đá lên khỏi mặt nước. Biết tôi bơi chìm lặn nổi, cậu bé chủ thuyền tỉ mỉ cột một cái áo phao rách tả tơi quanh bụng tôi, dặn đi dặn lại đừng có snorkef gần mỏm đá phía nam vì thường hay có sóng ngầm. Nhìn tôi lon ton lao xuống nước với cái mặt nạ và vòi thở không chổng lên trời mà đâm xuống nước, cậu bé hốt hoảng vọt theo. Cẩn tắc vô áy náy, cậu bé khóa neo thuyền.

Mấy phút sau, hai chị em đã nắm tay nhau nổi dập dờn trên mặt nước. Truyen8.mobi

Trong bộ phim thần thoại Narnia, tôi nhớ cảnh cô bé 1ucy mở cánh cửa tủ quần áo và phát hiện ra cả một thế giới cổ tích kỳ diệu phía sau. Giây phút tôi úp mặt xuống nước cũng là giây phút cô bé Lucy trong tôi bỗng nhiên thức dậy băn khoăn tự hỏi: liệu thế giới trên cạn có phải chỉ là một cái phòng ngủ với cái tủ quần áo xấu xí? Đơn giản bởi vì đại dương nhìn từ trên cao đẹp quá sức tưởng tượng, như thể đang ghé đầu nhìn vào những cơn mơ. Những đàn cá đủ màu sắc dập dờn, những rặng núi cỏ mây kỳ bí, những dải san hô nửa cây nửa thú phập phồng thở. Tôi ghen tị nhìn cậu bé chủ thuyền thỉnh thoảng buông tay nắm, uốn mình lặn sâu xuống gỡ cho tôi một mảnh sò ngũ sắc. Tôi tự nhiên cảm thấy khó chịu với cái áo phao, chỉ muốn cởi phắt ra, để không phải chỉ ghé mắt nhìn qua cánh cửa tủ mà thực sự được bước chân vào cái thế giới lung linh kia. Có lẽ chính vì sự ghen tị lần đó mà không lâu sau, bất chấp việc còn khướt mới thực hiện được hai trăm mét bơi tự do tiêu chuẩn đầu vào, tôi đã cả gan nói dối để được theo học một khóa lặn biển với bình ô xi ở Honduras. Ngày tốt nghiệp, cầm chắc bằng thợ lặn trong tay rồi, tôi mới bắt đầu thỏ thẻ khai thật cùng giáo viên hướng dẫn khiến cô này đơ ra mất nguyên một phút.

Làm nàng tiên cá thì có nên ăn... cá không nhỉ? Nghe hơi “bạo lực” một tí nhưng vào cái ngày trong mơ này, món ăn tôi thèm nhất là những miếng cá đầm lao vừa mang ra khỏi mặt nước vẫn còn giãy giụa quanh trục thép. Tiếp đến là nằm vắt chân lên boong thuyền, dúi đầu vào bóng râm của cánh buồm đang kiên nhẫn chờ gió chiều, và ăn những con hào sống vừa được cạy lên từ các vách đá trên đảo hoang. Những con hào đập búa không được tròn vành như trong nhà hàng nhưng độ ngọt mát thì như thần dược, nuốt vào đến đâu thịt da sống dậy đến đó. Ực! Truyen8.mobi

Nàng tiên cá sau khi uống thần dược, biến đuôi thành chân, đến buổi chiều thì cả gan mò lên cạn để đi kiếm hoàng tử. Cái bờ biển mà tôi chọn để mò lên cạn này nằm ở tận đầu bên kia trái đất, một bãi cát nhỏ xíu tên là Hahei thuộc New Zealand. Nàng tiên cá hạ thổ, vác theo một cái xẻng to và dài. Để làm gì ? Để đào một cái hố thật sâu. Cái hố chật sâu để làm gì ? Để hứng nước nguồn từ núi lửa Coromandel. Khi nước nóng bốc hơi nghi ngút đã tràn đầy, nàng tiên cá sẽ ngâm mình trong cái bồn spa thiên nhiên độc nhất vô nhị này, một tay gác đâu, một tay cắm ly rượu lạnh chờ hoàng tử tình cờ đi dạo qua. Đại dương mênh mông trước mặt, sóng biển dịu mát dập dìu liếm gót chân, cả thân mình chìm trong nguồn nước khoáng nóng ấm. Cả nhà thân mến, kể cả hoàng tử có không đi qua thì tiên cá này cũng chẳng buồn trách móc!

Tôi bị dụ đến Las Vegas (Mỹ) không phải vì ham đánh bạc mà vì một lời thách thức: liệu tôi có gan thử kết hôn siêu tốc trong vòng năm phút.

Trước hết tôi sẽ giải thích qua vụ kết hôn siêu tốc - đặc sản của Las Vegas. Có nhiều loại siêu tốc, nhưng nhanh nhất là Drive Thru. Kiểu kết hôn này lấy ý tưởng từ các điểm bán đồ ăn nhanh. Bạn lái xe qua một đường vòng ngắn có hai cái cửa, cửa thứ nhất để chọn đồ ăn, cửa thứ hai để nhận đồ ăn và trả tiền, tất cả chỉ trong vòng năm phút khi bạn vẫn ngồi sau tay lái. Kết hôn siêu tỗc cũng thế, còn nhanh hơn, vì chỉ có mỗi một cái cửa với ông mục sư thò đầu ra làm dấu thánh. Ba cái khoát tay trên không thế là bạn thành vợ chồng. Cả thảy hết bốn mươi đô la. Truyen8.mobi

Tôi nhận lời thách là nếu có gan kết hôn thì sẽ thắng cược một trăm đô la và được bao toàn bộ chi phí... ly hôn. Tuy nhiên tôi không có một tí cơ hội thắng cược nào vì hai thằng bạn đi cùng đến phút chót rụt vòi không dám lái xe qua cái cửa đó. Đứa to mồm thách tôi kết hôn với nó sợ sun người lại còn cái thằng đóng vai phù rể đáng lẽ phải nhảy lên cứu bồ thì lại viện cớ tuổi cao sức yếu (!), không chống đỡ được cơn nhồi máu cơ tim vì tiền mất tật mang (!). Với lại gì thì gì cũng mang tiếng một lần qua đò.

Kể đến đây chắc các bạn đủ thông tin để mường tượng rằng Las Vegas là thành phố thần tiên của những kẻ điên rồ thích cảm giác chân không và phủ nhận thực tế. Ở Vegas bạn có thể vui thâu đêm không tốn một xu bởi hàng trăm show ca nhạc và nghệ thuật lớn nhỏ. Thành phố không ngủ, tiệc tùng không ngưng nghỉ, ai cũng xử sự như tỷ phú. Vegas là nơi bạn có thể chiết nặn phần điên rồ dù nhỏ bé của bản thân và thổi phồng nó lên mà không sợ bị vỡ tung mặt.

Đêm xuống: ngả lưng trong khách sạn ngàn sao

Phần kết của cái ngày trong mơ này khá đơn giản, một cái võng đong đưa dưới bầu trời đêm Uluru (Australia). Nằm chính giữa úc châu bao la, bao quanh là sa mạc, rừng thẳm và muôn dặm đất đai nguyên sơ không dấu chân người, bầu trời uluru như được tạc vào một khối kim cương đen với hàng triệu điểm sáng lung linh huyền ảo. Tôi từng nhìn thấy một vì sao bay, vội vàng nhắm mắt cầu nguyện ngay một điều ước. Không biết có phải vì ngôi sao này vút qua bầu trời uluru nơi có khối đá thiêng Ayers của thổ dân úc hay không, nhưng điều ước ấy đã thành hiện thực. Truyen8.mobi

Thì bằng chứng là những gì tôi vừa kể cho các bạn đấy thôi!

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

descriptionChếtChương 6:Hành trình qua 23 nước: lần đầu con lừa đi bụi

more_horiz
Hay đúng hơn là lần đầu đi bụi một hơi dài đến thế, tới gần một năm. Mỗi đất nước đặt chân qua lại như những đợt sóng trào của cảm xúc vui buồn, của sự kiện may rủi, của vô vàn sắc thái văn hóa lịch sử. Chùm ảnh này giới thiệu với các bạn những điểm nhấn ấn tượng nhất của 23 vùng đất trên lộ trình. Hãy ngắm nhìn, và sau đó cùng chia sẻ với tôi 23 câu chuyện thăng trầm của thời đại.

Mở đầu chuyến đi tại Nam Phi

Tôi làm tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi. Cạnh trại trẻ là một hòm thư có tên Baby Rescue nơi các ông bố bà mẹ không đủ sức nuôi con có thể bỏ các em vào hòm thư. Để tham gia chương trình tình nguyện này, tôi đã phải đóng một khoản tiền là 700 curo (chừng hai mươi triệu đồng Việt Nam) để chi phí cho chính bản thân mình và góp phần xây dựng trường học cho các em. Truyen8.mobi

Nhưng làm chưa được một tuần thì tôi bỏ chạy. Không phải vì tôi không chịu được khổ, không phải vì tôi không chịu được cảnh những đứa bé bị bỏ rơi, sống thiếu thốn. Tôi bỏ chạy vì bất ngờ hiểu rằng tại sao hơn sáu nghìn tỷ đô la đổ vào Phi châu bao năm qua không những không làm cho châu lục này gượng dậy được mà còn góp phần phá hoại văn hóa, làm thui chột tiếm năng kinh tế, biến người dần trở thành những kẻ ăn thừa chuyên nghiệp và biến chính phủ trở thành những kẻ ăn xin chuyên nghiệp. Các cô giáo ở trường học nơi tôi làm việc chỉ cấn chờ rình nguyện viên đến là bỏ lớp ra ngoài ngồi hóng gió. Đồng tiền góp vào không thực sự có khả năng sinh sôi. Đúng là cho con cá chứ không cho cái cần câu. Họ nghèo vẫn hoàn nghèo, ngày càng nghèo hơn, đến mức không còn muốn tự đứng lên mà chỉ biết kể lể oán trách phương Tây vì những tháng ngày đô hộ xa xưa.

Có một đêm nằm dưới bâu trời Nam Phi đầy sao, bạn tôi, một người Phi da trắng tâm sự: “Mai à, châu lục này đang dở sống dở chết. Tôi nghĩ Mai đừng dốc tiền vào đây nữa. Tôi hy vọng phương Tây đừng dốc tiền vào đây nữa. Họ phải để nó tự lụn bại, tự tan tác, tự thiêu cháy hết cả ra. Rồi từ đống hoang phế ấy châu lục sẽ đứng lên bằng đôi chân mình. Như loài chim phượng hoàng, cùng kiệt của cuộc sống là nó tự thiêu cháy bản thân thành tro bụi. Để rồi trong tàn tro của chính cơ thể mình, con chim chúa sẽ hồi sinh.”

Mỗi tháng tôi thường dành một số tiền nhất định và tài khoản sẽ tự động chuyển nó đến tổ chức từ thiện tôi yêu cầu. Từ sau chuyến đi Nam Phi, số tiền đó tôi không gửi cho quỹ hỗ trợ đói nghèo ở châu Phi nữa mà mua một tài khoản ở KIVA, môt tổ chức chuyên giúp đỡ các nước đang phát triển làm kinh tế. Có vay có trả, không cho không cái gì nữa. Không gửi quần áo đến nữa. Không mua kẹo phát bừa phứa nữa. Không cho ăn xin nữa. Để giúp đỡ thật lòng đôi khi con tim phải biết lạnh lùng đến như là vô cảm.

Đất nước thứ 2: Namibia

Những gia đình bộ tộc Himba ngồi bán đồ lưu niệm giữa trung tâm thủ đô Windhoek. Lần đầu tiên nhìn thấy họ, tồi mê mẩn vì vẻ đẹp lạ lùng của làn da phủ đất nâu mịn màng và mái tóc xoắn bện trong đất sét nâu. Bộ tộc Himba hiện chỉ còn chừng bốn mươi nghìn dân, và họ tự cho rằng mình đang rất thành công trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Người Himba vẫn sống như cự ngàn xưa, vẫn ăn thịt thú hoang, nhưng trẻ con đã biết đọc biết viết, và những cô gái Himba giữa thủ đô vẫn cởi trẩn khoe vẻ đẹp hoang dã, nhưng tai đã cắm phone nghe nhạc. Truyen8.mobi

Tôi tự hỏi họ sẽ giữ được đến bao giờ? Bao nhiêu năm nữa người Himba sẽ mặc quần áo và những bức ảnh về họ sẽ nằm yên trong viện bảo tàng? Tôi mong muốn gì cho họ ? Với tư cách là khách du lịch, tôi thích họ cứ thế này mãi, cứ ăn lông ở lỗ thế này mãi để cho tôi còn... chụp ảnh. Với tư cách là một nhà giáo dục, tôi muốn đám trẻ con lăn lông lốc kia được đến trường đàng hoàng, tôi muốn những bé gái không còn bị cắt bộ phận sinh dục khi đến tuổi dậy thì, tôi muốn mấy cô gái vú mướp kia không còn phải ngồi cả ngày trong nắng gắt để bán dây chuyền cho khách du lịch. Cái vẻ đẹp của sự mông muội nghèo nàn thật là vừa thú vị vừa đắng ngắt. Nó giống như vẻ đẹp của những bản mường dân tộc hiu hắt ở Việt Nam, vẻ đẹp của những gánh hàng cực nhọc của dân ngoại tỉnh ra thành phố kiếm sống, vẻ đẹp của con trâu đi trước cái cày theo sau... Đã bao giờ bạn thấy cảnh hàng đoàn Tây chĩa ống kính camera vào... mông những người nông dân nước mình đang bán mặt cho đất bán lưng cho giời? Họ cách tách xong thì khoe ảnh đẹp. Tôi cố cười nhưng trong lòng chua chát.

Phát triển mà vẫn giữ được truyền thống là bài toán khó giải nhất của thế giới hiện đại. Rất nhiều cộng đổng quốc gia đã cố gắng, nhưng hầu hết việc giữ truyến thống chỉ dừng lại ở việc gắn truyền thống với du lịch. Nhưng còn đó một hy vọng: Nhật Bản. Khách du lịch đến Nhật không phải để trải nghiệm văn hóa Nhật trong những ngôi làng riêng biệt hay những shop lưu niệm. Nét truyền thống của Nhật thấm đẫm vào từng nếp ản nếp ở của người dân. Và họ vẫn giàu, vẫn mạnh. Họ đã làm gì? Họ đã làm ra sao? Cái gì khiến họ giỏi thế? Họ còn giữ được bao lâu?

Ai cũng biết cái gì là truyển thống, bản sắc tốt đẹp thì phải giữ gìn, giữ được đến chừng nào nó không còn phù hợp với thế thời nữa (trở thành hủ tục) thì phải loại bỏ. Đương nhiên, điều chúng ta thường phải tốn công sức nhất, băn khoăn nhất là phải phán xét cái gì là bản sắc truyền thống, cái gì là hủ tục. Cách đây không lâu một người bạn tôi trên facebook than rằng dân Tây Nguyên không còn săn voi nữa, đã đánh mất bản sắc văn hóa rối. Tôi thì cho rằng đến thế kỷ thứ 21 rồi mà người dân vẫn còn phải kiếm kế sinh nhai bằng săn bắn thú rừng quý hiếm thì không những là hủ tục mà còn là mông muội.

Bạn tôi hỏi thế thì phải giữ bản sắc Tâầy Nguyên thế nào? Tôi trả lời: Cái đó dành cho các nhà nghiên cứu và quản lý. Nhưng một ví dụ điển hình là chiếc xích lô. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chuyển mình ngoạn mục của chiếc xích lô từ địa vị của cái cần câu cơm, giúp người nghèo chở khách nghèo kiếm kế sinh nhai, dần dần trở thành một bản sắc văn hóa với những chiếc xích lô sang trọng lịch sự chỉ dành cho đám cưới. Truyen8.mobi

Hình ảnh những cặp vú đỏ như đồng hun của phụ nữ Himba và câu hỏi bản sắc hay hủ tục còn theo tôi suốt chặng đường cả năm trời qua năm châu lục.

Đất nước thứ 3: Bosivana

Chính trên đầm lầy Okavango ở Boswana này, tôi đã mắc một lỗi nghiêm trọng. Hôm ấy, tôi cùng hai người bạn chống sào đi thuyền lạc vào một rừng lau sậy đan chặt nối tiếp nhau với hàng trăm lối rẽ nhỏ như mê cung. Thuyền chúng tôi hoàn toàn mất phương hướng. Sau chừng nửa tiếng vòng vèo, tôi và Maloes đứng tim khi đưa tay rẽ màn lau sậy và nhìn thấy trước mắt là một vùng nước lớn...

Hà mã! Tôi nghe tim mình giật thót kinh hoàng. Quay lại thấy Maloes mặt trắng bệch, chỉ có Rick là dừng sào bặm môi đứng im suy nghĩ.

Hà mã sống ở những vùng nước lớn, và nếu bạn hỏi các nhà khoa học con vật gì nguy hiểm nhất trên thế giới thì họ sẽ trả lời không do dự: hà mã. Các loài vật dù dữ đến mấy cũng thường chỉ tấn công người khi bị kích động. Nhưng hà mã thì không ai có thể lường trước. Số người bị hà mã tấn công và thiệt mạng hằng năm nhiều hơn bất cứ một con vật nào từng có mặt trong danh sách các loài cầm thú. Nấp dưới những cái lá sen lá súng to bản chỉ để lộ hai đôi mắt tròn thô lố như mắt ếch, những con hà mã thân hình kềnh càng có thể bất thần hung hăng hất đổ thuyền và giết chết con mồi chỉ trong tích tắc. Hà mã tính tình hung hãn, thường tấn công cả cá sấu và chẳng có đối thủ nào trong vương quốc cầm thú. Tình cảnh của chúng tôi lúc đó chẳng thể bi đát hơn, lạc lối giữa mê hồn trận lau sậy, tưởng tìm được lối thoát thì hóa ra lại bị rơi vào đấu trường tử chiến. Chúng tôi không biết làm gì, chỉ còn cách chống sào đứng im như tượng chờ người đi tìm. Người Maloes run bần bật đến mức tôi lo thắt tim bọn hà mã sẽ nghe thấy tiếng thuyền rung mà tìm đến tấn công. Thằng đàn ông duy nhất cũng không hơn gì, mắt nháo nhác nhìn quanh, mặt cắt không còn hạt máu. Những giây phút đó đối với cả lũ dài đằng đẵng, chẳng khác gì ba kẻ hèn mọn yếu đuối bị ném vào làm dũng sĩ giác đấu, ngồi im bất lực chờ thú dữ bất thần húc cửa đấu trường mở toang và xông vào xé xác.

Đêm ấy sau khi được hộ tống về nhà cùng muôn vàn lời rủa xả, chúng tôi thức gần như trắng đêm lắng nghe tiếng rừng sâu. Mấy sáng nay, hôm nào tỉnh dậy cả lũ cũng kéo nhau đi tìm dấu chân voi giày nát những trảng cỏ dọc triền nước ngoài bến thuyền. Đêm sáng trăng, tiếng đại ngàn dường như rõ hơn bao giờ hết. Từ trong lòng vùng đầm lầy sâu thẳm, tiếng chúa sơn lâm gầm rú, tiếng những bầy voi rầm rập xô cây, tiếng hà mã nặng nề đạp nước... Đêm rừng già châu Phi âm vang một thứ quyền uy bí hiểm, như thể muốn nhắc nhở sự kiêu ngạo ngu xuẩn của loài người. Như thể ngoài kia trên một mỏm đá cao vút, trước muôn loài cầm thú đã về tụ hội đông đủ, Vua Sư tử đang nâng cao trong ánh trăng rực rỡ một hài nhi bé nhỏ, hoàng tử của đầm lầy nguyên sơ vừa mới chào đời.

Đất nước thứ 4: Zambia

Victoria là thác nước lớn nhất thế giới. Dòng Zambezi đổ xuống lũng núi một bức tường lũ bão khổng lồ có chiều cao 108 mét và kéo dài tới 1.708 mét. Khi tới gần thác, khách du lịch thường phải mặc áo mưa vì những cơn nước xối xả tuôn xuống dù đứng ở bên này sườn núi. Từ chân thác, dòng nước xoáy hung hãn đổ theo chiều dích dắc, thách thức hàng chục chiếc thuyền cao su của những khách du lịch mạo hiểm to gan muốn thử sức đánh vật theo chiều nước cuốn. Truyen8.mobi

Tôi không thử sức với lũ cuốn Victoria. Mặt đối mặt với thác nước khổng lồ tôi đã làm ở Niagara (Canada). Vì vậy khi đặt chân tới đây, tôi quyết định sẽ ngắm vị thần nước hùng mạnh nhất thế giới này từ trên cao. Chiếc phản lực đưa chúng tôi lượn vòng quanh bầu trời giữa biên giới Zambia và Zimbabwe chỉ trong vòng mười lăm phút nhưng đủ khiến tất cả những vị khách trên khoang hóa đá vì vẻ đẹp kiều diễm của

Victoria. Dòng Zambezi mênh mông hiền hòa như một dải lụa trắng uốn quanh, thoắt cái bỗng phồng ra, như con hổ mang chúa bành cổ khi bất thần bị ai trêu tức. Máy bay lượn vòng xuống sát vực núi, nơi con mang chúa điên loạn xả cơn cuồng nộ vào lũng sâu. Truyen8.mobi

Chuyến bay này, cùng với rất nhiều chuyến bay khác như tôi đã kể ở bài viết “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tôi phải công nhận rằng: “Loài người là sinh vật viễn thị” (danh ngôn). Chúng ta phải lùi lại, đứng ra xa một vài bước thì mới nhìn rõ những gì đang hiện hữu trứớc mắt.

Đất nước thứ 5: Malawi

Trong những ngày trọ tại Maputo, buổi tối tôi thưòng ra bãi biển xem những người dân kết thúc ngày làm việc của mình. Đám trẻ con lũ lượt xô lớn xô bé đội cát về nhà. Bé Zani mới ba tuổi cũng đã bắt đầu giúp gia đình vác củi về để đun nấu. Con bé còn nhỏ xíu, lẫm cha lẫm chẫm, một tay giữ khúc cành cây dài ngoằng thăng bằng trên đầu, một tay nhét ngón cái vào miệng mút chụt chụt.

Mẹ Zani là một phụ nữ lam lũ nhưng rất cởi mở. Có lần tôi để dành tiền ăn tối của mình đi chợ mua trứng và cá khô đem đến nhà chị để cùng ăn với gia đình. Có hơn mười đô la thôi mà cả gia đình lớn đánh chén no nê trong hai ngày. Nhìn lũ trẻ con mới bé tẹo mà tay đã có vết chai, tôi đánh bạo nửa đùa nửa thật nói rằng như vậy là vi phạm quyền trẻ em. Bà mẹ cười phá lên và bảo tôi: “Ở đây người ta gọi đó là nghĩa vụ đốỉ với gia đình. Bao giờ chúng tôi no đủ thì chúng tôi sẽ nghĩ đến nhân quyền và dân chủ gì gì đấy của các cô.”

Tôi cứng họng. Vỡ lẽ ra bao nhiêu điều. Vỡ lẽ tại sao những cuộc huyết chiến ở Phi châu cứ kéo dài từ đời này qua đời khác. Những bạo chúa chiến tranh (war lords) thực ra chỉ cần bằng một chiêu đơn giản duy nhất - phát chẩn cho dân nghèo - là có thể nấp dưới chiêu bài các đảng phái dân chủ để tiếp tục moi tiền cứu trợ và bắn giết các bộ lạc thù địch. Nghèo đói và ngu dốt là công cụ dễ nhất để biến người dân thành tầng lớp bị thống trị. Nhà nghiên cứu người Nam Phi Greg Mills và rất nhiều nhà khoa học của chính châu Phi đã từng đặt ra giả thuyết rằng: châu Phi nghèo và thiếu dân chủ vì chính những người lãnh đạo châu Phi muốn như thế.

Tưởng đã học được một bài học rồi nhưng đến khi trở về nhà, kể lại câu chuyện này cho một người bạn nghe thì nó lại khiến tôi sáng mắt thêm ra một lần nữa: “Mai ơi là Mai! Con nhỏ Zani ấy phải lao động chân tay để làm nghĩa vụ đối với gia đình. Con nhóc con em út mình mới học cấp một cũng phải lao động trí óc từ bảy giờ sáng đến mười giờ tối vì nghĩa vụ phải học giỏi để làm đẹp mặt cho gia đình. Bản thân mình ngày xưa phải thi đỗ đại học nếu không thì ngượng mặt gia đình. Lớn lên lấy chồng không môn đăng hộ đối thì sợ làm xấu mặt gia đình. Bây giờ chán chồng muốn bỏ cũng không dám vì sợ bẽ mặt gia đình. Đã là một nền văn hóa cộng đồng trong gia đình thì giàu hay nghèo cũng vẫn cả đời vác cái gánh danh dự gia đình trên vai mà thôi.”

Đất nước thứ 6: Mozambique

Từ đất liền ra đảo Isla de Mozambique, tôi đi ô tô vượt qua một cây cầu dài dằng dặc, bé tí, khấp khểnh, chông chênh, rung bần bật, bắc qua hàng ki lô mét đáy biển cạn trơ cát sỏi. Hòn đảo nhỏ xíu là một quần thể lạ lùng nơi ba tầng văn hóa trộn lẫn nhau, văn hóa gốc Phi, văn hóa Hồi giáo của những thương nhân người Ả Rập buôn bán nô lệ, và văn hóa thuộc địa Bồ Đào Nha. Thật ngỡ ngàng khi nhìn thấy những cô gái Hồi giáo trùm khăn đen kín mít sải bước và ríu ran chuyện trò cùng bạn gái người Thiên Chúa giáo nhưng mặc trang phục gốc Phi với váy quần sặc sỡ, áo cổ trễ để lộ hai bấu vú căng mọng. Khung hình càng đặc biệt khi hai cô gái ấy bước qua những tòa nhà kiến trúc châu Âu giờ hoang vu rrống vắng. Xung quanh chỉ có tiếng sóng, tiếng những con chim lười biếng gọi nhau trên cành hoa phượng đỏ ối. Khăn trùm đâu đen Ả Rập, vú tròn hoang dã châu Phi, và văn minh kiêu sa châu Âu, cả ba thứ đó đồng hành cùng nhau hằng ngày hằng giờ, vừa tách biệt, vừa hòa nhập trên hòn đảo bình lặng, yên ả này, thảnh thơi như một trò chơi vô hại.

Nếu có một nơi nào đó thời gian quên không trôi, đó chính là Isla de Mozambique. Hòn đảo bị lãng quên trong rêu phong, chết vùi trong những tòa nhà thuộc địa một thời tráng lệ. Có lẽ chính sự cô độc và thái độ dửng dưng xa lánh phàm trần ấy đã làm nên sự cuốn hút mê muội, khiến những du khách vượt không biết bao nhiêu dặm đường để đặt chân tới được chốn này.

Nếu có một đất nước được đặt tên theo một lãnh chúa thương nhân ngoại bang từ xa lắc xa lơ đến đô hộ và buôn bán nô lệ người bản xứ, thì cũng chính là nơi đây. Musa AI Big, cái tên Ả Rập của lãnh chúa đó đã trở thành tên hòn đảo, và rồi trở thành tên của cả một đất nước. Người Mozambique là một dân tộc biết phân định rõ ràng quá khứ và hiện tại, như câu chuyện những tầng văn hóa đối lập cùng chung sống bên nhau, như câu chuyện cái tên đất nước. Và đây nữa: dù thời kỳ đất nước theo chủ nghĩa cộng sản đã trôi qua gần ba mươi năm, nhưng những cái tên phố thời Marxist vẫn còn tồn tại như một sự hiển nhiên - đại lộ Lenin và đại lộ Hồ Chí Minh.

Cũng chính vì một thái độ văn hóa đáng trân trọng như vậy mà Graca Simbine Michel Mandela mới có cơ hội trở thành người phụ nữ duy nhất trên thế giới là đệ nhất phu nhân của cả hai quốc gia. Sau khi chồng bà, cố tổng thống Mozambique Machel chết thì hơn mười năm sau, bà trở thành vợ của nhà lãnh đạo kiệt xuất Nam Phi Nelson Mandela, ngưòi đã đưa Nam Phi ra khỏi chế độ phân biệt chủng tộc tàn khốc, khi ấy ông tròn tám mươi tuổi, hơn Graca những ba chục cái xuân xanh.

Đất nước thứ 7: Lesotho

Lesotho chỉ có hơn hai triệu dân nhưng 40% phụ nữ dưới bốn mươi tuổi bị nhiễm HIV (là một trong những nơi có tỷ lệ mắc căn bệnh thế kỷ cao nhất thế giới) và tỷ lệ đói nghèo cũng chiếm tới 40%.

Đọc về Lesotho toàn là những con số đáng buồn, nhưng con đường đưa tôi qua những bản làng Lesotho thì đẹp mê hồn, mặc cho chiếc xe bus khó nhọc nhích từng mét lên núi rồi gần như thả không phanh xuống dốc khiến tim tôi thon thót. Lesotho xinh đẹp lạ lùng. Nhỏ như hạt đậu nằm lọt thỏm trong lòng Nam Phi, bao bọc bởi Nam Phi và chỉ có một đường biên giới duy nhất với một nước duy nhất là Nam Phi, đất nước tí hon này hệt như một giọt thiên đường xanh nhỏ xuống Nam Phi khô nóng dữ dằn. Dù bé tẹo tèo teo, Lesotho có mùa đông dày tuyết và sở hữu một trong hai khu resort trượt tuyết hiếm hoi ở miền Nam châu Phi. Truyen8.mobi

Lóc cóc vượt bốn ngày đường từ Mozambique qua biên giới để đến Semonkong nơi có đường dây leo núi abseil cao nhất thế giới, đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của bà chủ nhà khách Semonkong khi tôi kể rằng mình đã tốn chừng ấy thời gian để tới đây chỉ để abseil có ba mươi phút. Và cũng lại là khuôn mặt đó khi tôi, mình mẩy vẫn còn ướt rượt, thông báo rằng mình chỉ có hai ngày để vượt qua chặng đường gần một trăm ki lô mét cho kịp chuyến bay ở Nam Phi: “Cô có điên không?” - Bà chủ nhà nói - “Lesotho bé thật nhưng 90% các địa danh ở đây chỉ có thể đến được bằng vó ngựa và máy bay trực thăng. Hóa ra cô đến Lesotho không phải vì Lesotho.”

Tôi đã đáp chuyến trực thăng sớm nhất từ Semonkong và có một chuyến bay đẹp như mơ trên những rặng núi đồi xanh mướt đẹp đến ngỡ ngàng của Lesotho. Nhưng tim tôi vẫn thót lên từng hồi, lần này không phải vì chiếc xe già khụ lên dốc đứt hơi và xuống dốc như không phanh mà là lời nói của bà chủ nhà khách Semonkong, rằng tôi đến Lesotho không phải vì tôi muốn biết về đất nước này mà chỉ để thỏa mãn một thách thức đối với bản thân. Những thú vui trên dặm trường đi phượt thật dễ làm cho kẻ du hành quên đi mục đích chính của việc lên đường, để học một sàng khôn, chứ không phải để mua một đồ lưu niệm, dù đó là một món đồ lưu niệm có in dòng chữ: “Kẻ điên rồ này với zero kinh nghiệm đã hoàn thành đường abseil cao nhất thế giới 204 mét ở Lesotho.”

Đất nước thứ 8: Australia

Cuộc thám hiểm bảy ngày trên sa mạc úc do Amalia dẫn đoàn là một trải nghiệm ấn tượng trong chuyến hành trình của tôi. Thứ nhất đó là sự khác biệt về phân công lao động, Trong chuyến safari dọc Namibia, đoàn chúng tôi có một lái xe, một đầu bếp và một hướng dẫn viên. Với một lượng khách tương đương, chuyến đi vào miền hoang dã của úc chỉ do duy nhất Amalia đảm nhiệm. Cô gái trẻ măng mới hai mốt tuổi lái xe, lắp mic ở miệng, nói chuyện suốt ngày trong vai trò hướng dẫn viên, pha trò cho chúng tôi khỏi buồn ngủ, và liên tục trấn an những kẻ yếu tim khi cô cán chết bọn chuột túi chạy qua đường. Khi xe dừng, cô nhảy xuống, ngay lập tức dựng trại, nấu những bữa ăn no nê cho cả đoàn bằng củi khô thu lượm được ven đường hoặc các bếp ga có sẵn ở trạm dừng. Điều này khiến tôi hiểu ngay rằng việc chúng ta hết hơi quảng cáo “lao động Việt Nam giá rẻ”, và kêu gào “các nhà đầu tư ơi bỏ Trung Quốc qua Việt Nam đi” là hoàn toàn ngộ nhận. Nếu tính theo đầu sản phẩm, do thiếu tay nghề, lao động Việt Nam thực ra đâu có rẻ.

Ấn tượng thứ hai với nước úc có lẽ quá rõ ràng, ấy là thái độ nghiêm túc đối với môi trường. Qua cửa khẩu, giày có dính đất cũng phải khai, mang hoa quả lạ có thể bị phạt từ vài trăm đến cả ngàn đô la. Những con vật ở úc tùy cân bằng sinh thái mà được hưởng một cuộc sống xa hoa hay phải chịu đời săn đuổi. Tỷ dụ như chuột túi, cái con vật mà Amalia cán chết không mảy may nháy mắt, đông đúc đến mức dù đấy là biểu tượng của đất nước nhưng việc săn bắn chúng hoàn toàn hợp pháp. Thịt chuột túi rẻ như thịt gà trong các siêu thị (nhưng thơm ngon hơn thịt bò và bổ dưỡng bậc nhất, vì chúng cả chạy bộ và hoàn toàn sống nhờ vào thức ăn trong thiên nhiên). Cuộc đời của những con chuột túi thật bèo bọt so với những chuột khác, như con chuột sóc (possum) chẳng hạn. Chuột sóc được bảo vệ ngặt nghèo, dù nhiều khi chúng vào nhà làm tổ quậy phá như giặc nhưng luật pháp quy định kể cả khi chuột sóc bị sập bẫy thì chủ nhà cũng phải đảm bảo là chúng không bị thương và trong khi chờ được tháo bẫy thì luôn có cái để... ăn.

Cô gái dẫn đoàn ở úc còn chỉ cho chúng tôi xem một loài cây thông minh đến lạ lùng trên sa mạc quanh uluru. Khi cây biết mình không đủ nước, một nhánh cành tự động cảm tử chết khô để cứu cây trong khi chờ nguồn nước mới. Cây cũng như người, hay nói đúng hơn cây đôi khi còn có tâm và có tầm hơn rất nhiều sinh vật tự xưng là con người. Truyen8.mobi

Đất nước thứ 9: New Zealand

Xứ sở New Zealand có lẽ là đất nước đẹp nhất mà tôi từng đặt chân đến. Những chuyến xe dọc nam đảo như lướt qua những cơn mơ. Phong cảnh hai bên đường đẹp đến nỗi chỉ cần nhắm mắt, giơ máy ra ngoài cửa sổ chụp đánh toách một cái là cũng có một bức ảnh lung linh. Thật dễ hiểu tại sao đây chính là nơi quay bộ phim Chúa tể chiếc nhẫn với những cảnh thiên nhiên hùng tráng và hoang dã. Những ngày ở New Zealand, tôi ghen tị khủng khiếp với... bọn cừu. Chúng sở hữu những khung hình tuyệt đỉnh nhất, những góc nhìn độc đắc nhất, rồi tệ một cái là chúng cũng chẳng thèm nhìn mà chỉ mải mê gặm cỏ. Ở New Zealand, cừu nhiều hơn người.

Nhưng chỉ đến khi đặt chân đến Kaikoura và tốn thêm một đồng tiền cho ngành du lịch xứ sở Kiwi nữa thì tôi mới thực sự quy hàng và chính thức trở thành tín đồ cho giáo- phái “thiên nhiên New Zealand”. Ở Kaikora, lần đầu tiên một đứa chỉ-có-thể-bơi-khi-chân-chạm-được-đáy-bê’ như tôi dám cả gan nhảy xuống biển lặn cùng một trong những sinh vật thông minh nhất đại dương: cá heo.

Chúng tôi mặc đồ lặn (wetsuit - có lớp giữ nước để thân mình không bị chìm) theo tàu ra tận ngoài khơi xa rồi hồi hộp chờ tín hiệu của thuyền trưởng. Nghe ông tuýt còi toe một cái là chúng tôi thi nhau nhảy xuống nước. Qua lớp kính bơi, tôi quýnh lên khi thấy hàng trăm con cá heo lượn vèo vèo ngay phía dưới bụng. Cá heo bơi nhanh theo đàn, thế nên muốn thu hút sự chú ý của chúng thì bọn tôi không có cách nào khác là... phải làm trò. Thế là đứa thì ngoáy mông, đứa thì kêu tu tu, đứa thì thổi phì phì, riêng tôi phun bong bóng bật môi ầm ĩ. Một vài con cá heo bơi ngang qua tò mò ngó một cái rồi lượn đi luôn. Chỉ trong vòng hai phút, cả đàn đã mất hút. Chúng tôi lại bì bạch lên tàu chờ đợt cá mới. Vừa thấy hạnh phúc, vừa thấy thẹn thùng, tôi khống nén được ý nghĩ bọn cá heo này chắc chắn cho chúng tôi là một loài cá mới hâm hâm ẩm sọ. Chúng nó bây giờ đang tán phét với nhau và cười bọn tôi thối mũi. Đừng quên là cá heo thông minh bằng một đứa trẻ bảy tuổi. Mà bọn trẻ con bảy tuổi bây giờ ranh ma lắm, chúng nó bắt nọn người lớn suốt đấy thôi. Truyen8.mobi

Không những thán phục thiên nhiên New Zealand, tôi còn phải ngả mũ chào những người dân bản địa của xứ sở này. Trong khi ngày quốc khánh của úc bôi bác thay vẫn tính là ngày thuyền trưởng Cook của Anh đáp tàu đặt chân lên Sydney, mở đầu cho thời kỳ đô hộ thì cách úc không xa, thổ dân Maori ở New Zealand đầy tự hào vì đã dũng cảm chống lại ách thuộc địa của thực dân Anh chứ không chịu để văn hóa bản địa bị đàn áp như thổ dân úc. Chính người Maori đã sáng chế ra chiến thuật đào hào. Dù kết cục vẫn bị đô hộ nhưng chiến thuật của họ đã được mang ra áp dụng trong thế chiến thứ nhất: cuộc đại chiến đầu tiên của loài người diễn ra toàn trong hầm, chiến lược tuyệt vời “thuổng” từ một dân tộc xa xôi ở bên kia trái đất. Và nếu bạn có Internet, hãy tra ngay từ Haka, một điệu múa oai dũng của người bản địa. New Zealand là vô địch môn bóng bầu dục (rugby). Mỗi khi mở đầu một trận chiến bóng rugby, đội NZ All Black lại biểu diễn Haka, reo giắc nỗi khiếp sợ cho các cầu thủ đối phương - những kẻ chỉ biết đứng im chờ thất bại.

Đất nước thứ 10: Mỹ

Bang Arizona bạt ngàn xương rồng. Những cánh rừng xương rồng khổng lồ ngút ngát tầm mắt, trùng trùng điệp điệp từ núi này qua núi khác. Một bộ phận lớn người Arizona là dần miền Nam châu Mỹ Latinh vượt biên sang Mỹ, đã trải qua những ngày đêm kiệt quệ trên vùng sa mạc xương rồng gần biên giới Mỹ nơi rắn độc, cướp cạn, đói khát và lạc đường mỗi năm cướp đi hàng trăm sinh mệnh của những người đi tìm mền đất mới.

Cả nước Mỹ ước tính có từ mười đến hai mươi triệu người nhập CƯ trái phép, một nửa trong số họ là dân Mexico. Nhìn từ nhiều góc độ, đây là một tình huống “có lợi” cho rất nhiều bên: các công ty Mỹ tuyển người nhập cư trái phép vì nhân công rẻ mạt; hệ thống phúc lợi xã hội không cần quan tâm vì đằng nào họ cũng là kẻ ngoài lề; chính quyền Mexico thoát đi được một phần lớn dân nghèo trong tổng số 40% sống ở mức hai đô la một ngày; người được tuyển dụng có công việc để kiếm tiền gửi về cho gia đình; và dân Mỹ thì vẫn có thể to mồm phê phán chỉ trích và phân biệt đối xử với người nhập cư.

Trong gia đình nhỏ tôi ở nhờ tại Tucson, dù trên gương mặt ai cũng ngời ngời hạnh phúc nhưng tôi biết họ vẫn luôn lo sợ một ngày nào đó Elisa sẽ bị cảnh sát đến bắt đi. Elisa là người Mexico, đã vượt hàng trăm dặm đường sa mạc, bỏ lại xác của chính em trai mình đằng sau, để đến Mỹ. Cô kết hôn với Peter, chàng trai yêu cô hết lòng và cả hai đã có một cậu bé con xinh xắn. Nhưng mẹ chồng Elisa là ngưòi lo lắng hơn ai hết. Từ một người phụ nữ da trắng theo đảng Cộng hòa bảo thủ, trước hạnh phúc của con trai và sự mong manh dễ vỡ của gia đình, bà đã trở thành người tuyệt đối ủng hộ chính sách nới rộng vòng tay với dân nhập cư và chuyển sang bầu cho Obama là người của đảng Dân chủ, chỉ với một hy vọng duy nhất, một ngày nào đó, con dâu bà có thể đàng hoàng bước đi trên đường mà không cần lo sợ. Truyen8.mobi

Bàn cờ chính trị đã dần dần thay đổi, người Mỹ da trắng sắp trở thành thiểu số, tổng số lượng các tờ báo tiếng Tây Ban Nha cho dân Mỹ Lacinh nhiều hơn báo tiếng Anh, và vị tổng thống nào của Mỹ rồi cũng phải dựa vào lá phiếu của dân gốc Latinh, bắt đầu là Obama. Nhưng tất cả mới chỉ là bắt đầu. Ở thời điểm hiện tại, những cánh rừng xương rồng vẫn là cánh rừng chông gai chết chóc với hàng triệu kẻ ở bên kia đường biên. Không phải ngẫu nhiên mà tôi được rỉ tai rằng cánh rừng xương rồng ở bang Arizona còn được gọi là cánh rừng "ngón tay giữa”, bởi những cây xương rồng trông không khác gì hành động giơ ngón giữa chửi thề “Fuck you”) mà nước Mỹ trương ra trước mặt những kẻ liều thân vì khát khao tìm đến miền đất hứa.

Đất nước thứ 11: Mexico

Khi ô tô đưa bạn đến cửa ngõ Chiapas, một tấm biển lớn sẽ thông báo rằng bạn đang đi vào vùng tự trị Zapatista: “Nơi đầy người dân ra lệnh, chính quyền vâng lời”.

Như một đất nước tí hon, tôi phải trình hộ chiếu. Anh chàng đứng gác bịt khăn che kín mặt chỉ để lộ đôi mắt sáng quắc yêu cầu tôi đứng chờ trong khi anh khổ sở ghi lại tên tôi vào một tờ giấy xé vội từ cuốn sổ tay. Nhìn cách anh ta đọc và viết, tôi đồ rằng anh mới chỉ qua lớp xóa mù vì cái kiểu “vẽ chữ” loằng ngoằng trên giấy.

Tôi phải chờ thêm ở ngoài cổng đến nửa tiếng sau thì mới được mời vào bên trong khu vực đầu não chính quyền Zapatista. Ngay đầu con đường là trụ sở tuần tra. Tôi được đưa vào một căn phòng, tại đây một sĩ quan cũng che kín mặt nhận giấy tờ và mẩu “vẽ chữ” của chàng lính gác để điền vào một cuốn sổ to. Lại chờ chêm mười lăm phút nữa, họ đưa tôi sang một căn phòng khác để khai báo mục đích đến thăm trước cả một hội đồng nhân dân. Hai người đàn ông và một phụ nữ cũng che khăn kín mặt ngồi sau bàn làm việc nhìn tôi chằm chằm và hỏi tôi hàng chục câu hỏi. Sau khi đã xác định tôi chỉ là một giáo viên vô hại, họ cộp dấu đỏ và cử một hướng dẫn viên đưa tôi sang căn phòng thứ ba để cho tôi nghe một bài thuyết giảng dài lê thê về cuộc khởi nghĩa và chính quyền tự trị Zapatista. Dù mệt mỏi và bực bội nhưng sự trang trọng và nghiêm túc thái quá của chủ nhà khiến tôi thậm chí không dám nháy mắt, ngồi ngay đơ như con chiên nghe giảng. Truyen8.mobi

Chỉ đến khi bài diễn văn kết thúc, tôi mới được theo chân người hướng dẫn ra ngoài và đi lướt qua các khu nhà xung quanh: hợp tác xã, chi hội phụ nữ, phòng họp nhân dân, và trường học. Tất cả các ngôi nhà đều bằng gỗ, bé nhỏ, các bức tường vẽ tranh màu sắc rực rỡ. Hệt như một công xã ngày xưa. Dù Zapatista không công khai tuyên bố lý tưởng cộng sản, nhưng chất Marxist thực sự đã như một khối nam châm liên kết những người dân nghèo đứng lên chống lại cường quyền và sự bất công về phân chia của cải. Hình ảnh Che Guevara có ở khắp mọi nơi, những khuôn mặt phụ nữ rực lửa, những nắm đấm, những khẩu hiệu đanh thép: “Hasta la victoria siempre” (Hãy đấu tranh cho đến ngày toàn thắng). Khẩu hiệu nổi tiếng này nằm trong bức thư Che gửi cho Fidel Castro, ám chỉ cuộc chiến chống Mỹ của Cuba. Không bao lâu sau, Che bị CIA bắt, một ngón tay của Che bị chặt đứt và gửi đến cho Fidel.

Không giống như Mỹ, úc, Canada nơi người da trắng đã hoàn toàn làm chủ vùng đất họ chiếm hữu, áp đặt nền văn minh Âu châu và dân bản địa chỉ còn là một thiểu số rất nhỏ, ở châu Mỹ Latình và đặc biệt là Mexico, bộ phận những người dân bản địa vẫn chiếm một phấn lớn và vẫn luôn trong tình trạng tranh giành ảnh hưởng xã hội với người da trắng. Năm 1994, hàng nghìn người dân Mexico đã nổi dậy chống lại nhà cầm quyền tham nhũng, đòi quyền sở hữu đất đai công bằng cho các tộc người bản địa. Từ đó đến nay, Chiapas trở thành vùng tự trị với chừng ba nghìn dân quân. Họ tồn tại nhờ nhiều nguồn trợ giúp từ các tổ chức quốc tế và nhờ hơn hai triệu người Mexico dù không trực tiếp đấu tranh nhưng ủng hộ quyền được chia sẻ công bằng của các tộc người bản địa.

Những người khởi nghĩa luôn trùm kín mặt. Thông điệp của họ là: chỉ khi giấu mặt thì người nghèo mới được nhận diện. Chỉ khi giấu mặt và nhìn trông giống như những kẻ khác thường, nổi loạn thì họ mới lôi kéo được sự chú ý của xã hội vô tâm và những vấn đề bức thiết liên quan đến sự sống còn của họ mới được nghiêm túc nhìn nhận.

Đất nước thứ 12: Cuba

Tôi vội vã đến Cuba vì sợ rằng chẳng bao lâu nữa đất nước này sẽ mở cửa và thế là dấu vết của một thời Fidel Castro sẽ biến đi mất nhanh như Việt Nam những tháng ngày đầu tiên bước ra khỏi thời bao cấp.

Nhưng khi vừa đặt chân vào Cuba, nỗi sợ ấy biến thành niềm mong mỏi. Có một cái gì đó cứ nghẹn lên trên cổ khi tôi nhìn thấy những cửa hàng mậu dịch hệt như Việt Nam thời bao cấp, cùng những cái cân cũ kỹ, với những quả cân bằng sắt hoen gỉ, những cái nhà kho tối om gạo khoai đổ đầy trên sàn đất, những quán ăn nhỏ kiểu mậu dịch bán một thứ thực phẩm tồi tàn đáng giá chỉ vài nghìn đồng tiền Việt. Truyen8.mobi

Lần đầu tiên trong chuyến hành trình dài, tôi gặp một người bạn Couch Surfing bản xứ nhưng chỉ là để anh thông báo với tôi rằng việc cho người ngoại quốc ở nhờ là vi phạm pháp luật và anh có thể bị phạt hàng ngàn đô la. Cách đây không lâu, đến nói chuyện tiếp xúc với người nước ngoài còn bị cấm. Chính phủ Cuba nắm giữ mọi thứ, kể cả dịch vụ khách sạn. Khắp thành La Habana đâu đâu cũng có camera theo dõi. Phí vào Internet (chỉ có ở một vài khách sạn lớn) là sáu đô la một giờ trong khi lương bác sĩ chừng hai mươi đô la một tháng. Ở thủ đô chỉ có vài hôm mà tôi đã chứng kiến hai vụ bắt bớ kiểu phim hành động, nghĩa là một cô gái đang đi trên đường thì bất ngờ bị xe cảnh sát đỗ xịch bên cạnh, và chỉ trong nháy mắt cô ấy đã bị đưa đi trong sự âm thầm quan sát của người dân.

Tôi hoàn toàn không bị ấn tượng bởi những thành tựu của Cuba, dù đó là điều bao nhiêu đất nước phát triển khác còn phải mơ mới thấy: đó là hệ thống giáo dục chỉn chu, hệ thống y tế bậc nhất thế giới, người dân ai cũng có quyền được hỗ trợ để học lên cao và quyền nhà ở là bất khả xâm phạm. Truyen8.mobi

Tôi chỉ thực sự bị thu hút bởi những bức graffiti rực rỡ trên đường phố La Habana. Bức ảnh người đàn ông ngồi lặng lẽ bên hình vẽ con báo đốm đọng lại toàn bộ những trăn trở của tôi về Cuba: có sự dũng mãnh của thời cách mạng cuồng sôi, có nỗi u uất của hiện tại không thốt nên lời, có niềm tiếc nuối chỉ muốn nhìn lại quá khứ, và có sự đợi chờ ở một tương lai vẫn còn chưa rõ nét rõ hình.

Đất nước thứ 13: Guatemala

Tôi từng nghĩ Mexico là quán quân về màu sắc cho đến khi đặt chân đến Guatemala. “Rực rỡ” có bao nhiêu từ đồng nghĩa thì tôi phải cần gấp hai số lượng ấy để miêu tả cuộc sống văn hóa ở đây: những ngôi nhà sơn màu rực rỡ, những bộ quần áo truyền thống đua sắc, kể cả kể cả những chiếc xe lọc cọc chở khách (và rất nhiều loại gia súc gia cầm khác) cũng cùng vút đi trên đường gió bụi như những tác phẩm nghệ thuật.

Phiên chợ lớn nhất Nam Mỹ có truyền thống từ cả nghìn năm trước diễn ra ở một ngôi làng nhỏ tên là Chichicastenango khiến tôi liên tưởng đến một Sapa nhưng lớn gấp hàng trăm lần với hàng ki lô mét sạp hàng trải dài ngút mắt. Tôi thấy Guatemala vô cùng thân thương, như một người quen cũ, cũng áo váy cạp cuốn trăm sợi chỉ màu đan xen, cũng những khuôn mặt rám nắng đượm chút Á châu, cũng những vành khăn tròn ôm lấy khuôn mặt hiền hậu. Chỉ có điều họ không phải là một sắc dân thiểu số mà là chủ nhân kiêu hãnh của một đất nước rộng lớn.

Dù là một người làm nghiên cứu văn hóa, chính bản thân tôi cũng đã có lần quen thói nghĩ mà lỡ tay viết rằng Colombo là người khám phá ra châu Mỹ. Hẳn nhiên, điều đó không những sai về tư tưởng (coi châu Âu là trung tâm của văn minh thế giới) mà còn sai bét nhè về mặt khoa học. Không phải tự nhiên tôi có cảm giác thân quen với dân bản địa châu Mỹ, đơn giản bởi họ chính là con cháu của người Á chúng ta. Những người đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ chính là người châu Á. Truyen8.mobi

Khoảng năm mươi nghìn năm trước, khi đó phần chóp nhọn của châu Mỹ và châu Á vẫn còn dính liền nhau bởi một dải đất chừng hơn một nghìn sáu trăm ki lô mét và mực nước biển còn thấp hơn bây giờ sáu mươi mét, những cư dân vùng Siberia (Nga) và Mông Cổ đã dò dẫm những bước chân đầu tiên lên châu lục khổng lồ này. Chỉ đến hơn năm trăm năm trước, Colombo, trên đường đi tìm vùng Ấn Độ giàu có thì tính nhầm đường và tình cờ cập bến châu Mỹ. Ngỡ là mình đã tới Ấn Độ, ông đặt tên cho những người thổ dân bản địa là Indian, tiếng Việt dịch là người da đỏ nhưng tiếng Anh thì hai năm rõ mười là người Ấn Độ. Cái tên dùng mãi rồi quen, cả người Ấn chính gốc lẫn người thổ dân châu Mỹ chẳng ai lấy thế làm phiền toái. Kể cũng lạ!

Đất nước thứ 14: Belize

Belize là đất nước duy nhất ở châu Mỹ Latinh có ngôn ngữ chính thống là tiếng Anh chứ không phải tiếng Tây Ban Nha. Nhưng những biển hiệu tiếng Anh ở đây vẫn khiến khách du lịch đứng tim: “Dược sĩ Usher - được cấp phép bán dược phẩm và thuốc độc”(!) Hay “Khủng hoảng, bạo hành, bội tín và bấp bênh - Lát đường đến một sự khởi đầu mới” (!) Truyen8.mobi

May mắn thay, dòng người lũ lượt kéo đến Belize không mấy khi trụ chân ở đất liền mà thường phi thẳng ra biển nơi có những kỳ quan thiên nhiên độc nhất vô nhị chỉ Belize mới sở hữu. Họ có thể lặn với cá mập xám, chui xuống chiếc giếng khổng lồ sâu 124 mét ở đáy biển. 35% diện tích đất liền của Belize là khu bảo tồn thiên nhiên. Mỗi người Belize tính ra được bảy khách du lịch nuôi, bởi với dân số chưa đầy ba trăm nghìn người mà đất nước mỗi năm đón tới hai triệu khách sẵn sàng dốc tiền để khám phá thiên nhiên Belize kỳ thú. (Việt Nam bảy triệu khách trên một trăm triệu dân, tức là một du khách bị mười bốn người dân “săn đuổi”.)

Đất nước thứ 15: Honduras

Giống như rất nhiều dân du lịch bụi khác, tôi cố công lê lết đến đảo Utila của Honduras để học lặn biển với bình ô xi, đơn giản vì ở Utila, bạn có thể hoàn thành một khóa học có chứng chỉ quốc tế PADI chỉ với hai trăm đô la. Mà dải san hô quanh Utila thì thôi rồi, lớn thứ hai trên thế giới, chỉ thua mỗi Great Barrier Reef ở Australia. Đã thế, Utila còn vui nữa, bởi nhịp sống Latinh sôi nổi của vùng Trung Mỹ.

Vấn đề là tôi không biết bơi! OK. Đồng ý là điên, nhưng logic nằm ở chỗ bơi là cố để nổi còn lặn là cố để chìm. PADI yêu cầu học viên tham gia phải biết bơi tối thiểu hai trăm mét, nhưng trong thực tế chẳng ai mất công đi kiểm tra cả vì trên đời có mấy đứa não bộ có vấn đề đến mức không biết bơi mà lại đòi đi học lặn đâu.

Vậy mà tôi cũng ngật ngưỡng tới hết khóa học, thậm chí còn được lặn vào trong một xác tàu cổ. Vùng Caribbean nổi tiếng nhiều xác tàu. Tôi háo hức như thể chính mình là lũ cướp biển Latinh lưng giắt dao găm lặn một hơi thám thính dò tìm các rương vàng rương bạc. Vàng bạc chẳng thấy đâu chỉ thấy sởn gai ốc. Người dân trên đảo Utila đồn rằng khi ánh mặt trời rọi một đường nắng duy nhất qua lỗ châu mai trên thân tàu, điểm dừng chân của tia nắng là nơi bọn mafia cất giấu các kiện cocain lớn do máy bay thả xuống trên đường đến Colombia.

Đất nước thứ 16: Nicaragua

Nicaragua là một từ gợi lại trong tôi nhiều dấu ấn tuổi thơ đọc sách báo vì nước này có tới tận ba cuộc chiến do sự can thiệp của Mỹ. Trong thực tế, ít ai biết rằng cái dớt với Mỹ bắt đầu từ tận giữa thế kỷ 19. Một luật sư và nhà thám hiểm người Mỹ tên là William Walker đã vận động hành lang chính trị và dùng quân đội của chính mình để chiếm Nicaragua và trở thành Tổng thống vào năm 1856. Ông tuyên bố đây quốc gia nô bộc (slave State) của Mỹ. Truyen8.mobi

Cũng giống như Việt Nam, hoặc cũng có thể do những người tôi gặp, chẳng mấy ai còn thời gian bận tâm đến những hận thù xưa cũ. Nicaragua làm người ta mềm lòng bởi những vòng quay xe đạp lãng mạn trong nhịp sống bình thường mỗi ngày của các đôi lứa ở Granada, và làm du khách đau đầu vì cả đất nước không có lấy một... tên phố, còn những căn hộ ở đây không bao giờ... đánh số nhà.

“Cho tôi hỏi đường đến Tòa Thị chính?”

Có hàng trăm phương án trả lời, tùy thuộc vào việc bạn đang ở đâu:

Có thể là: “Rất đơn giản! Đi qua hai ngã tư, rẽ hướng đông, tới chỗ ngày xưa lão Diego chết, rẽ hướng bắc rồi đi thêm nửa dãy phố nữa là đến!” (nhưng mà lão Diego là lão nào chì chỉ có trời và người dân ở đây mới biết).

Hoặc: “Ok! Đi về phía hồ, qua nhà thờ thì rẽ lên (tức là theo hướng mặt trời mọc) chừng hai ngã tư rồi rẽ xuống (hướng mặt trời lặn), đi tới chỗ đối diện tòa nhà Mario là đến (vấn đề là cái tòa nhà Mario ấy chỉ được dự-định xây mà không bao giờ có kinh phí để khởi công).

Người Nicaragua rất tự hào vì hệ thống địa chỉ này. Họ in vào cạc visit nguyên xi “Cửa hàng Điện tử - Nhà thờ Calvari - Hai ngã tư hướng bắc - Nửa dãy phố hướng đông”. Đúng là độc nhất vô nhị!

Điều ai cũng nhận thấy khi tiếp xúc với người Nicaragua, và thậm chí cả hệ thống báo chí ở đây, là sự cởi mở và hào hứng khi tranh luận. Họ đặc biệt ưa thích tranh luận, và cực kỳ hiểu biết về những điều mình nói, nhất là chuyện chính trị. Với một lịch sử nhiều thăng trầm vẫn còn chưa xa, ai cũng ngạc nhiên khi người Nicaragua đã nhanh chóng trở lại sống hòa thuận bên nhau, bất chấp những cuộc tranh cãi nảy lửa và những ý kiến đối đầu tưởng như không thể dung hòa. Lời giải thích có lẽ nằm ở gốc văn hóa của người Nicaragua. Họ thà chấp nhận sống chung với cái rối rắm tơ vò của cuộc sống và kiên nhẫn xử lý, giải thích cái sự chồng chéo ấy từ nhiều góc nhìn khác nhau còn hơn là quấy quả chỉ mặt đặt tên cho nó một cách vô trách nhiệm.

Thì nhìn đâu xa, chỉ cần hỏi người Nicaragua một cái địa chỉ không có cả tên đường lẫn số nhà là biết! Truyen8.mobi

Đất nưởc thứ 17: Costa Rica

Costar Rica là đất nước của gần bảy mươi ngọn núi lửa, trong đó có Arenal đang trong trạng thái hoạt động dữ dội nhất trên thế giới. Ngọn Arenal mỗi đêm phụt tung lên trời những cột pháo hoa rực rỡ, phun tràn nham thạch đỏ lựng như hàng trăm dây điện sáng lòe xuống sườn núi. Ban ngày, Arena bốc khói nghi ngút. Khách du lịch bất chấp hiểm nguy tìm cách tiến đến gần chiếc lò lửa khổng lồ Arenal từ mọi hướng. Bản thân tôi cũng vậy, mặc dù vừa đi vừa run. Những tiếng nổ ầm ì từ trong lòng núi nghe như một con quái vật đang quẫy đạp dữ dội để thoát ra ngoài nơi giam giữ. Đêm ở lại thị trấn, bạn tôi đưa đến một dòng suối nước nóng được Arena đun. Trầm mình trong dòng chảy ấm sực, tim tôi đập thình thình vì lo sợ. Viễn cảnh không tươi đẹp nhất là bất thần một dòng nham thạch tràn ra nấu chảy con bé tôi điên rồ thành bột nhão.

Costa Rica có lẽ là đất nước phát triển đồng đều nhất châu Mỹ Latinh. Khi thực dân Tây Ban Nha tràn đến đây, vùng đất này không có nhiều dân bản xứ nên những kẻ đô hộ da trắng phải tự tay lao động. Chính vì thế mà đất nước thành hình với tối thiểu sự phân biệt chủng tộc và bất công giàu nghèo so với những láng giềng xung quanh. Ai cũng biết người châu Mỹ suy nghĩ khá thủ cựu trong vấn đề giới tính, một bác sĩ ở Mexico có thể vẫn đàng hoàng khuyên bệnh nhân của mình không nên dùng bao cao su. Vậy mà 90% phụ nữ Costa Rica sử dụng các phương pháp tránh thai. Costa Rica chủ trương phát triển bền vững, trở thành một trong năm đất nước sinh thái hàng đầu thế giới. Từ năm 1949, chính phủ đã quyết định bãi bỏ hoàn toàn quân đội. Costa Rica hãnh diện tuyên bố với thế giới rằng rằng họ không cần quân đội, rằng một đội quân toàn giáo viên có ích hơn một đội quân toàn chiến binh. Costa Rica sẽ phát triển trong mối giao hòa tuyệt đối với Mẹ Thiên Nhiên, đúng như ý nghĩa của cái tên Costa Rica - vùng duyên hải giàu đẹp. Truyen8.mobi

Đất nước thứ 18: Panama

Kênh đào Panama là một kỳ quan về kỹ thuật và tiềm năng của con người dù quá trình xây dựng cướp đi sinh mạng của hơn hai mươi hai nghìn nhân công, xẻ châu Mỹ làm hai, con kênh nối liền hai đại dương, cung cấp một phần ba ngân sách cho quốc gia, đưa mười bốn nghìn tàu bè mỗi năm xuyên từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại.

Dù con đường biển quốc tế hoành tráng như thế, nhưng đường bộ trên lãnh thổ Panama thì có số phận thảm thương. Con đường cao tốc Pan - America gần năm mươi nghìn ki lô mét nối hàng chục quốc gia suốt chiều dài châu Mỹ với nhau đột ngột bị cắt ngang cổ họng ở biên giới Panama và Colombia, như một sợi dây chuyền bị mất một mắt xích. Darien Gap chỉ có chừng một trăm sáu mươi ki lô mét thôi nhưng có hàng trăm loài bò sát và thực vật độc, địa hình cực kỳ hiểm trở, phải mất từ một đến bốn tháng mới có thể vượt qua. Từ những năm 1980, nơi đây bắt đầu trở thành lãnh địa của mafia, quân khởi nghĩa, các nhóm trộm cướp, bắt cóc người, và các tổ chức buôn bán vũ khí trái phép. Cách an toàn nhất để có thể đi từ Panama đến Colombia là đường thủy và hàng không. Đường bộ = tự sát.

Đất nước thứ 19: Colombia

Nhắc đến Colombia đương nhiên phải nhắc đến mafia. Là đất nước đứng đầu thế giới về sản xuất ma túy, Colombia có những tên tuổi “lẫy lừng” như bố già Pablo Escobar, kẻ cứ đầu tư 1 đô la là lãi 200 đô la, kẻ phải mua cả 2 cái tàu ngầm và 2 cái máy bay để chở tiền, kẻ nhiều tiền đến mức mỗi năm chuột gián và nước mưa làm hỏng tới 1 tỷ đô la cất giấu trong kho, kẻ phải tốn mỗi tháng tới 2.500 đô la chỉ để mua... chim buộc tiền. Chết ở tuổi 44, tròn 20 năm đã trôi qua nhưng rất nhiều dân nghèo vẫn nhắc đến Escobar với cái tên trìu mến Don Pablo. Với họ, Escobar chẳng khác gì Robin Hood, cướp của người giàu chia cho người nghèo. Truyen8.mobi

Những câu chuyện và phim ảnh rùng rợn về đất nước này khiến khách du lịch chẳng mấy người mặn mà. Colombia đẹp lộng lẫy và rộng lớn bao la mà suốt bao nhiêu năm chỉ lèo tèo vài trăm nghìn lượt khách. Chỉ đến rất gần đây, mọi người mới bắt đầu rón rén quay trở lại, phần lớn là do sự thành công rực rỡ của các tour du lịch thẩm mỹ nơi các cô gái có thể trở về nhà sau kỳ nghỉ hè với làn da rám nắng và một bộ ngực thoắt cái đã to gấp đôi. Phẫu thuật bơm ngực giá rẻ ở Colombia chỉ có tám nghìn đô la trong khi chi phí ở nơi khác lên đến hai nhăm, ba mươi nghìn. Đi trên đường bạn có thể liên tục bắt gặp những cặp gò bổng đảo phì nhiêu nhức mắt. Chưa hết, sau khi Cậu bé Vàng Maradona trở về từ Colombia với cái bụng phệ đã được hút mỡ xẹp lép thì những nẻo đường của đất nước hiếu khách này thực sự mở rộng.

Khi tôi đến đây, người dân Colombia đón chào tôi nồng ấm thân thương. Dường như họ muốn tất cả những ai có thể và dám liều mạng đặt chân đến đây hiểu rằng báo đài có thể toàn đứa những tin xấu về Colombia, nhưng con người Colombia thì vô cùng trìu mến. Gia đình tôi ở nhờ tại thành phố Cali là ví dụ điển hình. Felipe là mộc anh chàng dịu dàng đến mức không thể dịu dàng hơn, đến mức gần như ngượng ngịu. Chỉ cần mặt bạn bè hơi nhăn nhó là cậu chàng cuống lên lo lắng. Bố mẹ của Felipe thì kinh qua bão táp cực kỳ đáng nể. Họ đã từng giàu có, rồi bị mất hết trong một vụ làm ăn bị bạn bè mafia lừa đảo, từng bị gí súng vào đầu và bị bắt cóc tống tiền. Nhiều người rỉ tai tôi nói họ cũng chính là mafia. Mới đầu tôi còn hoang mang, nhưng mỗi buổi sáng nhìn phần ăn được dọn sẵn, nhìn quần áo tôi được gấp là thẳng nếp, nhìn ánh mắt họ phủ lên tôi trìu mến, tôi lại không cầm lòng được và quyết định họ là người tốt, ít nhất là vào lúc này, ít nhất là đối với tôi. Có sao đâu, đến trùm ma túy Escobar còn có người nghĩ tốt được huống chi là bố mẹ của bạn mình mà lại yêu mình đến thế này?

Dù biết rằng ở Colombia, thật giả nhiều khi lẫn lộn!

Đất nước thứ 20: Ecuador

Một trong những chuyện rùng rợn nhất đã xảy ra với tôi ở ngay trung tâm thủ phủ Quito nổi tiếng nhiều tội phạm. Lúc ấy, tôi đang ở quảng trường 24-5 và đang ngơ ngáo giơ máy ảnh lên chụp. Thế rồi trong tích tắc, tôi lạnh người khi thấy một con dao phay dài tới ba mươi xăng ti mét kề vào cổ. Chưa kịp định thần, một gã thanh niên đã giằng phứt chiếc máy ảnh khỏi tay tôi và chạy vụt đi. Con lừa tôi (nguyên văn) “ngu si hết thuốc chữa” đã lập tức đuổi theo, la hét váng trời. Sau này, ai cũng bảo tôi ăn gì mà ngu thế! Lúc ấy vắng vẻ không có ai, la lối như thế thằng kẻ cướp ấy cáu lên dễ dàng quay lại đâm cho một nhát là tôi từ con lừa thành... thịt lừa. Tôi mếu máo suốt cả ngày, vừa tiếc vì mất hết ảnh, vừa điên máu vì bị chửi. Nhưng bị cướp mà không la thì không lẽ quỳ xuống cảm ơn ? Thế mới biết Quito nguy hiểm, gặp nạn kêu cứu mà còn bị mắng là ngu. Truyen8.mobi

Không thể tưởng tượng được vừa mới hôm trước tôi còn bị một con dao phay kề cổ, vậy mà hôm sau rời thành phố vế làng Sigcho lại có người dân nghèo đem trả lại toàn bộ túi tư trang tôi bỏ quên tại nhà trọ. Trong cuộc hành trình suốt nửa ngày rong ruổi trên lưng ngựa từ làng Sigcho, tôi kể cho họ nghe về chuyện ở Quito. Ai cũng CƯỜI râm ran, tưởng tượng một ngày cái thân nghèo được tới thành phố để xả láng cuộc đời. Họ hỏi tôi có biết Quito có biệt hiệu là gì không? Tôi kêu không, họ trả lời: “Là Mảnh đất Mùa xuân Vĩnh hằng” (Land of Enternal Spring). Ôi trời ơi! Có mà là Mùa-dao-phay!

Câu chuyện bị dao kề cổ của tôi lập tức tan thành hơi nước, chẳng ai còn để ý. Thoắt cái xung quanh tôi toàn là những câu chuyện xa hoa ở chốn thị thành mà người dân nghèo chỉ được biết đến qua những lời đồn thổi.

Sức hấp dẫn và hào quang của phố thị thật là khủng khiếp. Ngày xưa Ceasar Augustus nói rằng ông có thể biến một viên gạch tầm thường của Rome thành đá hoa cương. Ai cũng tin là Rome được xây toàn bằng đá hoa cương, cho đến cả nghìn năm sau, tận bây giờ, khi bao nhiêu khách du lịch của thế kỷ 21 đến Rome rồi kín đáo thở dài vì thấy Rome thật ra nhiều hoang tàn đổ nát hơn là một đế chế vinh quang như họ hằng ngưỡng mộ.

Đến Rome còn thế, huống chi Quito. Đến những trí thức trung lưu đi du lịch khắp năm châu bốn biển còn thế, huống chi những người dân nghèo ở một ngôi làng không tên tuổi ?

Đất nước thứ 21: Peru

Hồ Titicaca nằm trên mực nước biển 3.810 mét, được mệnh danh là cái hồ lớn ở vị trí cao nhất thế giới. Trên hồ có bốn mươi hai đảo nhỏ được tết hoàn toàn bằng cỏ. Người dân kết cỏ thành đảo, kết cỏ thành nhà, thành trường học, nhà thờ, kết cỏ thành thuyền, thành trạm gác, thành đồ lưu niệm bán cho khách du lịch. Họ neo đảo giữa lòng hồ, sống cả đời trên những thảm cỏ dập dềnh. Khi ốm đau, họ dùng cỏ làm thuốc chữa, khi cười vui, họ cùng cỏ nhảy múa.

Người Uru là một dân tộc có gốc gác từ thời tiền Inca. Cuộc sống trên những thảm cỏ xuất phát từ nhu cầu tự bảo vệ, khi cần họ có thể ngay lập tức dời đi để trốn khỏi nguy hiểm. Người Uru nói rằng máu của họ màu đen, thế nên dù sống ở độ cao chót vót giữa bát ngát mênh mông, họ cũng không bao giờ sợ lạnh.

Những đảo cỏ của người Uru khiến tôi có nhớ đến cuộc sống của những người dân vạn chài Việt Nam với lời thề không bước chân lên bờ. Số phận của họ chung chiêng thế nào thì những đảo cỏ của người Uru cũng trở nặng những cuộc đời dập dềnh bấp bênh như thế. Truyen8.mobi

Đất nước thứ 22: Bolivia

Một cậu bạn tôi có lần thổ lộ ước muốn cháy bỏng là được làm tình với người yêu vào lúc chính ngọ trên biển muối Salar de Uyuni. Tôi cười khinh khích.

Chỉ đến khi đặt chân lên đây tôi mới thấy cái cười khinh khích của mình đúng là chả hiểu gì về hưởng thụ trên đời. Salar de Uyuni quả là một chốn đặc biệt chưa từng thấy. Biển muối lớn nhất thế giới với mười tỷ tấn muối này trải dài như một chiếc gương khổng lồ hơn mười nghìn ki lô mét vuông. Uyuni mênh mang, đi hàng chục dặm đường chỉ thấy trắng xóa, trắng đến mức mất phương hướng, mất cảm nhận thực tại, hệt như trong một matrix mông lung của những ý nghĩ siêu thực. Đứng ở giữa nơi mà trời và đất không còn có thể phân biệt ấy, một nụ hôn thôi cũng đã trở nên lạ lùng, huống chi là cảm giác hưng phấn tột cùng của yêu đương?

Nằm giữa trái tim của Salar de Uyuni là một ốc đảo xương rồng, loài thực vật duy nhất có thể tồn tại với khô cằn và muối mặn. Những cây xương rồng ở đây to khủng khiếp, mỗi nhánh cao tới vài mét, có những cây như đại thụ hơn chục mét. Chính ở trái tim đầy mão gai và khắc khổ này tôi được chú lái xe cho biết dưới lòng biển muối lớn nhất thế giới này là mỏ lithium lớn nhất thế giới. Chính xác là 70% lithium của trái đất nằm im phăng phắc ở đáy Uyuni. Cuộc sống hiện đại của chúng ta phụ thuộc vào lithium để sản xuất pin trong công nghiệp năng lượng. Chính phủ Bolivia giờ đang đau đầu đứng trước câu hỏi: tiền vào từ đâu nhiều hơn, du lịch cân bằng sinh thái hay lithium?

Cho đến giờ phút này, Bolivia vẫn khá trung thành với hình ảnh của một đất nước giàu bản sắc. Evo Morales, vị tổng thống người dân tộc bản địa đầu tiên khiến cả thế giới phải chú ý được coi như một Obama của các nước Latinh từ trước khi Obama phiên bản nước Mỹ xuất hiện trên chính trường. Xuất thân từ một nông dân trồng cây coca, Evo trở thành tổng thống mà không hề biết từ “lạm phát” nghĩa là gì. Nhưng hình ảnh của ông lúc nào cũng trong bộ đồ truyền thống hay chiếc puncho đậm đà bản sắc vẫn được thần tượng hóa bởi ông là đại diện tiêu biểu của người dân tộc bản địa trước tầng lớp trung lưu và thượng lưu da trắng. Đường lối bài Mỹ, quốc doanh hóa kinh tế và chung lý tưởng cánh tả với Chaves của Venezuela, Fidel Castro của Cuba khiến ông trở thành một nhân vật được dân nghèo yêu mến nhưng bị các nhà đầu tư và đối thủ chính trị thù g

descriptionChếtRe: Tôi là một con lừa

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply