Chiến tranh đã qua đi những kỷ niệm về đời lính và những ngày tháng lịch sử vẫn mãi sống trọn vẹn trong ký ức của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng quân khu 7, người con của mảnh đất xứ nhãn Hưng Yên.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ lớn lên ở một vùng quê nghèo sát bờ sông Hồng, khi ấy đang bị giặc xâm chiếm. Dứt lòng từ biệt quê hương ra đi với lòng căm thù giặc sâu sắc, từ một chàng trai trẻ đến khi chọn cho mình con đường binh nghiệp, ông đã trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường ác liệt: Tây Nguyên, Campuchia, Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và biên cương phía Bắc. Mỗi lần gặp ông, câu chuyện về đời lính của ông lôi cuốn người nghe tưởng như không bao giờ dứt, xúc động và chan chứa tình người.
Ra đi từ đồng chiêm trũng
Ông sinh năm 1949, ở làng Năm Mẫu, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Kỷ niệm về một tuổi thơ đầy nước mắt luôn thấm đẫm trong ông, nó theo ông suốt mấy mươi năm và cho đến tận bây giờ ông vẫn nhớ như in những ngày tháng cơ cực ấy.
Giọng thiếu tướng Trần Ngọc Thổ trùng xuống khi kể lại chuyện xưa. Những năm 50, nhà nghèo, mới 13 tuổi ông đã phải theo bố lên tận Thái Nguyên làm mướn để lấy tiền gửi về cho mẹ đong gạo nuôi các em. Đang tuổi ăn, tuổi học, dứt áo ra đi xa gia đình, xa bạn bè, thầy cô khiến lòng ông dâng lên nỗi buồn nhớ trong một thời gian dài đằng đẵng, mãi mà không quen được.
Rong ruổi khắp nơi, lúc thì ở Thái Nguyên, lúc thì về Hải Dương, Bắc Giang rồi lại ra Quảng Ninh làm mướn, nếm trải qua bao cực nhọc đắng cay để có tiền gửi về phụ giúp gia đình đã khiến ông trở nên cứng rắn và lớn trước tuổi rất nhiều. Ông nhớ lại, năm 1966 nhận được giấy báo nhập ngũ, trong lòng như mở hội, nhưng lại lo nếu mình đi rồi, ai ở nhà chăm lo cho gia đình, nuôi các em ăn học. Biết được suy nghĩ đang dằn vặt trong ông, bà mẹ đã động viên, an ủi ông hãy yên lòng lên đường chiến đấu, gắng hoàn thành nhiệm vụ, đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do cho tổ quốc.
Sau này khi đã nghỉ hưu, cuốn sách mà ông viết ra lấy tên là “Cuộc đời và binh nghiệp” đã giành hẳn chương đầu để viết về những năm tháng cực nhọc của tuổi thơ. Ông bảo, khi ông chắp bút viết về ngày ấy, tất cả hình ảnh năm nào như những thước phim còn nguyên vẹn chạy trong đầu ông, và cứ như có ai xui khiến, đọc bên tai, ông viết liền một mạch quên ăn, quên nghỉ. Cười rất vui, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ kể lại:” Tớ viết cuốn hồi ký ở thành phố Hồ Chí Minh, dù đang xa quê gần hai nghìn cây số, nhưng sao như thấy mình đang lang thang trên những bờ ruộng, triền đê ở làng Năm Mẫu...”.
Giờ đây, khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông về nghỉ tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, đã tròn 65 tuổi, nhưng tuổi tác chẳng làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết của người đã bao lần “vào sinh, ra tử”, chỉ huy những trận đánh để đời. Khi được Nhà nước cho nghỉ chế độ, ông lại tích cực cùng mọi người chăm lo, đấu tranh cho quyền lợi của những nạn nhân chất độc da cam, hiện ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Thành phố Hồ Chí Minh và một chức danh do những người đồng hương Hưng Yên tại thành phố Hồ Chí Minh tín nhiệm bầu ông là Chủ tịch Câu lạc bộ Hưng Yên.
Một niềm tin cho ngày non sông về một mối
Mỗi khi nhắc đến những ngày tháng cùng Đoàn Tu Vũ tiến về giải phóng Sài Gòn, ông sôi động hẳn lên. Trước mặt tôi, ông đứng thẳng người, đôi mắt long lanh như có lửa, đôi tay vung về phía trước như đang chỉ huy một trận đánh. Những lời nói sang sảng của ông đã đưa tôi về ký ức của một thời máu lửa nhưng rất đỗi oai hùng.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ kể lại: Đầu tháng Tư năm 1975, Đoàn Tu Vũ được lệnh của cấp trên tổ chức lại lực lượng, chuẩn bị chiến trường cho cuộc tổng tiến công. Chuẩn bị xong mục tiêu nào, phải tổ chức chiến đấu tiêu diệt ngay, mục tiêu cuối cùng là Sài Gòn. Khi ấy tôi là Tham mưu phó, kiêm Trưởng Ban tác chiến của đơn vị. Những trận đánh ở Đồng Tháp Mười, Các huyện thuộc tỉnh Long An giáp ranh với Sài Gòn diễn ra rất quyết liệt. Đoàn Tu Vũ tiến quân theo hướng từ Đồng Tháp Mười qua các huyện Chợ Gạo, Châu Thành của Mỹ Tho, rồi vượt sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, huyện Tân Trụ, huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An về Bình Chánh, vào cầu chữ Y của Sài Gòn.
Điểm cuối cùng là đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ chỉ huy Hải quân và khu vực kho xăng Nhà Bè của ngụy. Trên đường tiến quân, đơn vị phải chiến đấu nhiều trận ác liệt với quân địch cố thủ trong các đồn bốt bên đường. Đến sáng ngày 30-4, Đoàn Tu Vũ đã làm chủ toàn bộ đoạn đường từ cầu Ông Thìn đến nam huyện Bình Chánh và tiến thẳng về Tổng nha Cảnh sát, Bộ chỉ huy Hải quân và kho xăng Nhà Bè của ngụy. Những chiến sĩ “chân đồng, vai sắt” hòa vào niềm hân hoan chiến thắng của người dân Sài Gòn và của cả dân tộc.
“Để có những trận đánh thắng lợi vào Sài Gòn, chúng tôi không bao giờ quên được sự đùm bọc, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí trên đường tiến quân” - Giọng của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ sâu lắng. Ông nhớ đến má Tư Bún ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhớ anh Hai Thuần ở Tân Trụ, Long An, nhớ đến các má, các em ở Cần Giuộc, Bình Chánh, ở nội đô Sài Gòn và huyện Nhà Bè…Ngày ở vùng Đồng Tháp Mười, chuẩn bị tiến quân về giải phóng Sài Gòn, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Tu Vũ luôn được má Tư Bún (bà Tư làm bún ở ấp Kênh Cái, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè) thương lắm. Má là cơ sở cách mạng của huyện và của xã, hoạt động bán công khai và có 2 con là liệt sĩ.
Ngày ấy tiểu đoàn của ông được bà con trìu mến gọi bằng cái tên rất đỗi thân thương- tiểu đoàn anh Tám Thổ. Khi ấy tiểu đoàn đóng quân trong nhà má Tư Bún. Thấy bộ đội chiến đấu với địch hy sinh, vất vả, má vận động bà con trong ấp đến động viên, thăm hỏi, tặng quà. Đồng bào còn ra tận ngoài bưng để tiếp tế cho chiến sĩ. Biết một số anh em bị thương, má rơm rớm nước mắt nói với chỉ huy: “Các con phải băng bó, chăm sóc cẩn thận cho tụi nó nhen. Có gì cứ gọi cho má”.
Ngay chiều hôm đó, má và con gái út ra chợ Thiên Hộ Dương (nằm trong vùng kiểm soát của địch) mua mì tôm, kẹo bánh, thuốc tây, bông băng đem đến cho bộ đội. Anh Thổ hỏi: “Má không sợ tụi lính phát hiện à?”. Mà Tư cười: “Đám lính có xét hỏi, nhưng một người rỉ tai má nói: Bà mua những thứ này để tiếp tế cho Việt cộng phải không? Má bủn rủn hết cả chân tay. Tuy nhiên, người lính này lại giục má đi nhanh không thằng đồn trưởng biết thì nguy. Sau này má mới biết cậu lính đó là người của ta cài vào hàng ngũ địch. Cậu ấy đã bị địch phát hiện và bắn chết rồi…”. Má Tư Bún đã về với tổ tiên cách đây dăm năm. Nhưng hình ảnh bà má Tiền Giang dũng cảm, mưu trí, hết lòng thương yêu bộ đội luôn mãi ở trong trái tim người chiến sĩ.
Ngày 20-4, khi Tham mưu phó Trần Ngọc Thổ nhận lệnh đưa quân qua sông Vàm Cỏ Tây để đêm kịp đánh Tân Trụ, đoạn đi qua huyện Thạnh Phú, tỉnh Long An thì gặp trắc trở. Đoạn sông này quá rộng, lại có một giang thuyền với 13 chiếc tàu chiến của địch chỉ cách chỗ ta vượt sông có 2 km. Chỉ huy đơn vị gặp đồng chí Hai Thuần, cán bộ huyện Tân Trụ đề nghị giúp đỡ. Chỉ 30 phút sau, 20 chiếc ghe máy lớn, mỗi chiếc có thể chở được 40 người được người dân mang tới. Không những vậy, bà con còn làm công tác địch vận lấy được nhiều chiếc thuyền của giặc nữa.
Ước tính có đến gần 400 bà con, trong đó có cả các cháu thiếu nhi cũng tham gia địch vận và giúp bộ đội vượt sông đánh giặc. Đêm ấy, anh Hai Thuần theo đơn vị đánh địch ở chi khu Tân Trụ. Khi chiến thắng đã cận kề, anh Hai Thuần và đồng chí Lê Thọ Vực – Trợ lý tác chiến Đoàn Tu Vũ đã anh dũng hy sinh…
Cùng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ dạo trên đường phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường phố rực rỡ cờ hoa. Những nụ cười trên gương mặt hân hoan của người Thành phố, như gợi lại trong trí nhớ của người lính năm xưa về thời kỳ gian khổ mà oai hùng. Ngày đó, 5 cánh quân của ta hùng dũng tiến vào giải phóng thành đô, trong niềm hạnh phúc dâng trào của đồng bào, đồng chí.
Ông như vẫn còn nghe thấy những tiếng hô: “Sài Gòn giải phóng muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”..., hình ảnh hàng ngàn người dân đổ ra hai bên đường hò reo, vẫy chào quân giải phóng. Các mẹ, các chị, các em mang dừa, bánh kẹo, cơm nắm, hoa quả ra khoác vào tay bộ đội. Họ ôm chầm lấy các anh như con em ở xa lâu lắm mới về còn khắc ghi trong tâm khảm ông, một người lính cụ Hồ xả than vì độc lập tự do của Tổ quốc./…
-----------
Kính tặng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ
Người thầy lỗi lạc, vị tướng huyền thoại, người đỡ đầu cao quý của Diễn đàn Chiến sĩ trẻ Việt Nam
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ lớn lên ở một vùng quê nghèo sát bờ sông Hồng, khi ấy đang bị giặc xâm chiếm. Dứt lòng từ biệt quê hương ra đi với lòng căm thù giặc sâu sắc, từ một chàng trai trẻ đến khi chọn cho mình con đường binh nghiệp, ông đã trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường ác liệt: Tây Nguyên, Campuchia, Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và biên cương phía Bắc. Mỗi lần gặp ông, câu chuyện về đời lính của ông lôi cuốn người nghe tưởng như không bao giờ dứt, xúc động và chan chứa tình người.
Ra đi từ đồng chiêm trũng
Ông sinh năm 1949, ở làng Năm Mẫu, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Kỷ niệm về một tuổi thơ đầy nước mắt luôn thấm đẫm trong ông, nó theo ông suốt mấy mươi năm và cho đến tận bây giờ ông vẫn nhớ như in những ngày tháng cơ cực ấy.
Giọng thiếu tướng Trần Ngọc Thổ trùng xuống khi kể lại chuyện xưa. Những năm 50, nhà nghèo, mới 13 tuổi ông đã phải theo bố lên tận Thái Nguyên làm mướn để lấy tiền gửi về cho mẹ đong gạo nuôi các em. Đang tuổi ăn, tuổi học, dứt áo ra đi xa gia đình, xa bạn bè, thầy cô khiến lòng ông dâng lên nỗi buồn nhớ trong một thời gian dài đằng đẵng, mãi mà không quen được.
Rong ruổi khắp nơi, lúc thì ở Thái Nguyên, lúc thì về Hải Dương, Bắc Giang rồi lại ra Quảng Ninh làm mướn, nếm trải qua bao cực nhọc đắng cay để có tiền gửi về phụ giúp gia đình đã khiến ông trở nên cứng rắn và lớn trước tuổi rất nhiều. Ông nhớ lại, năm 1966 nhận được giấy báo nhập ngũ, trong lòng như mở hội, nhưng lại lo nếu mình đi rồi, ai ở nhà chăm lo cho gia đình, nuôi các em ăn học. Biết được suy nghĩ đang dằn vặt trong ông, bà mẹ đã động viên, an ủi ông hãy yên lòng lên đường chiến đấu, gắng hoàn thành nhiệm vụ, đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do cho tổ quốc.
Sau này khi đã nghỉ hưu, cuốn sách mà ông viết ra lấy tên là “Cuộc đời và binh nghiệp” đã giành hẳn chương đầu để viết về những năm tháng cực nhọc của tuổi thơ. Ông bảo, khi ông chắp bút viết về ngày ấy, tất cả hình ảnh năm nào như những thước phim còn nguyên vẹn chạy trong đầu ông, và cứ như có ai xui khiến, đọc bên tai, ông viết liền một mạch quên ăn, quên nghỉ. Cười rất vui, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ kể lại:” Tớ viết cuốn hồi ký ở thành phố Hồ Chí Minh, dù đang xa quê gần hai nghìn cây số, nhưng sao như thấy mình đang lang thang trên những bờ ruộng, triền đê ở làng Năm Mẫu...”.
Giờ đây, khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông về nghỉ tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, đã tròn 65 tuổi, nhưng tuổi tác chẳng làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết của người đã bao lần “vào sinh, ra tử”, chỉ huy những trận đánh để đời. Khi được Nhà nước cho nghỉ chế độ, ông lại tích cực cùng mọi người chăm lo, đấu tranh cho quyền lợi của những nạn nhân chất độc da cam, hiện ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Thành phố Hồ Chí Minh và một chức danh do những người đồng hương Hưng Yên tại thành phố Hồ Chí Minh tín nhiệm bầu ông là Chủ tịch Câu lạc bộ Hưng Yên.
Một niềm tin cho ngày non sông về một mối
Mỗi khi nhắc đến những ngày tháng cùng Đoàn Tu Vũ tiến về giải phóng Sài Gòn, ông sôi động hẳn lên. Trước mặt tôi, ông đứng thẳng người, đôi mắt long lanh như có lửa, đôi tay vung về phía trước như đang chỉ huy một trận đánh. Những lời nói sang sảng của ông đã đưa tôi về ký ức của một thời máu lửa nhưng rất đỗi oai hùng.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ kể lại: Đầu tháng Tư năm 1975, Đoàn Tu Vũ được lệnh của cấp trên tổ chức lại lực lượng, chuẩn bị chiến trường cho cuộc tổng tiến công. Chuẩn bị xong mục tiêu nào, phải tổ chức chiến đấu tiêu diệt ngay, mục tiêu cuối cùng là Sài Gòn. Khi ấy tôi là Tham mưu phó, kiêm Trưởng Ban tác chiến của đơn vị. Những trận đánh ở Đồng Tháp Mười, Các huyện thuộc tỉnh Long An giáp ranh với Sài Gòn diễn ra rất quyết liệt. Đoàn Tu Vũ tiến quân theo hướng từ Đồng Tháp Mười qua các huyện Chợ Gạo, Châu Thành của Mỹ Tho, rồi vượt sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, huyện Tân Trụ, huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An về Bình Chánh, vào cầu chữ Y của Sài Gòn.
Điểm cuối cùng là đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ chỉ huy Hải quân và khu vực kho xăng Nhà Bè của ngụy. Trên đường tiến quân, đơn vị phải chiến đấu nhiều trận ác liệt với quân địch cố thủ trong các đồn bốt bên đường. Đến sáng ngày 30-4, Đoàn Tu Vũ đã làm chủ toàn bộ đoạn đường từ cầu Ông Thìn đến nam huyện Bình Chánh và tiến thẳng về Tổng nha Cảnh sát, Bộ chỉ huy Hải quân và kho xăng Nhà Bè của ngụy. Những chiến sĩ “chân đồng, vai sắt” hòa vào niềm hân hoan chiến thắng của người dân Sài Gòn và của cả dân tộc.
“Để có những trận đánh thắng lợi vào Sài Gòn, chúng tôi không bao giờ quên được sự đùm bọc, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí trên đường tiến quân” - Giọng của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ sâu lắng. Ông nhớ đến má Tư Bún ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhớ anh Hai Thuần ở Tân Trụ, Long An, nhớ đến các má, các em ở Cần Giuộc, Bình Chánh, ở nội đô Sài Gòn và huyện Nhà Bè…Ngày ở vùng Đồng Tháp Mười, chuẩn bị tiến quân về giải phóng Sài Gòn, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Tu Vũ luôn được má Tư Bún (bà Tư làm bún ở ấp Kênh Cái, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè) thương lắm. Má là cơ sở cách mạng của huyện và của xã, hoạt động bán công khai và có 2 con là liệt sĩ.
Ngày ấy tiểu đoàn của ông được bà con trìu mến gọi bằng cái tên rất đỗi thân thương- tiểu đoàn anh Tám Thổ. Khi ấy tiểu đoàn đóng quân trong nhà má Tư Bún. Thấy bộ đội chiến đấu với địch hy sinh, vất vả, má vận động bà con trong ấp đến động viên, thăm hỏi, tặng quà. Đồng bào còn ra tận ngoài bưng để tiếp tế cho chiến sĩ. Biết một số anh em bị thương, má rơm rớm nước mắt nói với chỉ huy: “Các con phải băng bó, chăm sóc cẩn thận cho tụi nó nhen. Có gì cứ gọi cho má”.
Ngay chiều hôm đó, má và con gái út ra chợ Thiên Hộ Dương (nằm trong vùng kiểm soát của địch) mua mì tôm, kẹo bánh, thuốc tây, bông băng đem đến cho bộ đội. Anh Thổ hỏi: “Má không sợ tụi lính phát hiện à?”. Mà Tư cười: “Đám lính có xét hỏi, nhưng một người rỉ tai má nói: Bà mua những thứ này để tiếp tế cho Việt cộng phải không? Má bủn rủn hết cả chân tay. Tuy nhiên, người lính này lại giục má đi nhanh không thằng đồn trưởng biết thì nguy. Sau này má mới biết cậu lính đó là người của ta cài vào hàng ngũ địch. Cậu ấy đã bị địch phát hiện và bắn chết rồi…”. Má Tư Bún đã về với tổ tiên cách đây dăm năm. Nhưng hình ảnh bà má Tiền Giang dũng cảm, mưu trí, hết lòng thương yêu bộ đội luôn mãi ở trong trái tim người chiến sĩ.
Ngày 20-4, khi Tham mưu phó Trần Ngọc Thổ nhận lệnh đưa quân qua sông Vàm Cỏ Tây để đêm kịp đánh Tân Trụ, đoạn đi qua huyện Thạnh Phú, tỉnh Long An thì gặp trắc trở. Đoạn sông này quá rộng, lại có một giang thuyền với 13 chiếc tàu chiến của địch chỉ cách chỗ ta vượt sông có 2 km. Chỉ huy đơn vị gặp đồng chí Hai Thuần, cán bộ huyện Tân Trụ đề nghị giúp đỡ. Chỉ 30 phút sau, 20 chiếc ghe máy lớn, mỗi chiếc có thể chở được 40 người được người dân mang tới. Không những vậy, bà con còn làm công tác địch vận lấy được nhiều chiếc thuyền của giặc nữa.
Ước tính có đến gần 400 bà con, trong đó có cả các cháu thiếu nhi cũng tham gia địch vận và giúp bộ đội vượt sông đánh giặc. Đêm ấy, anh Hai Thuần theo đơn vị đánh địch ở chi khu Tân Trụ. Khi chiến thắng đã cận kề, anh Hai Thuần và đồng chí Lê Thọ Vực – Trợ lý tác chiến Đoàn Tu Vũ đã anh dũng hy sinh…
Cùng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ dạo trên đường phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường phố rực rỡ cờ hoa. Những nụ cười trên gương mặt hân hoan của người Thành phố, như gợi lại trong trí nhớ của người lính năm xưa về thời kỳ gian khổ mà oai hùng. Ngày đó, 5 cánh quân của ta hùng dũng tiến vào giải phóng thành đô, trong niềm hạnh phúc dâng trào của đồng bào, đồng chí.
Ông như vẫn còn nghe thấy những tiếng hô: “Sài Gòn giải phóng muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”..., hình ảnh hàng ngàn người dân đổ ra hai bên đường hò reo, vẫy chào quân giải phóng. Các mẹ, các chị, các em mang dừa, bánh kẹo, cơm nắm, hoa quả ra khoác vào tay bộ đội. Họ ôm chầm lấy các anh như con em ở xa lâu lắm mới về còn khắc ghi trong tâm khảm ông, một người lính cụ Hồ xả than vì độc lập tự do của Tổ quốc./…
-----------
Kính tặng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ
Người thầy lỗi lạc, vị tướng huyền thoại, người đỡ đầu cao quý của Diễn đàn Chiến sĩ trẻ Việt Nam