Thừa nhận "tệ nhất là tham nhũng thành đường dây chứ không phải ăn mảnh", Tổng bí thư đồng thời cam kết với cử tri quận Tây Hồ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.
Lãnh đạo sợ chữ “tôi”?
Gặp Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội chiều nay (6/12), cử tri quận Tây Hồ đánh giá cao những công việc quan trọng mà QH kỳ này làm được như sửa Hiến pháp và luật Đất đai, nhưng thẳng thắn "chê" phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) thấy nhiều bộ trưởng trả lời lòng vòng, hời hợt: "Ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề như oan sai, kiện tụng lên xuống mà Chánh án trả lời không sâu sát, không tập trung".
"Bộ Y tế, bao nhiêu vấn đề như vắc-xin, Cát Tường... mà nói vòng vo lên xuống, không mạnh dạn, không biết bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình", cử tri phường Bưởi nói.
Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) cũng thẳng thắn: "Không hiểu các bộ trưởng, quan chức sợ chữ 'tôi' đến mức nào mà không hề dùng. Chừng nào chưa dám nói 'tôi' thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, thành tích thì cá nhân lấy, khó khăn phức tạp sự cố thì do tập thể".
"Cứ "chúng tôi" thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không 'tôi' nào chịu trách nhiệm", ông Thành nhận xét.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Không được QH chất vấn nên không thể nói được. "Nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân là phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý".
Cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ) thì chia sẻ việc người dân khiếu kiện kéo dài. "Là do công tác tiếp công dân, nếu xã phường giải quyết dứt điểm thì sẽ không có khiếu kiện. Nếu là do đất đai, giải phóng mặt bằng thì phải công bằng, người tình nguyện di dời phải khen thưởng, người chây ì phải kỷ luật, chứ chây ì lại được tăng tiền bồi thường thì khó tránh người dân lại so bì, chống đối", bà Hòa phân tích.
Ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, nhiều người, thậm chí đến từ các quận khác, tranh thủ đưa đơn tận tay Tổng bí thư. Ông Nguyễn Phú Trọng chân thành chia sẻ: "Hàng ngày nhìn thấy người dân đi khiếu kiện mà buồn và đau lòng". "Người đi khiếu kiện cũng đâu thích thú gì, cơ quan nhà nước làm không đúng dân mới phải đi kiện", Tổng bí thư nói.
"Bản thân tôi sáng ra khỏi nhà có bà con chờ, chiều về nhà cũng có bà con chờ, ra đường là có bà con đón". Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có sự không đồng bộ về chính sách, đặc biệt về đất đai, đền bù..., phải dần từng bước hoàn thiện pháp luật, cải tiến việc tiếp dân...
Tổng bí thư mong bà con thông cảm: "QH không có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thể 'kính chuyển' đơn thư và giải thích cho bà con. Nhưng khó vì người dân chỉ thấy mình thiệt thòi, giải quyết được một việc lại xảy ra nhiều việc khác, nơi nào càng nhiều dự án thì đất đai càng phức tạp".
Tham nhũng không còn 'ăn mảnh' Chống tham nhũng là vấn đề không lúc nào thiếu vắng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri. Ông Nguyễn Hồng Toán cho rằng kết quả công tác này vẫn chưa tốt lắm, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai vẫn chỉ khiến trách, cảnh cáo, phê phán...
Ông Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) thì kiến nghị các biện pháp mạnh: tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu - "hạ cánh an toàn" cũng phải kê khai tài sản, bảo vệ người chống tham nhũng...
Tổng bí thư thừa nhận Đảng và Nhà nước dù đã cố gắng nhưng tham nhũng vẫn còn nhức nhối. "Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".
"Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem. "Vừa rồi xử hai vụ, hai án tử hình, mấy người hàng chục năm tù, cử tri xem như thế là nặng hay nhẹ?", ông Trọng nói.
"Năm tới sẽ xử 8 vụ đều lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm và sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa". Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính.
Theo Vietnamnet
Lãnh đạo sợ chữ “tôi”?
Gặp Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội chiều nay (6/12), cử tri quận Tây Hồ đánh giá cao những công việc quan trọng mà QH kỳ này làm được như sửa Hiến pháp và luật Đất đai, nhưng thẳng thắn "chê" phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) thấy nhiều bộ trưởng trả lời lòng vòng, hời hợt: "Ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề như oan sai, kiện tụng lên xuống mà Chánh án trả lời không sâu sát, không tập trung".
"Bộ Y tế, bao nhiêu vấn đề như vắc-xin, Cát Tường... mà nói vòng vo lên xuống, không mạnh dạn, không biết bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình", cử tri phường Bưởi nói.
Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) cũng thẳng thắn: "Không hiểu các bộ trưởng, quan chức sợ chữ 'tôi' đến mức nào mà không hề dùng. Chừng nào chưa dám nói 'tôi' thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, thành tích thì cá nhân lấy, khó khăn phức tạp sự cố thì do tập thể".
"Cứ "chúng tôi" thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không 'tôi' nào chịu trách nhiệm", ông Thành nhận xét.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Không được QH chất vấn nên không thể nói được. "Nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân là phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri quận Tây Hồ.
Tổng bí thư sáng ra khỏi nhà bà con đã chờ Cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ) thì chia sẻ việc người dân khiếu kiện kéo dài. "Là do công tác tiếp công dân, nếu xã phường giải quyết dứt điểm thì sẽ không có khiếu kiện. Nếu là do đất đai, giải phóng mặt bằng thì phải công bằng, người tình nguyện di dời phải khen thưởng, người chây ì phải kỷ luật, chứ chây ì lại được tăng tiền bồi thường thì khó tránh người dân lại so bì, chống đối", bà Hòa phân tích.
Ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, nhiều người, thậm chí đến từ các quận khác, tranh thủ đưa đơn tận tay Tổng bí thư. Ông Nguyễn Phú Trọng chân thành chia sẻ: "Hàng ngày nhìn thấy người dân đi khiếu kiện mà buồn và đau lòng". "Người đi khiếu kiện cũng đâu thích thú gì, cơ quan nhà nước làm không đúng dân mới phải đi kiện", Tổng bí thư nói.
"Bản thân tôi sáng ra khỏi nhà có bà con chờ, chiều về nhà cũng có bà con chờ, ra đường là có bà con đón". Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có sự không đồng bộ về chính sách, đặc biệt về đất đai, đền bù..., phải dần từng bước hoàn thiện pháp luật, cải tiến việc tiếp dân...
Tổng bí thư mong bà con thông cảm: "QH không có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thể 'kính chuyển' đơn thư và giải thích cho bà con. Nhưng khó vì người dân chỉ thấy mình thiệt thòi, giải quyết được một việc lại xảy ra nhiều việc khác, nơi nào càng nhiều dự án thì đất đai càng phức tạp".
Tham nhũng không còn 'ăn mảnh' Chống tham nhũng là vấn đề không lúc nào thiếu vắng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri. Ông Nguyễn Hồng Toán cho rằng kết quả công tác này vẫn chưa tốt lắm, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai vẫn chỉ khiến trách, cảnh cáo, phê phán...
Ông Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) thì kiến nghị các biện pháp mạnh: tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu - "hạ cánh an toàn" cũng phải kê khai tài sản, bảo vệ người chống tham nhũng...
Tổng bí thư thừa nhận Đảng và Nhà nước dù đã cố gắng nhưng tham nhũng vẫn còn nhức nhối. "Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".
"Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem. "Vừa rồi xử hai vụ, hai án tử hình, mấy người hàng chục năm tù, cử tri xem như thế là nặng hay nhẹ?", ông Trọng nói.
"Năm tới sẽ xử 8 vụ đều lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm và sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa". Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính.
Theo Vietnamnet