Cơ quan Công an vào cuộc truy cứu trách nhiệm hình sự vụ xả lũ?
Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


    Cơ quan Công an vào cuộc truy cứu trách nhiệm hình sự vụ xả lũ?

    yeunanghoihoa
    yeunanghoihoa
    Thượng sĩ
    Thượng sĩ

    Tổng số bài gửi : 343
    Tiền của bạn (VND) : 991
    Thank : 26
    Join date : 21/05/2011
    Age : 40
    Đến từ : Tp.HCM

    Chết Cơ quan Công an vào cuộc truy cứu trách nhiệm hình sự vụ xả lũ?

    Bài gửi by yeunanghoihoa Mon Dec 09, 2013 8:51 pm

    Trong khi những mưa lũ vẫn bất ngờ ập xuống thì người dân miền Trung lại phải thêm gánh nặng khi đối diện với nguy cơ bị nước lũ nuốt chửng vì thủy điện xả nước. ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng Bộ Công an phải vào cuộc điều tra để làm rõ trách nhiệm và xử lý hình sự trong việc xả lũ gây hậu quả với người dân.



    - Theo ông, tại sao bây giờ mới nói đến việc truy cứu trách nhiệm của cá nhân, đơn vị đã ra lệnh xả nước thủy điện?
    - Thì bây giờ hậu quả có rồi, thiệt hại về người có rồi, về hoa màu, cây cối có rồi thì phải cần chứng minh và xác định cụ thể là ai, ở địa phương nào, ai chịu trách nhiệm để đưa ra và xử lý.
    - Theo ông, với hậu quả chết người, thiệt hại về tài sản do thủy điện gây ra như vừa qua, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chưa?
    - Theo tôi, phải điều tra kỹ, nếu đúng như thế thì truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý nghiêm và bồi thường toàn bộ thiệt hại ngay. Nếu cần thiết đóng hẳn đập thủy điện đó lại, không cho chạy thủy điện trở lại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
    Bên cạnh đó, phải điều tra kỹ hành vi và động cơ của anh thế nào, đã có quy trình chưa, trước khi mưa bão đến anh có xả lũ không để xem việc cấu thành hình sự và xử lý.
    Cơ quan Công an vào cuộc truy cứu trách nhiệm hình sự vụ xả lũ? A6%20DBQH%20Do%20Van%20Duong
    ĐBQH Đỗ Văn Đương: Phải điều tra để làm rõ trách nhiệm trong việc xả lũ gây hậu quả với người dân.
    - Rất nhiều năm gần đây, cứ mưa bão là câu chuyện xả lũ được đề cập rất nhiều lần nhưng hậu quả vẫn xảy ra, phải chăng việc giám sát vẫn chưa nghiêm, thưa ông?
    - Ở thời điểm này, việc giám sát trong việc này phải giao cụ thể cho bộ Công an và các cơ quan tư pháp giám sát cùng với các cơ quan chức năng đi kiểm tra và xác định hành vi, hậu quả theo trình tự tố tụng mà làm và phải làm ngay chứ không phải nói xong rồi để đấy.
    - Các nhà máy thủy điện cho rằng họ đã vận hành đúng quy trình, vậy làm thế nào để xử lý họ?
    - Vận hành đúng quy trình hay sai thì phải điều tra, tất cả kết luận ban đầu mới chỉ là "võ đoán". Tuy nhiên có thể thấy trước mắt là hậu quả xảy ra, thời điểm xả lũ đúng vào lúc mưa lớn và trước đó đã có hậu quả. Quy trình vận hành đã có thông báo rồi thì cứ căn cứ vào văn bản pháp luật, căn cứ vào thời điểm xả lũ, ai chỉ đạo điều hành mà truy trách nhiệm.
    - Như vậy phải chăng khi hậu quả xảy ra người ta mới tìm đến biện pháp phòng tránh, thưa ông?
    - Theo tôi, phải ra một quy định trước khi bão đến, áp thấp nhiệt đới mưa lớn thì phải xả hết nước đi, tăng dung tích hồ chứa lên chứ cứ giữ lại đấy để mà phát điện kiếm một vài tỷ đồng, nhưng khi xả lũ hạ lưu thì sẽ gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng và còn liên quan cả tính mạng người dân nữa thì phải có quy định như vậy và bắt buộc phải thực hiện như vậy, nếu anh nào không làm thì phải xử lý trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng về tội cố ý làm trái, hoặc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chứ không thể vì lợi ích nhỏ mà hy sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ lưu như vậy. Tôi đề nghị Chính phủ và bộ Công Thương phải có quy định rất chặt chẽ như vậy, bây giờ nói phải đi đôi với làm.
    - Trong việc này, cơ quan nào sẽ vào cuộc điều tra và xử lý thưa ông?
    - Trước hết phải là cơ quan điều tra của bộ Công an vào cuộc để khỏi vướng mắc đến các địa phương, vì công trình thủy điện do địa phương quản lý, liên quan đến dự án. Trong đó có cả trách nhiệm của bộ Công Thương. Người xử lý quy trình sai cũng phải chịu trách nhiệm. Như tôi đã nói, trước khi nghe dự báo thời tiết trong vòng 1- 2 ngày mà có mưa, có bão thì phải xả lũ để tăng dung tích hồ chứa để bảo đảm khi lũ về, tránh lũ chồng lũ.
    - Thưa ông, về mặt quản lý Nhà nước thì trách nhiệm của bộ Công Thương hay bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như tại phiên họp Quốc hội mới đây, các ĐBQH đã chất vấn hai lần nhưng vẫn chưa được làm rõ?
    - Chắc chắn về thủy điện là bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm chính còn bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gián tiếp. Cả hai phải vào cuộc khắc phục hậu quả và giải quyết nỗi cơ cực người dân chứ không phải đùn đẩy cho nhau.
    - Xin cảm ơn ông!
    Chỉ nhìn thấy lợi nhiệm kỳ, lợi cấp phép...
    Bàn về lợi ích nhóm trong cấp phép thuỷ điện, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng: "Chính sách Nhà nước có những lỗ hổng rất lớn và có sự bất hợp lý. Đó là việc phân chia lợi ích. Các tỉnh hạ lưu phải chịu hậu quả mà không được lợi ích nào. Người ta chỉ thấy cái lợi nhiệm kỳ, cái lợi cấp phép mà không thấy cái lợi tổng thể và không lường trước được tính quy hoạch bị phá vỡ ngay từ đầu. Chúng ta chỉ tính không gian lãnh thổ hành chính mà quên mất con sông là dòng chảy liên tục. Tỉnh nào cũng không quan tâm đến thượng lưu, hạ lưu. Đấy là chưa kể, 40- 50 năm nữa hết giá trị khai thác, thuỷ điện ở vùng sâu, vùng xa sẽ biến thành hàng trăm, hàng ngàn quả bom nước nổ chậm không được quản lý".
    Minh Khánh - Cao Tuân
    Nguồn Người Đưa Tin


      Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam

      Trân trọng cảm ơn những Đồng chí đã đóng góp cho Diễn đàn:
      Ban Quản Trị: Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thụy Lan Vy
      Email:chiensitrevietnam@gmail.com
      Giấy phép số 268/GP-BTTT, Cục quản lí PTTH & TTĐT (Bộ TTTT) cấp
      ® Không sao chép thông tin từ Forum này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản trị Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam.
      © 2012chiensitre. All Rights Reserved
      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 4:23 am