Bên cạnh ý kiến chỉ trích bà Thủy Tiên phát ngôn không suy nghĩ, cư dân mạng cũng tranh cãi gay gắt về việc có nên xài hàng hiệu hay không.
"Bà Thủy Tiên làm người nghèo rất buồn"
Một nữ độc giả có nicknam M.A chia sẻ, cô không phán xét bà Thủy Tiên nói là đúng hay sai vì mỗi người đều có quan điểm riêng nhưng lý lẽ như con dao 2 lưỡi, dễ khiến người khác bị tổn thương.
Cô nghĩ mẹ chồng Hà Tăng không nên phát ngôn như vậy, bởi bà có nói đúng cũng vô tình làm tổn thương những người nghèo, người không đủ điều kiện. Ông bà có dạy “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì vậy, ai cũng phải suy nghĩ xem bản thân nói như vậy là có lợi hay làm hại cho ai không.
“Lời bà Thủy Tiên chắc chắn là có lợi cho những nhà sản xuất hàng hiệu, nhưng lại làm người nghèo rất buồn vì họ đi làm chăm chỉ, quần quật mỗi tháng cũng chỉ kiếm được 5-7 triệu đồng. Không những thế, họ còn phải gặp áp lực từ nhiều thứ như sếp mắng mỏ, cạnh tranh với đồng nghiệp, chi tiêu cho gia đình… làm sao họ có đủ tiền để mua sắm những món hàng hiệu có giá trị trăm triệu hay cả tỷ đồng”, cô nhấn mạnh.
‘Mẹ chồng Hà Tăng làm tổn thương người nghèo’ _M__ch_ng_H__T_ng_l_m-7358a9b130f26552436c45f89b07b2dc
Đồng quan điểm, Thanh Đặng cho biết, không phải ai cũng có đủ tiền hoặc một số người không có nhu cầu, sở thích để mua hàng xịn, hàng hiệu. Cô đặt câu hỏi, một món hàng xịn có giá hàng triệu, trăm triệu và hàng tỷ là thứ đồ xa xỉ mà ngay cả Nhà nước cũng không khuyến khích dùng (thông qua thuế TTĐB đối với mặt hàng xa xỉ).
“Cái đẹp của một món hàng không nằm ở chỗ nó đắt tiền hay không mà ở vóc dáng, cách của người mặc. Vì vậy, câu nói của bà Thủy Tiên là thiếu tôn trọng người khác. Dù bà có giàu, mặc toàn hàng hiệu sẽ vô tình trở nên kém đẹp, đặc biệt là ở nhân cách”, cô chỉ trích.
Độc giả Ngô cũng ý kiến, tuy anh không ủng hộ việc sử dụng hàng giả, hàng nhái nhưng những người sử dụng nó chẳng có tội tình gì để bị đánh giá là nghèo đi về nhân cách. Nhân cách của một con người không thể được đánh giá chỉ qua những thứ họ mang hay đeo trên người.
Nữ độc giả tại TP.HCM bức xúc: “Trong tủ quần áo của đa số người Việt đều có các nhãn hiệu nổi tiếng như Tommy, Polo… Một số là hàng nhái xen kẽ hàng thật vì họ mua Sales Off, được may tại Việt Nam hoặc từ Trung Quốc. Vì vậy, bà Thủy Tiên vô tình khẳng định đa số người Việt đều nghèo nhân cách chăng?”.
Có nên xài hàng giả, hàng nhái?
Bên cạnh những ý kiến chỉ trích phát ngôn của bà Thủy Tiên làm tổn thương người nghèo, bạn đọc cũng tranh cãi gay gắt giữa việc việc xài hàng fake là bình thường, không quan trọng hay không nên xài hàng nhái, giả.
Độc giả Phu Than nói, người nghèo khi thấy một sản phẩm hàng hiệu đẹp nhưng điều kiện kinh tế gia đình không khá giả, tiền ăn còn không đủ, họ làm sao có đủ tiền mua. Khi đó, những sản phẩm hàng nhái là lựa chọn ưu tiên. Sản phẩm nhái na ná hàng hiệu về hình thức, nhưng chất lượng và đẳng cấp hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng, đối với người có thu nhập thấp như thế là quá đủ. Họ rất hạnh phúc vì đã mua được một sản phẩm mơ ước dù đó chỉ là hàng nhái.
Còn Trần Nghi phân tích: “Những người dân lao động bình thường như chúng tôi lương chưa đến 200 đô la/tháng làm sao có được vài ngàn, chục ngàn hay trăm ngàn đô la để mua món đồ giá trị như thế nếu bản thân quá yêu thích khi xem qua báo đài? Ai cũng muốn mua một món đồ đúng hiệu, là hàng thật trong cửa hàng chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, được bảo hành trọn đời. Ai cũng biết tiền nào của đó. Thế nhưng, không phải ai cũng có khả năng chọn hàng tốt”
Là một sinh viên, Vân Anh chia sẻ, cô nhận thức được không nên xài hàng giả, hàng nhái nhưng cô vẫn sử dụng giày, túi nhái bởi người nghèo cũng có niềm đam mê thời trang. Không có tiền nên cô và nhiều người khác cũng không được lựa chọn mặc quần áo đẹp ư?
“Những nhãn hàng cao cấp không bao giờ nhắm đến phân khúc bình dân nên việc người nghèo xài hàng nhái không ảnh hưởng gì đến doanh thu của nhà sản xuất. Không phải tôi ngụy biện cho hành vi xài hàng nhái của mình, tôi nghĩ nên thông cảm với người nghèo trong trường hợp này”, nữ sinh viên bộc bạch.
90% người dân Việt Nam không đủ tiền mua hàng hiệu là ý kiến của độc giả Anna Bong. Thế nhưng, cô nghĩ, họ đều có nhu cầu làm đẹp, việc họ mua hàng nhái cũng là cách họ muốn làm đẹp hơn nhưng không đủ tiền mua hàng hiệu.
Anna kể, cô từng ấn tượng với phát ngôn của Hoa khôi Thể thao 2012 Lại Thương Thảo về việc xài hàng hiệu và hàng nhái. Người đẹp từng nói trên người cô diện toàn đồ Trung Quốc. Cụ thể như trong buổi phỏng vấn, cô gặp phóng viên đã không che giấu đôi hoa tai Chanel mỹ ký Trung Quốc của một người bạn cùng thi Miss Sport tặng, vòng bạc, nhẫn bạc tự mua, áo bò có 150.000 đồng, quần jeans 300.000 đồng, đều hàng Trung Quốc. Đến “đôi giày Hermes” cô mang cũng 250.000 đồng…
Tuy nhiên, độc giả có nickname Sống Đẹp không đồng tình việc xài hàng giả, nhái. Theo anh, hàng giả là hàng tổng tấn công tết Mậu thân ý tưởng, *** thương hiệu của người khác. Người đi tổng tấn công tết Mậu thân hay xem tổng tấn công tết Mậu thân là bình thường hay bị coi là hạ lưu?
Anh góp ý: “Nếu mọi người không có tiền mua hàng hiệu, mắc tiền có thể chọn loại vừa tầm, thậm chí, may tại cửa hàng vẫn giúp chúng ta thể hiện được nét đẹp riêng. Chúng ta không nên ngụy biện vì thấy sản phẩm đó đẹp. Khi mỗi người mua sản phẩm nhái đồng nghĩa với việc mang chúng lên người bởi logo, thương hiệu. Ông bà đã nói “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, tổng tấn công tết Mậu thân tài sản trí tuệ người khác, đồng lõa với người tổng tấn công tết Mậu thân là đúng chăng?.
Tôi không xài sản phẩm nào của LV, Gucci... nhưng tôi rất xấu hổ nếu mua sản phẩm fake. Tôi thà mặc hàng hiệu Việt Nam sản xuất chứ không bao giờ thấy tự hào vì cái túi LV, đồng hồ Cartier giá vài trăm nghìn, thậm chí vài triệu, nếu bạn biết giá thật của các món đồ này. Sự xấu hổ sẽ làm bạn thiếu tự tin, đương nhiên, bạn sẽ trở nên vô cùng kệch cỡm trong mắt người xài hàng thật”.
Một nữ độc giả giấu tên cũng cho rằng, nếu người tiêu dùng không đủ tiền mua đồ hiệu nên chọn các thương hiệu trong nước. Chúng vừa rẻ, vừa đẹp lại vừa giúp doanh nghiệp phát triển. Tiền bỏ ra mua đồ còn được doanh nghiệp đóng thuế cho Nhà nước.
Theo zing