Là cái nôi huấn luyện chiến sĩ mới, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật cho quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.
Vững tay súng, chắc tay chèo, dẻo dai làm chủ vũ khí dưới nước hay trên bờ, lực lượng hải quân đánh bộ Lữ đoàn 147 trong suốt 35 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành đã lập nên nhiều thành tích và chiến công xuất sắc, trở thành chỗ dựa vững chắc của lòng dân.
Thao trường như chiến trường
Là cái nôi huấn luyện chiến sĩ mới, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 là lực lượng nòng cốt sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh. Mỗi năm, Lữ đoàn đều cử cán bộ chiến sĩ ra Trường Sa huấn luyện, làm quen địa hình đảo trong vài tháng để sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có sự cố xảy ra.
Hiện tại, đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình như: làm công tác dân vận, giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Mỗi chiến sĩ hải quân đánh bộ phải mang trên người hàng chục kg quân tư trangHàng ngày, lịch huấn luyện của các cán bộ chiến sĩ dày đặc. Đối với người lính nói chung và hải quân đánh bộ nói riêng, việc rèn luyện để có một thể lực tốt là vô cùng quan trọng. Được coi như đặc công hải quân, mỗi chiến sĩ hải quân đánh bộ phải mang trên mình khoảng 30 - 40kg gồm vũ khí, quân tư trang trong mỗi lần xuất trận. Không chỉ bơi giỏi, hải quân đánh bộ còn phải học cách bơi đúng kỹ thuật và sử dụng vũ khí ngay cả dưới nước.
Dưới cái nắng gắt của mùa hè, nhìn các chiến sĩ nhễ nhại mồ hôi trong bộ quần áo chuyên dụng không thấm nước, trên mình khoác túi quân tư trang, tay mang súng trường, lăn lộn luyện tập giữa thao trường, mới cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của người lính hải quân đánh bộ.
Binh nhất Nguyễn Thái Hoàng, tiểu đội 6, đại đội 2, tiểu đoàn 473 chia sẻ: "Tập luyện giữa tiết trời như thế này, ai cũng đều cảm thấy rất mệt. Tuy nhiên, chúng tôi đều xác định, đã là người lính hải quân, mang trong mình nhiệt huyết và tinh thần quả cảm, thao trường như chiến trường, nên tất cả đều dốc lòng dốc sức tập luyện, tự học, tự rèn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
Dân vận, phòng chống lụt bão là nhiệm vụ chiến đấu thời bình
Không chỉ là cái nôi huấn luyện, đơn vị còn là lực lượng nòng cốt giúp đỡ nhân dân trong thiên tai, bão lũ...., đóng góp không nhỏ và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là những nơi còn gặp nhiều khó khăn.
Đến với tiểu đoàn thiết giáp những ngày này, nghe cán bộ chiến sĩ kể lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt quá trình công tác, giúp dân, mới thấy lòng quả cảm là một tố chất không thể thiếu đối với người lính hải quân đánh bộ. 13 năm công tác tại Lữ đoàn, Thượng úy Trương Quốc Đông - Trưởng xe thiết giáp 41297 đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau trong những lần luyện tập và giúp dân.
Các chiến sĩ luyện tập đổ bộ lên đảoThượng úy Đông kể lại: “Tôi nhớ nhất trận lũ lịch sử năm 2008. Khi đó là khoảng 10h trưa, nhận được tin báo động, 15 cán bộ chiến sĩ cùng 3 xe thiết giáp vận chuyển hàng cứu trợ cho bà con vùng rốn lũ ở khu vực huyện Ba Chẽ. Trời mưa to, nước ngập trắng đường, xe chúng tôi phải "bơi" trên vùng nước lũ. Đường vào đó một bên là núi cao, bên kia là vực thẳm, có những đoạn bị sạt xuống hết sức nguy hiểm. Phải đến 10 giờ đêm, anh em mới vào đến UBND huyện Ba Chẽ. Trên đường đi, gặp rất nhiều cảnh tượng thương tâm, sinh vật lạ ngoài trái đất bò lợn gà chết; người dân, nhiều trẻ nhỏ, học sinh ngồi trên nóc nhà kêu cứu. Xe thiết giáp nếu dừng lại sẽ bị chết máy, thậm chí bị cuốn trôi theo dòng nước, nhưng lại không thể bỏ mặc những tiếng kêu cứu vô cùng đáng thương.
Bởi thế, chúng tôi quyết định thả dây, kéo từng thùng hàng gồm mỳ tôm và nước lọc, trèo qua hàng rào của nhà trường (do cổng đã bị khóa) để đem đồ cứu trợ vào cho các thầy cô và học sinh trong trường. Có nhiều đoạn đường bị sạt đất, anh em lại phải bì bõm xuống nước kéo cành cây, đất đá để xe tiếp tục cuộc hành trình. Khi vào đến nơi, do sự bất đồng ngôn ngữ, dân bản địa nói tiếng dân tộc nên mình không hiểu gì cả, chỉ nhìn họ mà cảm thông. Lúc này, anh em hầu hết đã kiệt sức, đói và lạnh vì bị nước ngấm vào người, mấy người lại chia nhau miếng lương khô cho qua cơn đói rồi lại tiếp tục hành trình. Cả đêm hôm đó, chúng tôi vận chuyển mỗi xe 3 chuyến hàng, đến khi nước rút, nhìn lại quãng đường mình đi qua trong đêm, mới thấy là một sự nguy hiểm cực độ. Chỉ một chút sơ suất, có lẽ tính mạng đã không còn nguyên vẹn".
Nụ cười chiến sĩ sau giờ luyện tập căng thẳngGiây phút ấy, trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, các anh đã xác định cứu người là quan trọng, không có thời gian để lo sợ. Là người lính thiết giáp, các anh đã vượt mọi hiểm nguy băng rừng, vượt lũ, chữa cháy rừng, giúp bà con thu hoạch mùa màng kết hợp làm công tác dân vận.
35 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 bằng những hành động thực tế của mình đã luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh; mưu trí dũng cảm trong chiến đấu; chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn gian khổ, viết nên truyền thống vẻ vang, để giữ trọn lời thề giữ vững chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
http://soha.vn/quan-su/lu-doan-hai-quan-danh-bo-147-san-sang-chi-vien-truong-sa-20130924170809438.htm
Vững tay súng, chắc tay chèo, dẻo dai làm chủ vũ khí dưới nước hay trên bờ, lực lượng hải quân đánh bộ Lữ đoàn 147 trong suốt 35 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành đã lập nên nhiều thành tích và chiến công xuất sắc, trở thành chỗ dựa vững chắc của lòng dân.
Thao trường như chiến trường
Là cái nôi huấn luyện chiến sĩ mới, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 là lực lượng nòng cốt sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh. Mỗi năm, Lữ đoàn đều cử cán bộ chiến sĩ ra Trường Sa huấn luyện, làm quen địa hình đảo trong vài tháng để sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có sự cố xảy ra.
Hiện tại, đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình như: làm công tác dân vận, giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Mỗi chiến sĩ hải quân đánh bộ phải mang trên người hàng chục kg quân tư trang
Dưới cái nắng gắt của mùa hè, nhìn các chiến sĩ nhễ nhại mồ hôi trong bộ quần áo chuyên dụng không thấm nước, trên mình khoác túi quân tư trang, tay mang súng trường, lăn lộn luyện tập giữa thao trường, mới cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của người lính hải quân đánh bộ.
Binh nhất Nguyễn Thái Hoàng, tiểu đội 6, đại đội 2, tiểu đoàn 473 chia sẻ: "Tập luyện giữa tiết trời như thế này, ai cũng đều cảm thấy rất mệt. Tuy nhiên, chúng tôi đều xác định, đã là người lính hải quân, mang trong mình nhiệt huyết và tinh thần quả cảm, thao trường như chiến trường, nên tất cả đều dốc lòng dốc sức tập luyện, tự học, tự rèn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
Dân vận, phòng chống lụt bão là nhiệm vụ chiến đấu thời bình
Không chỉ là cái nôi huấn luyện, đơn vị còn là lực lượng nòng cốt giúp đỡ nhân dân trong thiên tai, bão lũ...., đóng góp không nhỏ và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là những nơi còn gặp nhiều khó khăn.
Đến với tiểu đoàn thiết giáp những ngày này, nghe cán bộ chiến sĩ kể lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt quá trình công tác, giúp dân, mới thấy lòng quả cảm là một tố chất không thể thiếu đối với người lính hải quân đánh bộ. 13 năm công tác tại Lữ đoàn, Thượng úy Trương Quốc Đông - Trưởng xe thiết giáp 41297 đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau trong những lần luyện tập và giúp dân.
Các chiến sĩ luyện tập đổ bộ lên đảo
Bởi thế, chúng tôi quyết định thả dây, kéo từng thùng hàng gồm mỳ tôm và nước lọc, trèo qua hàng rào của nhà trường (do cổng đã bị khóa) để đem đồ cứu trợ vào cho các thầy cô và học sinh trong trường. Có nhiều đoạn đường bị sạt đất, anh em lại phải bì bõm xuống nước kéo cành cây, đất đá để xe tiếp tục cuộc hành trình. Khi vào đến nơi, do sự bất đồng ngôn ngữ, dân bản địa nói tiếng dân tộc nên mình không hiểu gì cả, chỉ nhìn họ mà cảm thông. Lúc này, anh em hầu hết đã kiệt sức, đói và lạnh vì bị nước ngấm vào người, mấy người lại chia nhau miếng lương khô cho qua cơn đói rồi lại tiếp tục hành trình. Cả đêm hôm đó, chúng tôi vận chuyển mỗi xe 3 chuyến hàng, đến khi nước rút, nhìn lại quãng đường mình đi qua trong đêm, mới thấy là một sự nguy hiểm cực độ. Chỉ một chút sơ suất, có lẽ tính mạng đã không còn nguyên vẹn".
Nụ cười chiến sĩ sau giờ luyện tập căng thẳng
35 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 bằng những hành động thực tế của mình đã luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh; mưu trí dũng cảm trong chiến đấu; chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn gian khổ, viết nên truyền thống vẻ vang, để giữ trọn lời thề giữ vững chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
http://soha.vn/quan-su/lu-doan-hai-quan-danh-bo-147-san-sang-chi-vien-truong-sa-20130924170809438.htm