Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chiến Sĩ Trẻ Việt NamĐăng Nhập

Nơi giao lưu cho các đ/c và các bạn đang công tác hoặc yêu mến lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam


SAO ĐEN (Truyện phản gián)

power_settings_newLogin to reply

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Lễ ra mắt ứng cử viên của đảng được tổ chức ở rạp Quảng Lạc. Sau ba bài diễn văn hùng hồn của bác sĩ Hoàng Cơ Bảo, luật sư Phan Quang Ân và kỹ sư Nguyễn Đăng Thạc có diễn tích Lương Sơn Bạc không mất tiền rất chi là vui vẻ Đảng tin vào sự thành công của các phương tiện cổ động tân kỳ. Một bữa dạ tiệc được mở để chúc mừng các nghị sĩ tương lai. Rượu sâm banh nổ lốp bốp. Ngà ngà say, ngài chủ tịch thì thầm to nhỏ cùng đồng đảng.

- Sắp tới sẽ phải có quốc hội lập hiến. Đảng Tự do chúng ta sẽ ra tranh cử. Nếu thắng quốc trưởng sẽ chỉ định tôi đứng ra thành lập nội các. ông Ân sẽ là Quốc vụ khanh kiêm Tổng trưởng ngoại giao. Ông Thạc tổng trưởng kỹ nghệ. Ông Hậu Tổng trưởng tài chính. Mộng Văn nữ sĩ Tổng trưởng y tế. Võ sư Hoàng Bá Lâm, Tổng trưởng quốc phòng...

- Đúng. - Ông Lâm cướp lời - Tôi là môn đồ Giuđô của võ sư Nhật Bổn Kamasu, là học trò quyền Anh của bốc-xơ Chapuy. Không ai làm Tổng trưởng quốc phòng giỏi hơn tôi!

Chưa có quốc hội, chưa có chính phủ mà họ đã lo chuyện chia ghế. Viễn tưởng thật rực rỡ. Nhưng khốn khổ cho họ, ngay cuộc tuyển cừ thành phố đã thất bại. Nghe nói phe đối lập không thèm vận động cử tri. Họ dồn quỹ vận động cho những kẻ kiểm phiếu thế là họ tháng cử dễ dàng. Cũng có người nói: Các ông nghị đã được Tây lựa trước rồi, bầu cho vui chuyện thôi Đảng Tự do thất vọng và mâu thuẫn. Họ cãi vã nhau đến thức độ không thể hàn gắn được. Họ tuyên bố giải tán đảng và theo thủ tục phải thanh toán ngân quỹ. Ông Hậu khăng khăng đòi lại khoản tiền quyên góp (ông đóng nhiều hơn một số người). Thực ra những món chi quá sang của đảng cho tiệc tùng và vận động đã vượt quá số đống góp. Chị dâu tôi phải bù vào giúp đảng. Nhưng ông Hậu không biết điều. Ông muốn bán cả ngôi nhà Hàng Kèn mà chị tôi hứa ủng hộ đảng để chia nhau (?) vì ông coi đây là bất động sản của đảng. Ông ta còn dọa nếu không giải quyết ông sẽ kiện trước tòa. Võ sư Hoàng Bả Lâm phải nhứ nhứ quả đấm vào mũi ông ta và dọa: "Nếu còn đả động đến ngân quỹ một lần nữa thì sẽ được "miệng nhai cốt trầu, đầu xơi tào phở ngay!". Không ngờ cái biện pháp dọa đánh cho mồm hộc máu, đầu phọt óc hơi du côn của ông Lâm lại hữu hiệu tức khắc. Các đại biểu im lặng rồi lần lượt cáo lui.

Từ sau cái vụ buôn bán chính trị thua lỗ đó, anh tôi đã thay đổi lập trường quyết định sẽ là một chính khách độc lập đứng ngoài đảng phái cho đến chết.

Biết được câu chuyện trên là vì tôi đã ngồi đọc lại những tập báo cũ năm 1952 còn lưu trữ trong thư viện. Có thể các phóng viên đã mô tả các sự kiện một cách méo mó rồi phóng đại hoặc thu nhỏ đi. Để khôi phục lại bức chân dung của anh tôi, tôi đã tước bỏ những tình tiết vô lý, và tôi cũng được cô Kim xác nhận lại một số sự kiện mà cô còn nhớ được.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
CHƯƠNG VI

ĐÊM THIÊN CHÚA GIÁNG SINH

Mãi sau này tôi mới biết rằng cuộc hành quân thầm lạng vào Năm năm đó không phải quá ít, hoặc càng không phải chi đơn độc có tốp của chúng tôi. Hàng chục, hàng trăm tốp cán bộ khác, trong đó có cả những đồng chí giàu kinh nghiệm chỉ *** lãnh đạo, bằng nhiều con đường công khai hoặc bí mật khác nhau và độc lập với nhau đã trở vào miền Nam Tổ Quốc.

Sau thi ký Hiệp đình Giơ-ne-vơ, ta chủ trương triệt để thi hành Hiệp định và kiên quyết đấu tranh để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh. Ta không có ý định một tay ký, một tay phá vì ta coi hiệp định hòa bình là một thắng lợi của dân tộc. Ta tin rằng nếu như mọi điều khoản được thi hành đầy đủ thì đó sẽ là hòa bình thống nhất đất nước, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, đồng thời cũng là mục tiêu lớn nhất của cách mạnng dân tộc dân chủ.

Nhưng tất cả những hành động phá đám của Mỹ trên con đường dẫn tới hòa bình và những bước dọn đường thay chân Pháp buộc ta phải đặt ra những giả thuyết mới.

Sau khi phân vùng tập kết lực lượng vũ trang hai bên, quân Pháp trì hoãn không thực hiện những điều khoản chính trị thì tình hình tiếp theo sẽ ra sao?

Nếu chúng ngoan cố chiếm đóng miền Nam , lập ra một nhà nước riêng biệt vĩnh viễn chia cắt nước ta về lãnh thổ và chính trị thì ta phải làm gì?

Ngay cả đến tình huống xấu nhất là Mỹ nhảy vào thay chân Pháp cũng phải tính đến.

Câu trả lời duy nhất cho những tình huống phản trắc là: Cuộc cách mạng miền Nam vẫn sẽ tiếp diễn dù có phải từ bỏ sự bình yên, dù phải tiến hành thêm một cuộc chiến tranh nữa, dân tộc ta vẫn sẽ chấp nhận. Muốn theo đuổi quyết tâm trên ta phải có chuẩn bị trước. Chính từ những dự báo đó, từ tầm nhìn xa đó mà chúng ta phải có những cuộc hành quân thầm lặng. Nó sẽ chỉ là những cuộc hành binh hòa bình thôi, nếu như các điều khoản chính trị của hiệp định được thực hiện như đã ký. Tôi nhớ lại suốt hai năm chờ đợi mục tiêu hiệp thương tổng tuyển cử, Ngô Dình Diệm phá hoại khủng bố dữ dội như vậy mà tất cả những chỉ thị chúng tôi nhận được đều nói lên rằng phía ta hết sức kiềm chế, biết tôn trọng chữ ký của mình và chỉ giáng trả khi tình thế hết phương cứu vãn.

Có một tốp bốn đồng chí mang biệt danh A.59 đi sau chúng tôi vài tháng. Những đồng chí này có nhiều thời gian chuẩn bị hơn chúng tôi. Họ được vào Thanh Hóa để dự một lớp huấn luyện ngắn ngày. Người chỉ *** trưởng là một cán bộ chính trị cấp tiểu đoàn mới được đưa vào "nghề". Một nữ hiệu thính viên thạo việc, một thày thuốc, và một tình báo viên đã hoạt động trong ngành này từ hồi đầu kháng chiến. Tốp này lấy danh nghĩa là sĩ quan liên lạc đình chiến. Lúc đầu định tổ chức đi theo con đường hàng không của Quân đội liên hiệp Pháp. Nhưng sau thấy phải chụp ảnh giao cho đối phương làm thủ tục giấy tờ thì cấp trên đành phải chuyển hướng thâm nhập. Họ đi theo tàu Ác-khăng-ghen của Liên Xô để vào Cà Mau đón đồng bào và chiến sĩ tập kết. Vì đi theo đường của ta nên họ mang theo một điện đài mười lăm oát mới, bốn súng ngắn và một số vũ khí đặc nhiệm.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Sau khi đổ bộ A.59 được tổ chức điệp báo miền Tây đón. Ở đây dù được trang bị các loại giấy tờ hợp pháp, nhận mật hiệu liên lạc, xác định các biện pháp hoạt động cụ thể. Họ hòa tan vào nhân dân, độc lập tiếp cận các mục tiêu được chỉ định để xây "tổ". Vũ khí và điện đài được gửi lại ở Đất Mũi. Tổ chức miền Tây sẽ đảm nhiệm việc chuyên chở đến vị trí khi thời cơ cho phép.

Đồng chí chỉ *** của tốp được giao liên đưa về một cơ sở ở Chợ Lớn. Về mặt hợp pháp, anh là công nhân sửa ô tô Nguyễn Văn Bền.

Chị Ngân, hiệu thính viên vô tuyến điện trở về nhà mình ở khu Bàn Cờ. Chị làm nghề uốn tóc.

Y sĩ Đoàn Bá Mạo định cư ở Hóc Môn. Anh đang tìm việc gì cho thích hợp nhưng chưa được.

Người thứ tư mang biệt hiệu N.12 sẽ cơ động trên nhiều địa bàn qua các cơ sở mà anh đã thiết lập. Anh là người duy nhất liên hệ trực tiếp được với cấp trên ở Sài Gòn.

Khi đi, cậu Đức đã giao mật hiệu cho chị Dung để tìm liên lạc với A.59. Tổ này có nhiều vụ hỗ trơ cho chúng tôi (A.18) nhưng họ không biết công việc và địa chỉ chúng tôi. Chúng tôi không có điện đài nên việc báo cáo về Trung tâm phải qua A.59. Chậm nhất là 20 tháng 12 chúng tôi phải báo cáo tình hình về cho cậu tôi. Vì vậy từ đầu tháng 12, Dung đã phải dõi tìm dấu vết của A.59.

Một hôm tôi đi học về, Dung chạy ra đón tôi với vẻ mặt vui sướng khác thường. Sau khi khóa trái cửa lại chị đưa cho tôi tờ báo Công Luận.

- Có chuyện gì thế Dung?

- Anh xem đi rồi sẽ biết.

Tôi đọc một lượt các tít lớn, nhìn qua các bức ảnh.

- Chẳng tìm thấy một tin gì đáng ngạc nhiên!

- Không đáng ngạc nhiên đâu, nhưng là tin mừng.

Chị chỉ cho tôi mấy dòng nho nhỏ in cuối trang ba lẫn vào những mục quảng cáo, rao vặt:

CHÚC MỪNG

Được tin hai em Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân sẽ làm lễ thành hôn vào ngày 15 tháng 12 năm 1954. Anh chi xin chúc hai em trăm năm hạnh phúc.

LÊ ĐỨC HẲI VÀ HÀ PHƯƠNG DUNG

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Mình chịu không biết Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân là ai?

- Điều anh em mình đang mong đấy - Dung cười - Lời chúc mừng này có nghĩa là đúng giờ quy ước ngày 15 tháng 12 em phải đến trước số nhà 343 phố Nguyễn Công Trứ tìm gặp người của A.59 để nối liên lạc với Trung tâm!

- À ra thế. Làm sao mình có thể hiểu nổi khi mình không được biết mật ước.

- Anh còn nhớ bài thơ Aurore của Paul Valéry không?

- Không bao giờ quên.

- Anh dùng khoá số một để dịch cho em bản báo cao nhé.

- Thưa đồng chí chỉ ***, tôi sẵn sàng!

Dung mỉm cười nhìn tôi bằng cặp mát âu yếm. Chị tóm tắt toàn bộ tình hình của chúng tôi từ đầu cuộc hành quân cho đến nay trong một mảnh giấy nhỏ. Tôi lập khóa số một, kiểm tra đi lại cho chính xác rồi bắt tay vào dịch. Sau hai giờ đồng hồ, bản báo cáo được mã hóa hoàn toàn. Tôi đốt bản gốc và "chìa khóa" đi luôn. Bây giờ những tin tức của chúng tôi nấp dưới số hạng những con toán cộng trừ của một tờ giấy nháp học sinh. Nó sẽ được chuyển tới bộ phận điện đài để hóa thân thành sóng điện lan trong không gian vào đúng giờ quy ước.

...

Tối 15 tháng 12, Dung đến phố Nguyễn Công Trứ. Chờ cho kim đồng hồ chỉ đúng hai mươi giờ, cô lướt qua cửa ngôi nhà 343. Cô thấy một phụ nữ xách chiếc làn, miệng làn lộ ra một chiếc khăn màu lục thêu hoa trắng. Dung tiến đến gần chị ta và khẽ gọi:

- Chị Đức Hải!

- Phương Dung đấy à?

- Chị hẹn mười ba đến chơi chỗ em mà sao để em chờ mãi không thấv.

- Hẹn mười ba đâu, cô nhớ lầm đấy, mình hẹn mười tám kia mà!

Trao đổi xong mật khẩu, họ vẫy xe tắc-xi đi ra đường Lê Lợi. Họ hòa tan vào đám đông rồi rủ nhau đến một quãng vắng. Dung trao cho chị Hải bức mật điện. Họ hẹn gặp lại nhau vào đêm Nô-en (24 tháng 12) nước Nhà thờ Đức Bà. Trường hợp bất trắc bị "ma ám" sẽ có một địa điểm và thời gian dự bị. Ngoài mấy lời trao đổi ngắn ngủi trên ra, họ không hề hỏi han gì nhau thêm, họ từ biệt nhau và mỗi người biến vào một ngả. Mười phút sau Dung vẫy xích lô máy đi ra phía bưu điện thành phố. Ở đây một lần nữa cô lại xóa đạo trình của mình trong những đám người đông đúc nhộn nhịp. Khi tin là không còn ai để ý đến mình cô mới về nhà. Lần đầu tiên bắt liên lạc ở một thành phố còn xa lạ, cô tỏ ra rất thận trọng nhưng cũng yên tâm vì khả năng bị theo dõi là rất nhỏ bé.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Nhìn nụ cười trên môi Dung, tôi đã đoán công việc được giải quyết êm thấm.

Năm 1954 qua đi nhanh chóng. Thấm thoát đã đến lễ Thiên chúa giáng sinh. Mặc dù không đi đạo nhưng trong căn phòng chính ngôi biệt thự của ông Cự Phách cũng cho dựng một cây thông Nô-en đồ sộ. Hàng trăm ngọn điện màu thay thế cho những ngọn nến lấp lánh. Đêm nay sẽ có tiệc rượu, sẽ có vũ hội, nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì lạc lõng đối với miền đất nhiệt đới này. Người ta cũng làm cả ông già tuyết bằng bông nhưng tiếc là không có trẻ con. Ngôi nhà đồ sộ này toàn người lớn nên thật vui tẻ. Chúng tôi xin phép anh chị đi xem lễ ở nhà thờ Đức Bà. Lần đầu tiên tôi vào một nhà thờ công giáo thiên chúa biết lễ nghi kiểu cách ra sao, nhưng chị Dung bảo tôi cứ yên tâm. Những người ngoại đạo cũng đến đây rất đông. Sẽ chẳng có ai để ý đến mình đâu.

Đêm cuối năm mà thời tiết Sài Gòn vẫn nóng. Bầu trời đầy sao còn mặt đất thì đèn boa lộng lẫy. Cái đêm Nô-en đầu tiên của chính quyền họ Ngô, chính quyền của Thiên chúa giáo, nên con chiên của Chúa đã tổ chức ngày lễ long trọng khác thường.

Cũng đêm nay từ Hà Nội xa xôi, cậu Đức của chúng tôi sẽ cho tung lên không gian bức điện đầu tiên. Nếu không có sự cố kỹ thuật nào xảy ra thì chỉ trong vòng một giờ nữa, chúng tôi sẽ nhận được tiếng nói thân yêu từ trái tim Tổ Quốc.

Mười một giờ chúng tôi từ trong nhà thờ đi ra. Dung dẫn tôi đến gần bức tượng Đức Bà và dặn nhỏ:

- Anh đứng đây chờ em ít phút nhé, em đi mua mấy bông hoa. Dung biến vào trong đám đông. Cô đã gặp được người đàn bà hôm trước ở gần một quầy bán hoa. Họ rủ nhau chọn hoa và mỗi người mua một bó nhỏ.

Dung quay lại tìm tôi, cô đưa bó hồng nhung thơm phức cho tôi.

- Chúc chúng ta thành công trong mọi ước vọng.

Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười và ra về. Đến chỗ vắng, Dung mới ghé sát vào tai tôi thì thầm:

- Chúng mình đã bắt liên lạc được với Trung tâm rồi!

Chị rút ra một ống nhỏ nằm lẫn trong bó hoa. Ngay đêm đó tôi cặm cụi giải mã bức điện ngàn ngủi đó. Lại phải "đúc" lại chìa khóa. Lại phải lần từng con số. Công việc không khó khăn gì, nhưng ít làm nên chưa thạo, tôi cứ phải dò dẫm mãi. Cuối cùng thì những lời nói của cậu tôi cũng hiện dần lên trang giấy.

"Cậu rất mừng là đã nhận được tin của hai cháu đúng ngày giờ quy ước. Công việc tiến triến như vậy là rất thuận lợi. Các cháu cứ làm theo chương trình đã định. Phải thận trọng. Hai gia đình đều khỏe mạnh bình yên. Thu Hiền nhắc đến mẹ luôn. Mong thư các cháu".

C.Đ

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Xem xong, chúng tôi đốt luôn cả điện lẫn khóa mã. Mùi hoa hồng tỏa ngát căn phòng. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì từ nay không còn là một đôi chim cô đơn nữa. Nhưng rồi tôi bỗng nhận thấy giọt nước mắt lung linh trên khóe mắt Dung.

- Làm sao thế Dung? Tình hình tốt đẹp như vậy có chuyện gì làm Dung vui?

- Em nhớ con quá. Đêm nào em cũng nghĩ đến nó. Con đang ở tuổi tập nói, có lẽ ngày nào nó cũng bi bô "mẹ", "mẹ"! Hình ảnh con hiện lên và nước mắt em lại trào ra. Chắc anh chẳng để ý gì đến tâm trạng của em và em cũng chẳng muốn anh biết để làm gì. Những cảm xúc yết đuối đó thực chẳng thích hợp với công việc của chúng ta. Nhưng dù sao thì em cũng là một người đàn bà. Xa đứa con bé bỏng hơn bốn tháng rồi, lòng người mẹ nào mà chẳng nhớ nhung thương xót. Cứ mỗi lần thấy một đứa trẻ quấn quýt quanh bà mẹ, cứ mỗi lần bắt gặp một khung cảnh ấm cúng gia đình là em lại thấy tim mình nhói lên, lòng mình trống trải.

Tôi không biết làm gì để an ủi chị, để chia sẻ với chị những nỗi riêng tư. Ôi nếu tôi là một người con gái thì có thể mối đồng cảm của tôi sẽ dễ dàng hơn, dịu ngọt hơn, gần gũi hơn. Từ ngày vào Sài Gòn chúng tôi sống chung trong một căn buồng, nhưng cái không gian này vẫn chia cắt chúng tôi như hai hòn đảo. Tôi nằm trên chiếc đi văng và thường là đi ngủ muộn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng đến mệt lử. Bao giờ Dung cũng chăm chút chu đáo cho tôi, khi thì một ly cà phê sữa, khi thì một cốc ca cao, một chai nước quả để sẵn bên bàn rồi chị mới đi nằm. Khi tôi bừng mắt tỉnh dậy thì đã thấy Dung đang đứng trước gương chải tóc hay thu vén nhà cửa. Tôi đâu có biết được những gì diễn ra trong tâm hồn chị.

Đêm nay tôi cứ nấn ná bên giường chị đến gần hai giờ sáng để mong đợi chị bảo tôi nằm xuống bên chị như cái đêm ở Khách sạn Đại Lục hay phòng trọ Phúc Ninh. Tôi không muốn trở về cái lòn đảo cô đơn của tôi nửa.

Có lẽ Dung cũng hiểu ý tôi. Chị lặng lẽ xếp hai chiếc gối song song rồi nói nhỏ với tôi:

- Nghỉ đi anh.

Tôi ngả mình xuống. Dung đắp cho tôi một chiếc mền mỏng rồi mới kéo chiếc mền của mình lên cổ và nằm xuống sau. Dưới ánh sáng dịu hồng của cây đèn ngủ, tôi vẫn nhìn thấy đôi mắt chị mở tròn lấp lánh, cặp môi mỉm cười mọng lên như quả chín. Tôi cứ nhìn như vậy lâu lắm... Sau này tôi nghĩ rằng nếu lúc ấy một trong hai người với tay sang bên kia thì cái khoảng cách đạo đức mỏng manh đó nhất định sẽ biến mất. Cả hai đều sẽ tha thứ cho nhau và sẽ cùng buông thả để tận hưởng khát vọng yêu đương với một sức mạnh bùng nổ. Nhưng không ai làm chuyện đó cả. Cái lý trí thần thánh đã giữ tay chúng tôi lại. Tôi cứ nhìn Dung đấm đuối như ngắm một bức tranh cho tới lúc hình ảnh Dung nhòe đi, lung linh và biến mất... Tôi bay bổng trong giấc mơ êm đềm, mờ nhạt đến nỗi không còn nhớ nổi chuyện gì.

Sáng hôm sau tôi dậy muộn. Dung phải lay vào vai tôi. Tôi nghe thấy một âm thanh dịu dàng:

- Dậy đi anh, dậy ăn uống để rồi còn học bài chứ!

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Tôi làm như không nghe thấy. Tôi chờ đợi bàn tay mềm mại ấy một lần nữa.

- Dậy đi anh, mở mắt ra mà xem, mặt trời đang nhòm vào cửa sổ mà cười anh chàng ngủ trưa kia kìa!

Tôi mở mắt và bắt gặp đôi mắt đen láy, nụ cười lấp lánh và một khuôn mặt rất gần.

- Mặt trời của mình đây rồi!

Câu nói của tôi làm cho Dung ngượng nghịu:

- Anh ngủ say thế, làm em phải lay mãi.

- Mình giả vờ đấy - Tôi cười - Bàn tay mềm mại cửa Dung đặt vào vai là mình biết ngay mà. Minh là nhột con người rất nhạy cảm.

- Thế là em biết rồi, bận sau em không phải lay nữa, em mặc kệ! - Dung cười.

- Thế thì mình cứ nằm gan lì ra đấy xem Dung làm thế nào.

- Em sẽ nhờ cô Kim xuống lay hộ! - Dung trêu tôi.

- Không đánh thức nổi chồng, phải đi nhờ thiên hạ, không biết xấu hổ à!

Thế là cả hai chúng tôi đều cười dàn hòa.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
CHƯƠNG VII

BẠCH KIM

Bạch Kim là một cô gái hồn nhiên và xinh đẹp. Thi tú tài phần một xong, cô bỏ học và cũng chẳng cần phải làm gì. Cô chỉ việc đánh đàn, vẽ, đọc tiểu thuyết, rong chơi và kén chồng. Riêng cái chuyện tiếp bạn bè cũng đã làm cô thiếu thời gian rồi. Khi vợ chồng tôi xuất hiện trong ngôi nhà này, Bạch Kim đối xử với chúng tôi rất nhiệt tình. Cô sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi ngay cả những khi chúng tôi chưa yêu cầu. Tấm lòng của cô còn cởi mở và chân thành hơn cả chị dâu tôi. Tuy cùng ở trong lột khu nhà, nhưng không mấy khi tôi đến buồng riêng của cô. Tôi biết căn buồng của cô không phải luôn luôn đóng kín trước những người đàn ông, nhưng tôi vẫn có phần giữ ý. Một bữa cô nói với tôi ở buồng ăn:

- Anh Nghĩa có thích tiểu thuyết không? Em có một bộ tuyệt vời, anh có muốn đọc em cho mượn.

- Tôi cũng thích, nhưng bận học quá, sợ không đủ thì giờ để đọc.

- Đọc cái này cũng giúp cho vốn Pháp văn của anh giàu thêm chứ có thiệt gì đâu.

- Quyển gì? Có dễ đọc không Kim?

- Autallt en emporte le vent1 (Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell). Đoạn nào khó anh hỏi, nhà này thiếu gì tự điển sống.

Kim vui vẻ rủ tôi lên phòng cô.

Không phải cô ở một căn buồng mà là hai căn thông nhau. Buồng ngoài có kê một đàn dương cầm, một giá sách lớn. Trên mặt lò sưởi giả có đặt những pho tượng đồng đen nhỏ tạc những nhân vật thần thoại của Ấn Độ, Miến Điện. Trên tường treo nhiều bức họa và một tấm thảm lớn. Có một bộ bàn ghế cho học trò bằng gỗ gụ đen bóng.

Kim mời tôi ngồi, chúng tôi vẫn đứng ngắm nghía những bức tranh.

- Anh thích tranh lắm à? Đây là tác phẩm của Nguyễn Gia Trí. Bức tranh này ông vẽ năm 1936 hồi em chưa ra đời. Ba mua để treo ở phòng khách. Hồi ở Hà Nội có người trả mười lăm ngàn để làm quà biếu Cao ủy De Jean, nhưng ba không bán. Còn đây là bức sơn mài của Lê Phổ, ba mới mua của một người bạn thân trước khi đi Sài Gòn. Chỉ có mấy con cá vàng thôi mà hai mươi ngàn đấy. Số tiền ấy đủ mua một cái Sim ca 8. Mua xong ba còn biếu thêm ông bạn một két Cognac nữa. Tấn thảm này dệt theo bức tranh Fatata te Miti, còn gọi là những người đàn bà Tahiti tắm của Goguin mua ở Saint - Denis trong chuyến du lịch sang Pháp năng 1952. Còn đây là tranh cóp-pi bức Vệ nữ soi gương của Titian. Khi qua Rome em cứ đòi ba mua một bức nguyên bản thời Phục hưng. Em ngốc quá. Những bức tranh loại đó rất đắt đã đành, mà dù mình có đủ tiền cũng không mua nổi. Để bảo vệ di sản văn hóa của mình, Chính phủ Ý cấm bán những kiệt tác của các danh họa cổ điển ra nước ngoài khi chưa được phép của Nhà nước. Thế là ba đành phải mua nhột bức tranh sao lại. Rẻ thôi, nhưng những người không sành khó mà phân biệt được với tranh thật. Anh thấy đấy, cả những vết rạn trên tranh họ cũng làm giả được... Mấy bức tượng kia em mua ở Canquytta, khi máy bay hạ cánh nghỉ dọc đường. Còn bức này - (cô chỉ cho tôi một bức thuốc nước vẽ chùa Trấn Quốc) là của họa sĩ Bạch Kim !

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Giỏi lắm ! Kim có năng khiếu hội họa đấy, sao không học vẽ?

Mắt cô sáng lên, long lanh một niềm vui.

- Em cũng đã có đi học vẽ... nhưng em không thể chịu được cái giờ a-na-tô-mi, không thể ngồi hàng tiếng trước những người đàn ông hay đàn bà khỏa thân - Kim cười - Em không ngượng đâu. Em cũng có thể ngồi như thế cho mọi người vẽ, nhưng ngồi cũng phải có tâm hồn. Còn như chỉ phơi bày ra như một cái xác chết trống rỗng thì thật ghê tởm. Không thể có một bức tranh đẹp được, không thể có nghệ thuật được. Thế là em bỏ luôn.

- Thật đáng tiếc.

- Anh Nghĩa có thích âm nhạc không?

- Có thích... nhưng ít hiểu biết quá!

Cô ngồi vào ghế và mở nắp đàn:

- Hãy nghe đây, anh lính Việt Minh!

Cô bắt đầu dạo bản Tiến quân ca. Đôi bàn tay cô lướt trên phím đàn như vũ bão. Ôi, tôi chưa bao giờ xúc động như vậy. Ngay giữa Thành phố Sài Gòn mà cái âm thanh thiêng liêng và quen thuộc đó bỗng vang lên mãnh liệt như muốn đập vỡ nhưng ô cửa kính để tràn ra vườn cây đầy hoa và ánh nắng, tràn ra đường phố đông vui. Nó bất chấp tất cả. Bất chấp cảnh sát, bất chấp Lại Văn Sang, Giám đốc công an đô thành, bất chấp cả Ngô Đình Diệm...

Bản nhạc kết thúc, cô ngồi im lặng, bàn tay từ từ hạ xuống cặp đùi, đầu cô hơi cúi xuống. Một phút sau cô quay lại nhìn tôi:

- Anh hiểu rồi chứ?

Tôi vỗ tay:

- Hoan hô! Tôi hiểu. Bản nhạc này tôi đã thuộc lòng đã nghe hàng ngàn lần nhưng chưa bao giờ tôi xúc động như lần này... Có lẽ vì âm thanh ấy đã bay lên từ đôi bàn tay xinh đẹp của Bạch Kim.

- Anh quá khen em đấy thôi anh lính Việt Minh ạ. Âm nhạc chứ không phải do hai bàn tay. Tâm hồn chứ không phải là nghệ thuật.

- Ai dạy cô đấy?

- Anh chứ còn ai nữa!

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Cô nhìn tôi cười rất hóm hỉnh làm cho tôi phải giật mình. Có lẽ tôi đã bộc lộ nguyên hình con người thật của tôi. Tôi đã vô tình rời khỏi màn - kịch lớn lúc nào để cho người con gái thông minh này nắm bắt được.

- Anh không dám nhận là thày giáo của em à? Dũng khí của người chiến sĩ để đâu rồi?... Nói chính xác ra là em học âm nhạc qua đài miền Bắc. Hôm anh mới về, nghe anh nói về người lính của Chi Lăng, của Đống Đa, Bạch Đằng, của Điện Biên Phủ, em rất cảm động. Ngay đêm hôm đó, em viết thêm vào đoạn phối âm cho thích hợp với pi-a- nô. Em định bụng sẽ đàn cho anh nghe, tặng anh để anh đồng cảm với tiếng đàn của lòng em. Nhiều lần em cứ muốn mời anh chị lên chơi nhưng em lại ngần ngại. Em là một con bé tự do, mẹ mất sớm, không ai rèn cặp cho cách xử thế ý tứ, em sợ chị Dung không thông cảm nổi. Nhưng em vẫn hy vọng là một ngày nào đó, chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau.

- Xin cảm ơn Bạch Kim về quà tặng bữa nay. Thực tình chúng tôi chưa hiểu hết Kim và có thể Kim cũng chưa hiểu hết chúng tôi. Dung của tôi cũng rất yêu tự do. Cô đã từ bỏ tất cả, bất chấp tất cả để theo đuổi tiếng gọi của trái tim. Chúng tôi tin ở nhau. Chúng tôi là một.

- Em sống không thiếu thốn một chút gì, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. anh cả em đã trở thành công dân nước Pháp và chẳng bao giờ còn trở lại quê hương. Anh chị Ân thì suốt ngày bận rộn với thời cuộc, với kinh doanh và chính trị, với những tham vọng tẻ nhạt và vô nghĩa. Chỉ có ba là đôi lúc còn chú ý đến em, nhưng ba già rồi.

- Chắc là bác còn mắc bận công chuyện kinh doanh.

- Không, từ khi lúc mẹ mất, ba em ít chú ý đến làm giàu. Mọi việc đều giao cho chị Lệ Ngọc. Ba chỉ trông vào lợi tức ngân hàng để sống. Mười năm trước đây còn khỏe, ba cũng sống phóng đãng với vài người đàn bà, nhưng không lấy ai. Bây giờ thì chỉ mạt chược suốt ngày. Hết thời rồi. Ba em đang bước chậm chạp tới nghĩa địa...

Câu nói của Kim trở nên vui vui như khúc nhạc tang lễ.

- Tôi trông bác vẫn tráng kiện làm.

- Cũng đã là kết thúc. Con người đã phải từ bỏ lui hoạt động, vùi đầu vào nhưng trò tiêu sầu tẻ nhạt để giết thời gian thì cũng tức là bước vào cõi chết. Ôi chắc anh chẳng biết thời trai trẻ của ba em đâu. Tuy không phải là một con người hùng, nhưng ông cũng xứng đáng được gọi là một người đàn ông tuyệt vời. Rất năng động và hiểu biết, khôn ngoan và thực dụng. Biết bao nhiêu đổi thủ trong kinh doanh đã phải ngã gục và thán phục ba em.

- Trước năm 1945 bác cũng về quê tôi. Bác trèo cây hái quả, bắn chim và câu cá đều giỏi.

- Đấy chỉ là những chuyện vặt. Ba là người chứa đầy những triết lý trái ngược, chứa đầy những mâu thuẫn. Nhưng trong hành động thì mâu thuẫn nào cũng bị ông san bằng, triết lý nào cũng phải phục tùng lợi ích của ông. Nếu không nó chẳng có ý nghĩa gì hết.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Kim nói tôi thực khó hiểu.

- Chẳng hạn một chuyện nhỏ thế này thôi: Khi những người thợ làm ren đòi tăng lương, ba kì kèo với họ từng đồng xu nhỏ. Ba biết rõ cảnh nheo nhóc túng thiến của họ. Ông sẵn sàng bỏ vào quỹ cứu tế một số tiền gấp năm lần tiền tăng hương để chia cho chính những người thợ ấy. Ba giải thích là cũng vẫn một đồng tiền, nhưng một đằng là nhân đạo, một đằng là pháp lý. Tăng lương là thừa nhận mình thiếu tiền của họ. Cứu tế là buộc họ chấp nhận sự ban ơn của mình. Tăng lương là cố định ở mặt bằng mới sẽ bền vững theo năm tháng, là nền tảng cho một cuộc leo thang đòi tăng lương mới. Còn cứu tế là nhất thời và nó tô thắm uy tín của người chủ. Hay như ba biết kháng chiến là anh hùng như ba thường nói, nhưng ai làm thì xin cứ việc. Riêng phần mình, ba không chấp nhận sự hy sinh. Cái kiểu nói của anh ở buổi gặp mặt đầu tiên là rất hợp với ba. Anh coi thắng trận Điện Biên Phủ là vinh quang của anh và anh từ bỏ Cộng sản khi lợi ích anh bị tổn thương thế là anh thức thời, anh khôn ngoan, anh thông nịnh. Nhưng dù sao thì anh cũng chưa bằng được cái móng tay của ba đâu. Giả sử như biết Pháp ngày mai thua, hôm nay cộng tác với Pháp có lợi, ba vẫn cộng tác. Mai ba sẽ tìm cách tuột khỏi bàn tay trừng phạt của Việt Minh cho chơi. Nói như vậy chứ ba không phải là người mạo hiểm. Bao giờ ba cũng tìm cho mình một khoảng cách an toàn bền vững. Khó mà nói được ba là một người tốt hay xấu, người nhân đạo hay tàn ác. Một người keo kiệt hay hào phóng. Nhưng chắc chắn ông là một người làm chủ được những quy luật phức tạp nhất, là một người khôn ngoan.

- Ở nhà ta thì ai giống được ông cụ nhiều nhất?

- Không ai giống được đến một nửa. Nhưng giống ba nhất có lẽ là em. Thật đấy, anh cười cái gì. May mà em chỉ giống được một nửa. Giống hoàn toàn thì hào hứng lắm. Em cũng phải có cái riêng của em nữa chứ phải không anh?

- Đúng như vậy, nhưng cái tỉ lệ Kim đưa ra thì thật mơ hồ.

- Thí dụ em và ba đều thích tranh, bỏ tiền ra mua không hề tiếc. Nhưng em thì chú trọng đến vẻ đẹp, còn ba thì chú ý đến sự sang trọng và giá cả. Ba biết Cộng sản, Quốc gia đúng sai thế nào là một chuyện, còn ba cộng tác với ai thì còn tùy. Còn em, một khi biết ai đúng ai sai thì dù chết em cũng theo người đúng.

- Như thế thì không gọi là Kim giống ba một nửa mà phải nói rằng Kim giống những cái tốt đẹp của ông cụ.

- Anh lại khen em rồi. Có thể em còn giống cả cái xấu của ông cụ mà em chưa biết là xấu hoặc chưa kể được ra với anh thôi.

Chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu. Tôi cảm thấy sự chân thực của cô bé và có nhiều điều cô làm tôi ngạc nhiên và thú vị. Sau khi đưa quyển "Cuốn theo chiều gió" cho tôi, cô còn dặn lại:

- Anh chị cần gì đến em thì cứ bảo. Thỉnh thoảng mời anh chị lên chơi cho em bớt vắng vẻ nhé. Em coi anh chị cũng như anh Ân chị Ngọc em thôi. Có khi chúng mình nó chuyện với nhau lại hợp hơn đấy. Tiến sĩ luật khoa của chúng ta không thể nghe được Tiến quân ca đâu!

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Kim củng nên xuống chỗ bọn tôi. Kim đến với chúng tôi có khi còn thuận lợi hơn nhiều. Chắc chắn chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau.

Tôi đã tường thuật lại toàn bộ cuộc chuyện trò cho Dung nghe. Chúng tôi đều có một ý nghĩ tốt về cô gái đó. Ngay dù tính cảnh giác nghề nghiệp của chúng tôi luôn luôn phải lật đi lật lại vấn đề thì trong trường hợp này, chúng tôi cũng xếp cô vào loại tiến bộ nhất ở nhà này. Dung nhắc tôi:

- Anh cũng phải luôn luôn gần gụi cô ấy. Mình phải để ý đến bạn bè của Kim nữa. Trong tầng lớp cô ấy giao du có rất nhiều kẻ xấu. Đừng để chúng cướp mất của mình cô bé đáng yêu ấy.

Từ đấy hai chúng tôi năng đến thăm Kim và cô cũng thường lui tới căn phòng của chúng tôi hơn. Có thể thái độ vui vẻ của tôi làm cho chị Dung hiểu lầm chăng, nên đôi lúc chị cũng hay trêu tôi. (Tất nhiên là những lúc vắng vẻ chỉ có hai đứa). Đùa vui thì cũng là chuyện thường tình, nhưng nếu để Dung nghĩ rằng tôi thấy mất tự do vì Dung thì thật là tệ hại. Lời thanh minh của tôi thật khó mà sáng tỏ. Tôi không thể nói rõ tình yêu của tôi ra đối với Dung vì chị đã có chồng. Nhưng đó là một tình yêu có thật. Tôi kiềm chế nó, nhưng tôi cũng "dung túng" nó, "nâng niu" nó và "thả nổi" nó! Tôi âm thầm giữ gìn nó dù trong lý trí tôi hiếu nó chỉ là mối tình một phía, mộc ảo vọng êm dịu. Nó bền vững trong tôi như niềm tin của một tín đồ tôn giáo vào đức tối linh của họ, mặc dù đó chỉ là một điều không tưởng.

Bản chất tôi là một người kém giao du. Khi tôi xác định được mục đích học tập tôi rất tập trung sức lực vào bài vở. Tôi trường học đến khuya và rất ít bỏ phí thời gian. Tôi từ chối mọi trò chơi vô bổ. Toán học đối với tôi cũng là một niềm vui, một trò giải trí. Mỗi con số đều mang một màu sắc riêng và nó biến đổi như ảo thuật trước mát tôi. Mới nửa năm quay lại "nghiên bút", tôi đã vượt lên nhiều bạn bè. Mục tiên của tôi là phải thi đỗ tú tài phần một trong năm nay, nếu không tuổi sẽ muộn và tôi sẽ lỡ thời cơ để làm nhưng công việc lớn hơn.

Dung rất thương tôi. Chị chăm lo cho tôi mọi thứ. Có bữa thấy tôi làm việc khuya quá, Dung rón rén ra đứng sau lưng tôi. Tôi cảm thấy đôi bàn tay nhè nhẹ đặt lên vai mình. Tôi bỏ bút xuống, tìm đến đôi tay Dung, tôi quay mặt lại và tôi nhận được một nụ cười, một ánh mát mà tôi tin đó là cái nhìn của một tình yêu có thật. Tim tôi đập mạnh, tôi áp má vào đôi bàn tay Dung.

- Chịu khó học cho vợ con nhờ! - Dung thì thào vào tai tôi.

- Dung nhắc lại đi! Mình thích nghe câu đó lắm.

Dung cười và lảng sang chuyện khác:

- Đi ngủ đi anh! Anh học quá sức sinh bệnh thì còn khổ hơn là thi trượt. Tất cả em đều trông cậy vào anh đấy!

Tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của người chỉ ***. Mặc dù quan hệ giữa chúng tôi lâu nay rất gia đình, nhưng tôi vẫn luôn luôn ý thức mình còn là chiến sĩ của Dung.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Sự chăm chỉ của tôi đã trở thành nổi tiếng trong gia đình ông Cự Phách. Cô Kim cũng phải phục tôi.

- Anh là ông thánh sống trong địa ngục hay là con qủy ở trên thiên đường? Anh chẳng có gì ăn nhập với nhà này cả. Mọi người thì lúc nào cũng lo tiếp khách, xoa mạt chược, hòa nhạc, nhà hát, vũ trường, kermesse, week-end, còn anh thì chỉ thấy vùi đầu vào mấy cái công thức nát óc và hào hứng ngấy!

- Tôi là một người kiên định cho mục đích của mình. Khi đã có cái đích thì tôi cắm cổ đi một mạch cho tới nơi.

- Cuộc đời của chúng ta thật ngắn ngủi anh ạ Trời phật chỉ cho chúng ta có sáu bảy chục năm. Chúng ta ngủ mất hơn hai mươi năm, hai mươi năm dành cho nhưng trò trẻ con ngu ngốc. Chỉ có hai mươi năm ta sống cho ta, hai mươi năm đó là đáng sống thôi.

- Với tôi, sống có mục đích là sống hạnh phúc. Tôi còn thấy thực sự vui thú khi phải vật lộn với những con số và định luật.

- Nhưng đàn ông thì phải biết lái xe, phải biết cưỡi ngựa, biết khiêu vũ nữa.

- Nhưng tôi làm gì có xe, có ngựa mà cần phải biết. Còn vũ trường thì không bao giờ mở cửa cho anh học trò nghèo.

- Xin mời anh đi với em. Em dạy anh lái xe. Em chỉ kèm chị Dung có vài trăm cây số mà bây giờ chị sắp có thể thi lấy bằng rồi đấy. Anh phải đi Đà Lạt với cả nhà một tuần. Ta sẽ thuê ngựa tập cưỡi. Còn vũ trường thì em chưa muốn rủ anh. Nhưng trước tiên anh phải học khiêu vũ. Anh hãy tham gia những vũ hội gia đình trước, sau đó anh chị có thể đến mọi nơi mình muốn.

- Cảm ơn Kim.

- Em hỏi thực anh điều này nhé - Kim cười.

- Chị Dung có hay ghen không? Đàn bà mà... chắc là có, dù nhiều hay ít. Nhưng không sao.

Tôi nói lại câu chuyện đó với Dung. Rồi một hôm Dung thì thầm với Kim:

- Ông chồng mình hiền lành quá, đúng là một thư sinh, Kim hãy giúp cho anh ấy trở thành một chàng trai của thời đại. Mình không ghen đâu!

Hai người ôm nhau quay một vòng và cười rũ. Một sáng chủ nhật Kim đến rủ bọn tôi đi Cáp1 (Vũng Tàu). Dung cáo có chuyện đặc biệt nhưng lại đẩy bằng được tôi đi với Kim. Chị nói riêng với tôi:

- Đi với Kim anh sẽ có nhiều bạn và sẽ có lợi cho công việc sau này.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Tôi miễn cưỡng ra đi, nhưng khi ngồi lên xe thì tôi lại lấy được một niềm hứng khởi nồng nhiệt. Tôi phải tận dụng thời gian và tôi biết rằng bộ mặt miễn cưỡng của thình là lạc lõng. Chiếc Sim ca màu xanh ra khỏi ga ra đã tăng tốc độ lao vun vút. Trên đường đi Biên Hòa, Kim cho xe lao với tốc độ tám mươi ki-lô-mét một giờ. Mái tóc cô trung bay cuộn lên quanh khuôn mặt hồng hào lúc nào cũng in một nụ cười tinh nghịch. Cô nổi còi và vượt nhiều xe. Mỗi lần bỏ một chiếc xe lại đằng sau, Kim lại ngoái nhìn nó luộc cách thách thức. Đường đi Vũng Tàu ngày chủ nhật rất đông. Những chiếc Ford V8, Renault, Citroen, Chambord, Peugeot bóng loáng lao như tên. Thấy xe Kim vượt lên, bọn con trai bị kích động ghê gớm. Họ bắt đầu tàng tốc độ và thế là một cuộc đua ô tô vô tình xảy ra. Mặt Kim bắt đầu căng thẳng. Cô đăm đăm nhìn về phía trước. Xe cô bay trên mặt đường và tôi có ý nghĩ là chỉ một sơ xuất nhỏ của tay lái cũng đủ làm cho chúng tôi tan nát. Nhưng Kim điều khiển rất chính xác. Xe của Kim mới nên cơ cấu máy móc còn rất bền vững và ổn định. Chỉ có một chiếc xe Jép vượt lên khỏi và biến mất ở con đường vòng. Lúc đó Kim mới cho xe dừng lại bên đường gần lối rẽ vào thị xã Bà Rịa. Cô đứng đếm lần lượt những chiếc xe tụt hậu chạy qua với một cái nhìn kiêu ngạo.

- Bây giờ đến lượt anh đấy.

- Tôi đã biết lái đâu.

- Tập mà. Em hướng dẫn anh.- Anh ngồi vào vòng lái đi.

- Chân trái là côn, chân phải ga và phanh. Đây là số và phanh tay bổ trợ. Ta phải bắt đầu từ nổ máy. Anh mở khóa xăng, khóa điện đi... thế... đề ma-rê. Thế, cho ga lên một chút đừng vào côn vội. Thế... Không sợ, có em ngồi bên rồi... Làm lại từ đầu.

Kim rất hài lòng vì tôi không phải là anh học trò dốt và nhát. Sự phối hợp chân tay chưa tốt làm cho xe bị gằn. Tôi cho nhẹ ga để thần kinh quen dần với những phản xạ mới mẻ. Bây giờ thì đến hàng loạt xe khác vượt lên nhìn chúng tôi với vẻ mặt chế nhạo.

- Kệ chúng nó. Ai cũng phải qua những bước chập chững đầu tiên - Kim cổ vũ tôi.

Tôi vật lộn với chiếc xe một tiếng đồng hồ và cảm thấy hứng thú thật sự. Nhưng bãi tắm đã kích thích cô giáo của tôi. Kim đưa xe vào bãi đỗ và chúng tôi chuẩn bị thay quần áo.

Kim che những tấm màn kính xe lại. Một cuộc lột xác nhanh chóng. Khi cô trong xe bước ra, tôi mới ý thức được sức mạnh của Kim. Cô đẹp trong một cơ thể khỏe mạnh cân đối của một nhà thể thao, một vẻ đẹp đầy quyền lực ngay cả đối với những chàng trai kiêu hãnh. Chiếc áo tắm với những mảng mầu đối lập và kích động làm cho cô nổi bật trong đám những người đi tắm. Tôi theo cô với một dáng điệu vụng về đến nỗi cô phải khoác - tay như dìu tôi đi.

Nhưng xuống nước thì tôi bỗng nhiên trở thành kẻ mạnh. Tôi bơi rất khỏe, bơi tự do không ra một kiểu cách nào cả, nhưng tôi cứ vượt những con sóng lao tít ra xa bỏ mặc Kim một mình. Lúc sau cô phải hét lên tôi mới bơi vòng lại. Sau này tôi mới thấy ngượng nghịu về cái pha độc diễn vô duyên của mình. Tôi đã bỏ mặc cô gái xinh đẹp một mình trên bãi tắm. Nhưng cô không chút bực mình mà lại còn tỏ ra tự hào về anh học trò lái xe của mình.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Em sợ quá. Anh mà bị nước cuốn mất thì em biết lấy gì đền chị Dung?

- Tôi khó có thể bị chết vì nước cũng như Kim không thể dễ dàng chết vì ô tô. Lúc nãy cô phóng làm cho tôi tối mắt, nhưng tôi vẫn tin vào tay lái của Kim.

- Em sẽ dạy anh lái xe thật tốt, còn bây giờ anh phải dạy em bơi nhé. Bằng lòng không?

- Xin sẵn sàng.

Cô cũng đã biết bơi chứ không đến nỗi phải đỡ cô (thật đáng tiếc!). Tôi đứng ra một chỗ xa làm tiêu và khuyến khích cô bơi lại. Trong khi cô bơi, tôi cứ lùi dần làm cho cô mệt lử phải kêu lên tôi mới chịu đứng lại đỡ lấy cô. Kim bám lấy tôi, mặt tái nhợt vì mệt. Cô thở mạnh, trái tim rung lên lan truyền sang tôi một lực cộng hưởng. Tim tôi cũng đập dồn dập. Chỉ một vài phút cô lại hồi sức, khuôn mặt lại hồng lên như trái đào chín. Chúng tôi đùa với nước rồi lên ăn uống.

Chị Dung đã nhét vào túi tôi một số tiền. Tôi gọi người hầu bàn ra thanh toán thì Kim kéo tay tôi lại.

- Anh học trò ngoan ơi, đây không phải là công việc của anh.

- Như vậy tôi sẽ không được tập làm người đàn ông mẫu mực - Tôi cười.

- Anh để dành chuyện đó cho một cô gái khác. Còn em, em làm nhiệm vụ thay chị Dung. Em phải trông nom anh như trông nom cậu học trò nhỏ!

Chúng tôi mải vui với bãi biển đến bốn giờ chiều mới tính chuyện về. Kim lại nhường tôi ngồi vào trước vòng lái. Tôi đã quen hơn và rõ ràng là tôi đã tự điều khiển được tay lái, không cần thêm bàn tay thứ ba. Tuy vậy, để bảo hiểm Kim vẫn ngồi sát bên tôi.

Nhưng khi đổi lại tay lái cho Kim thì xe sinh chuyện. Kim khởi động mãi mà xe không nổ. Cả Kim và tôi đều không biết chữa. Cô chỉ thuộc một điều khi xe chết thì xem lại điện và xăng. Nhưng cụ thể phải làm những việc gì thì cô chịu. Chúng tôi mở nắp máy dò dẫm toát mồ hôi mà tình thế vẫn không thay đổi. Ở đoạn này không có tiệm sửa. Nhiều chiếc xe khác vượt qua chúng tôi nhưng không tiện nhờ họ. Trời gần tối, một chiếc xe Jeep vượt lên đỗ trước chúng tôi.

- Xin chào, xe các bạn làm sao, có cần giúp đỡ không?

- Xe chúng tôi không nổ mà chưa tìm ra nguyên nhân. Chúng tôi mong có sự giúp đỡ - Kim thất vọng nói với anh ta.

Anh ta nhìn vào máy, lấy chiếc vặn vít loay hoay sửa cái gì đó.

- Cô khởi động đi.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Kim mở khóa điện, đề-ma-rê. Xe nổ. Anh ta mỉm cười vất chiếc vặn vít cho tôi. Kim nhảy xuống bắt tay anh ta.

- Cảm ơn ông nhiều. Không có ông, chúng tôi chẳng biết làm gì.

- Mauvais contac1 (Tiếp điện kém) chuyện vặt thôi!

- Nếu có thể xin ông cho biết quý danh.

- Trung úy Hoàng Quý Nhân. Rất hân hạnh. Chúng tôi là Bạch Kim và Quang Nghĩa.

- Nếu tôi không lầm thì sáng nay cô Kim phóng nhanh như mộc tay đua.

- Dạ tôi lái không tồi, nhưng sửa thì rất kém.

- Thế thì chưa đủ. Người lái xe giỏi là phải biết chữa giỏi. Tôi sẽ hộ tống các bạn về tận nhà đề phòng có một sự trục trặc nếu các bạn bằng lòng.

- Rất cảm ơn. Nếu có thể xin mời trung úy lại dùng bữa tối vời chúng tôi.

- Tôi chỉ nhận một nửa lời mời. Một nửa xin hẹn khi khác.

Chúng tôi về đến nhà đã tám giờ tối. Viên trung úy bắt tay chúng tôi chứ không vào nhà. Anh ta hẹn đến thăm trong một dịp khác.

Thấy chúng tôi về, cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Ông Cự Phách nói:

- Tôi đoán là xe pan mà. Bạch Kim không mấy khi sai hẹn.

- Xe mới thế mà vào tay em đã có chuyện! - Chị Lệ Ngọc phàn nàn.

- Có lẽ chỉ lỏng một cái dây điện nào đó. Bọn em chẳng biết sửa nên cứ lúng túng mãi. Viên trong úy chỉ chạm tay vào là máy lại tốt ngay.

Tôi nhận ra một thoáng vui trên nét mặt chị Dung. Tôi thấy như mình có lỗi. Lẽ ra khi về tôi mua một chút quá cho chị. Dung chăm sóc tôi hết lòng mà tôi thì vụng về quá. Tôi biết Dung không đòi hỏi những thứ đó, nhưng một tình cảm ân cần đối với chị chắc cũng rất quan trọng.

- Anh về muộn, em chờ anh mãi. Ruột như lửa đốt.

- Sao, có gì đáng lo đâu Dung?

- Kim lái tốt, nhưng em sợ cô ấy hơi mạo hiểm. Tình hình an ninh quanh Sài Gòn cũng rất xấu. Có chuyện gì em biết làm thế nào. Với em, anh là tất cả.

- Đã lo thế mà sáng nay cứ xui "người ta" đi? - Tôi nói dỗi.

- Xui thì vẫn xui, mà lo thì vẫn lo. Đó là một cái mâu thuẫn là chẳng bao giờ anh hiểu nổi.

Mắt Dung bỗng nhiên đẫm nước. Tôi ngồi xuống bên chị, lấy khăn thấm nước mắt cho Dung. Cả hai cùng im lặng.

Tôi cứ phải suy nghĩ mãi về những gì xảy ra tối hôm đó. Phải chăng đó là ánh sáng của một tình yêu có thật? Màn kịch của nhiệm vụ đã gắn cuộc đời chúng tôi với nhau rồi chăng? Tôi có thể hiểu được mình nhưng không thể đoán được những gì xảy ra trong tâm hồn chị. Với tôi, Dung vừa là một bí ẩn dày đặc, vừa là một tấm lòng chân thực sáng trong. Tôi phải chờ đợi và tôi luôn luôn tin ở sự kiên nhẫn của mình.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
CHƯƠNG VIII

CÁI NHIỆT BIỂU CHÍNH TRỊ

Từ ngày vào Sài Gòn quan hệ bạn bè của anh tôi cũng có nhiều thay đổi. Số trí thức đứng đắn phần đông ở lại Hà Nội. Những người tham gia các tổ chức chính trị thì đều ra đi. Họ tụ tập lại rất nhanh ở Sài Gòn. Nhưng vào đây muốn làm ăn được họ cần phải quan hệ với những chính khách gốc người Nam Bộ nữa. Những người này không những có thế lực về chính trị mà họ còn nắm giữ những động mạch kinh tế và tài chính quan trọng.

Ngoài các đảng phái chính trị miền Nam còn có nhiều cộng đồng tôn giáo khá lớn. Những người lãnh đạo tôn giáo cũng có nhiều tham vọng quyền lực. Có những người còn muốn tôn giáo của mình trở thành quốc đạo để tòa thánh của họ chi phối mọi hoạt động của chính quyền.

Điểm mặt trên sân khấu chính trị miền Nam lúc đó, ngoài bè đảng và tôn giáo của Ngô Đình Diệm ra người ta thấy nổi lên một số tổ chức: Việt Nau Quốc dân đảng, Đại Việt, đảng Xã lội, đảng Phục quốc, các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo. Bình Xuyên...

Khi Diệm từ Mỹ về nhiều đảng phái tôn giáo muốn ra cộng tác với Diệm để hy vọng được chia quyền, nhưng họ đã "nhỡ tàu" vì Diệm là một tên độc tài chẳng tin ai hết. Chẳng những không cộng tác, Diệm còn nện luôn!

Đòn đầu tiên Diệm nện cho đảng Đại Việt. Đòn thứ hai, Diệm nện vào Việt Nam Quốc dân đảng.

Tại cuộc hội nghị ở điện Matignon (Pa-ri) tháng 3 năm 1953, Mỹ buộc Pháp phải duy trì Diệm, thế là ngày 28 tháng 5 cuộc chiến tranh chống giáo phái nổ ra. Giữ lời hứa với Mỹ, Pháp không can thiệp. Diệm dần dần thanh toán nốt ba lực lượng giáo phái.

Năm 1955 là năm tình hình chính trị Sài Gòn luôn luôn nóng bỏng trong không khí đàn áp, khủng bố, ám sát thanh trừng và đánh nhau. Lúc đầu anh tôi định lập ra cái văn phòng để tìm người giao du tạo nơi quen biết chuẩn bị nhảy ra hoạt động chính trị. Nhưng tình hình rối ren trên đã buộc anh chị tôi phải điều hòa mục tiêu cho thích nghi với thời cuộc. Một cuộc thảo luận trong bữa cơm gia đình làm tôi nhớ mãi.

- Hoàng Cơ Bảo bị bắt rồi. - Chị Lệ Ngọc thông báo tin trên cho mọi người với vẻ mặt vui thảm. Chị đưa tờ báo cho anh tôi.

- Sao ông ta lại có thể bị bắt? Nếu ông bị Việt cộng bắt thì có thể hiểu được. Ông ta là một người yêu nước. Ông ta chống Cộng sản bài phong kiến, phản đối chế độ thực dân, có gì sai với lý tưởng quốc gia? - Anh tôi nói như phân trần cho ông Bảo.

- Có tất cả những cái đó vẫn chưa đủ! - ông Cự Phách mỉm cười góp chuyện - Cái quan trọng nhất ông ta thiếu là sự trung thành với Thủ tướng Diệm!

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Còn có tin bốn yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng cũng mất tích. Không hiểu bị bắt hay chạy trốn. Liệu ông Hoàng Trọng Cát có dính líu vào vụ này không?

- Hai tuần nay tôi chưa gặp ông ta.

- Gặp làm gì? - Ông bố vợ nói nghiêm khắc - Cần đóng cửa ngay cái phòng khách của anh lại. Các vị đó cứ tưởng mình mạnh, cứ tập hợp lực lượng, nhưng khi làm những công việc này các vị đã mời cả mật thám của ông Diệm vào đội ngũ. Người Mỹ đã đứng sau ông Diệm thì mấy cái đảng đối lập đó phải coi chừng.

- Ba nói đúng đấy. Tình hình này chưa thể ngã ngũ đâu. Cứ nói ông Diệm bị cô lập, nhưng khi ông ta thẳng tay bóp chết các chính đảng thì các giáo phái lại ủng hộ ông ta, dân di cư theo ông ta, những người công giáo bảo vệ ông ta. Cuối cùng thì không phải là ông ta bị cô lập. Cái mạnh của ông ta là có người Mỹ đứng đằng sau.

- Không phải người Mỹ chỉ đứng sau ông Diệm. Phan Quang Đán cũng đã sang Mỹ. Ông ta cũng đã từng làm việc cho cơ quan tình báo Trung ương ở Phi-luật-tân, dưới quyền tướng Donoval. Đỗ Thúc Vượng cũng ở Mỹ về, quen biết cả ông Lansdale. Những người đó cũng đều dựa vào Mỹ, nhưng đâu có ưa ông Diệm. Theo con, người Mỹ không cam kết ủng hộ một cá nhân nào. Họ cam kết ủng hộ một Nam Việt Nam độc lập. Một thể chế dân chủ, một xã hội tự do!

Ông Cự Phách cười ầm lên.

- Bao giờ anh cũng bị lầm lẫn giữa đạo đức và chính trị. Người ta không thể nói tôi ủng hộ các chế độ độc tài. Người Mỹ coi thể chế dân chủ của họ là mẫu mực cho thế giới nhưng họ đã vẫn bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đô-la để duy trì Magsaysay, Batista, Lý Thừa Vãn. Họ ve vãn tướng Franco và hàng tá những nhân vật độc tài tàn bạo khác. Tại sao? Vì họ cần nhưng con người này để lái những quốc gia đó vào trong vòng ảnh hưởng của họ, đảm bảo quyền lợi và an ninh cho họ. Nết họ thực sự muốn Nam Việt Nam có một thể chế dân chủ thì tại sao họ lại phản đối tổng tuyển cử trong cả nước theo Hiệp định Giơ-ne-vơ? Vì họ biết thừa là nếu tôn trọng lý tưởng dân chủ để cho mọi người có quyền tự do lựa chọn thì họ sẽ thua cuộc. Ông Hồ Chí Minh sẽ thắng và họ sẽ bị đẩy ra khỏi Đông Dương. Đó là cái khác nhau giữa đạo lý và chính trị. Điều đó giải thích tại sao họ cần duy trì một chính quyền độc tài, cứng rắn, tập trung mọi quyền lực vào tay một gia đình.

- Nhưng thưa ba con thấy phe đối lập cũng đều chống cộng, chống hiệp thương với Bắc Việt và họ đại diện cho một quảng đại quần chúng thuộc nhiều cộng đồng, nhiều xu hướng chính trị, họ sẽ mạnh hơn ông Diệm. Người Mỹ phải nhìn thấy sức mạnh này, nếu họ biết tận dụng thì có lợi cho họ hơn.

- Đó là một mớ những chính khách xa-lông. Họ hò hét chống cộng, bài phong phản thực trên báo chí thì giỏi đấy nhưng họ không dám cầm súng và đi bộ ra trận. Chẳng qua là một đám quan viên xôi thịt, nhiều mưu mẹo vặt tranh nhau miệng đỉnh chung thôi. Ông Diệm thì cũng chẳng sạch sẽ hơn nhưng trong tay có cả một đạo quân, một bộ máy mật vụ một cộng đồng công giáo ủng hộ. Ông ta sẽ trở thành người hùng.

Cuộc tranh luận đó đã dẫn đến một chính sách trùm chăn chờ thời. Anh tôi ngồi thảo cả một bản danh sách đưa cho Dung:

- Kể từ nay những người này đến hỏi anh thì em trả lời là anh đi vắng nhé. Phải nói sao cho họ vui vẻ ra đi và đừng bao giờ để họ ngồi chờ. Muốn vậy thì em phải thuộc bản danh sách này. Họ xưng tên hoặc đưa danh thiếp là em có thể chặn họ ở ngay ngoại cửa. Em nhớ chưa?

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Dạ, em nhớ ạ.

Cái danh sách tuy khá dài nhưng số người đến thăm viếng anh tôi thực tế đã giảm đi nhiều. Những cuộc bắt bớ, khám xét, ám sát của chính- quyền Diệm đã làm nguội đi cái thái độ hung hăng ban đầu của nhiều chính khách đối lập. Một số phải trốn ra các tỉnh nhỏ để khỏi vào tù. Một số khác đầu hàng Diệm một cách hèn hạ và thảm hại. Những người gọi là "ôn hòa" chưa bị đụng tới cũng thưa giao du, tụ tập vì biết đâu lòng dạ bạn bè. Liên minh đấy nhưng phản trắc cũng đấy.

Thực ra phòng khách của anh tôi cũng không đóng cửa hoàn toàn. Có hai người ngoài danh sách trên vẫn năng đi lại. Người thứ nhất dáng cao lớn, khuôn mặt vuông, trắng xanh, lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt, đó là kỹ sư Đỗ Thúc Vượng.

Người thứ hai là nhà điền chủ kiêm chủ thuyền đánh cá nhà lãnh tụ vĩ đại của giai cấp Vô sản Bửu.

Tháng 5 năm 1955 khì quân Bình Xuyên bị đánh bật ra khỏi thành phố, tư thế của Diệm mạnh lên. Những người chống Diêm phân hóa mạnh mẽ. Bọn chính khách xa-lông một phen vỡ mộng. Họ phải tìm ra lối thoát. Chính lúc đó Mỹ đã giúp Diệm tập hợp lực lượng.

Đỗ Thúc Vượng nói với anh tôi:

- Đang có cuộc vận động lớn thành lập "Hội nhân dân cách mạng".

- Ai sẽ là người lãnh đạo? Họ chống ai, hậu thuẫn ai?

- Họ chống bạo động, chống lại các phe nhóm quấy phá làm mất ổn định quốc gia, họ chống chế độ quân chủ hiện hành, chống thực dân Pháp, chống Cộng sản lật đổ. Họ hậu thuẫn tự do dân chủ.

- Họ được ai hậu thuẫn?

- Người Mỹ hậu thuẫn, chính phủ hậu thuẫn, nhân dân hậu thuẫn.

- Chẳng lẽ chính phủ của chế độ quân chủ hiện hành lại chống chế độ quân chủ.

- Thực ra là chống Quốc trưởng Bảo Đại. Thưa luật sư, đã đến lúc chúng ta phải có luật trong phong trào này.

Anh tôi đang lưỡng lự thì Vượng đã kể ra một số nhân vật và đảng phái sẽ đứng trong Hội nhân dân cách mạng: Đảng Phục quốc Mặt trận Quốc gia kháng chiến, Đảng Xã hội, Phong trào Cách mạng quốc gia, Tập đoàn công dân, Phong trào tranh thủ tự do... và cả những người không đảng phái. Thế là anh tôi và Đỗ Thúc Vượng quyết định gia nhập hàng ngũ Hội nhân dân cách mạng.

Họ tụ tập trước tòa thị sảnh Sài Gòn để nêu ra cương lĩnh chung.

Báo chí được một phen tung hô ầm ỹ về lý trưởng cách mạng, lý tưởng dân chủ.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Vài ngày sau, một hội nghị dân chính toàn quốc được tiến hành. Hội nghị này cũng đi đến một quyết định tương tự. Nhưng chí sĩ họ Ngô lại do dự trước sự tín nhiệm của quốc dân. Ngày 9 tháng 5, ông ta phát hành bản hiệu triệu quốc dân về lý trưởng quốc gia và tinh thần dân chủ. Ngô thấy cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý để hợp pháp hóa sự ủy nhiệm của quốc dân đối với ông. Nếu như quốc dân còn lưu luyến Quốc trưởng Bảo Đại thì ông không bao giờ chống lại cựu vương và ông sẽ tôn trọng truyền thống.

Nhân dịp này anh tôi đã viết một bài báo rất dài để ca ngợi lý tưởng dân chủ và tinh thần luật pháp.

Tháng 9 năm 1955, một ủy ban vận động trưng cầu dân ý được thành lập để lật Bảo Đại. Anh tôi được cử vào tiểu ban pháp lý nhằm đảm bảo tính chất công bằng cho cuộc bỏ phiếu. Thật là một vinh dự lớn lao!

Ngô Đình Diệm cũng hứa hẹn trên đài là xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đồng quyền, đồng tiến, đồng lối... và ông ta đã thắng cử với chín mươi phần trăm số phiếu trong số chín mươi tám phần trăm cử tri đi bỏ phiếu. Những con số đó biển hiện tính hợp pháp của cuộc trưng cầu. Ngay sau đó, ngày 24 tháng 10 nước Mỹ đã công nhận cuộc trưng cầu dân ý.

Không phải mọi người đều nhẹ dạ cả tin vào cái màn kịch bẩn thìu do Mỹ đạo diễn đó. Chính anh tôi, người vừa tâng bốc Ngô chí sĩ đến tận mây xanh, luật sư trong tiểu ban pháp lý của Ban tổ chức cũng không thể chịu đựng được cái kết quả trắng trợn của ban kiểm phiếu công bố qua đài phát thanh. Có hàng ngàn lá đơn gửi lên tiểu ban pháp lý chất vấn và kháng nghị. Họ hỏi đưa ra hai vị Diệm và Bảo Đại bắt chọn một thì dân chủ ở chỗ nào? Như vậy có khác gì buộc phải lựa chọn giữa quỷ xứ và yêu tinh? Tại sao không có quyền phủ định cả hai? Lấy đâu ra mươi tám phần trăm phiếu bầu?....

Trước những tình thế đó, anh tôi thường tìm ra được một giải pháp thích hợp. Cả gia đình làm một chuyến đi chơi Đà Lạt một tuần. Văn phòng luật sư tạm đóng cửa. Nhân dịp đó tôi và Dung cũng theo đi chơi hai ngày. Tôi đã thi xong tú tài phần một khá tốt đẹp. Trước mắt tôi đã có hai hướng đi. Học tiếp hoặc xin vào học võ bị. Chưa có bằng tú tài toàn phần, muốn vào được trường sĩ quan phải có sự đỡ đầu của một viên tướng. Anh tôi đã hứa lo cho chuyện này. Nhưng thôi... hãy đón nhận một vài ngày nghỉ cho thanh thản...

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
CHƯƠNG IX

VIÊN TRUNG UÝ CÔ ĐƠN

Lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, thành phố nghỉ mát nổi tiếng này. Không khí se lạnh hơi thu làm tôi nhớ tới quê hương ngoài Bắc. Không biết mẹ tôi và chị tôi hồi này ra sao? Những bức điện công tác của cậu tôi có một lần nhắc đến là chị Huệ đã di dạy học. Ngoài ra không biết gì thêm. Tôi vẫn giữ nếp báo cáo hàng tháng, nhưng chúng tôi cũng không lạm dụng để nói nhưng chuyện riêng tư.

Anh chị tôi được mời đến nghỉ trong một dã thự của nhà điền chủ nhà lãnh tụ vĩ đại của giai cấp Vô sản Bửu. Đó là một tòa lầu hai tầng xinh xắn xây theo kiến trúc Ý. Những khuôn cửa gô-tích, những bao lơn rộng tràn đầy ánh sáng và những giàn hoa giấy. Ngoài vườn có những pho tượng bằng đá trắng, những bể nước có vòi phun. Nhưng cũng có cả những bộ chậu cảnh bằng sứ phương Đông nhiều hình nhiều vẻ và phong phú như một bộ sưu tập. Những thứ sang trọng sạch sẽ này hoàn toàn tương phản với dáng điệu và phục sức khắc khổ của người chủ nó. Hai đứa con ông cũng giống cha như đúc, trừ bộ quần áo bên ngoài. Chúng tôi làm quen với nhau rất nhanh. Khi Kim ngỏ ý muốn được có cỗ xe ngựa để đi thăm rừng cao nguyên thì cậu con lớn Huỳnh Thái và cô em Huỳnh Liên hứa sẽ cố tìm được những thứ đó cho chúng tôi.

Đúng như điều mong đợi, sáng hôm sau đã có một chiếc xe ngựa đỗ trước dã thự. Hai con ngựa một bạch, một hồng rất đẹp đang giậm chân chờ xuất phát. Người xà ích mời chúng tôi lên xe.

Tôi, Dung, Kim, Thái và Liên vào rừng Lâm Viên. Anh chị tôi không thích trò này bằng ngồi nhà xoa mạt chược với vợ chồng ông Bửu. Chúng tôi mang theo súng sàn, rượu, cà-phê, bánh mì, thức ăn nguội và nhiều thứ lặt vạt như đi cắm trại.

Chiếc xe ngựa chuyên cho thuê để chụp ảnh này không phải là một công cụ "dã chiến". Nó không thể leo lên những con đường rừng gập ghềnh, và chúng tôi phải hạ trại bên một con suối chưa xa thành phố là bao. Kim yêu cầu người xà ích cho cô được cưỡi ngựa. Họ đóng yên cương nhưng Kim không thể leo lên lưng ngựa. Cô chưa bao giờ là kỵ sĩ. Thái được vinh dự đỡ cô lên yên, còn tôi thì giúp cho Dung. Hai con ngựa hiền lành đã quen với những pha biểu diễn trước ống kính, chúng nhẹ nhàng sải bước trên đồng cỏ. Tóc hai cô gái từng bay lên in vào nền trời loang lổ những vân mây trắng bạc. Mặt họ đầy hào hứng, một cảm giác bay bổng và pha chút mạo hiểm choán ngợp tâm hồn họ. Chúng tôi chụp hết cuốn phim này đến cuốn phim khác.

Tôi và Thái vác khẩu súng săn vào rừng kiếm mấy con chim trong khi những cô gái đi tắm suối rồi lên phơi nắng trên thảm cỏ như những con cá sấu bằng sứ trắng.

Buổi trưa chúng tôi làm một bữa cơm trong rừng. Rượu, thịt chim nướng và đồ nguội đem từ nhà. Chúng tôi đang ăn uống vui vẻ thì có tiếng động cơ ô tô. Một chiếc xe Jeep chạy ngoằn ngoèo trong cánh rừng thưa và đỗ lại gần chỗ chúng tôi. Một quân nhân bước xuống xe và anh ta tiến về phía bờ suối. Tôi nhận ra ngay viên trung úy đã chữa xe giúp chúng tôi trên đường Vũng Tàu - Sài Gòn cách đây ít lâu.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Xin chào các bạn!

- Chào trung úy, chắc anh chưa quên chúng tôi? - Tôi chỉ cô Kim - Anh còn nhớ ai đây không?

- Chào Bạch Kim! Làm sao tôi có thể quên một tay đua ô tô đáng sợ?

- Dây là Dung, vợ tôi. Các bạn Huỳnh Thái và Huỳnh Liên của chúng tôi.

Trung uý Hoàng Quý Nhân lần lượt bắt tay từng người. Chúng tôi rót rượu mời anh nâng cốc với món thịt chim rừng để chúc mừng cho sự quen biết.

- Do vô tình hay trung uý biết chúng tôi ở đây mà đến chơi? - Kim hỏi.

- Xưa thì vô tình, nay thì hữu ý. Năm giờ chiều qua xe tôi vượt các bạn ở cây số 126. Chiếc Sim ca màu xanh mang biển số B4280 làm tôi nhớ đến các bạn ngay. Vì đông người tôi không tiện gọi. Tôi tin là sẽ tìm được các bạn trong cái thành phố nhỏ bé này. Các bạn thấy đấy, có trốn vào rừng bằng xe ngựa tôi cũng vẫn kiếm ra.

- Trung uý giỏi thật! Hệt như một thám tử! - Kìm khen vui vẻ.

- Cảm ơn về lời khen của cô. Con ong sẽ chẳng giỏi nếu bông hoa không có hương sắc - Viên trung uý mỉm cười và liếc mắt một cách ý nhị.

- Lái xe trong rừng một mình đi tìm chúng tôi mà không sợ lạc, chắc trung uý phải quen thuộc vùng này lắm!

- Tôi đã vài lần đi bắn lợn rừng và bò tót trên cao nguyên Lâm Viên. Hôm nay tôi lại được ăn thịt chim rừng. Chúng ta là đồng nghiệp.

- Lần đầu tiên tôi hạ được vài con chim bằng khẩu "ca-líp đui" của bạn Thái. Liệu như vậy có thể gọi là thợ săn chưa? Có xứng đáng được gọi là đồng nghiệp của trung uý không?

- Còn tôi thì đã vài lần bắn hươu, nai!? - Thái kiêu hãnh góp chuyện.

- Tôi lại không bắn nai hay bắn chim. Cái thú săn bắn là phải pha một chút mạo hiểm. Nai và chim không biết chống cự. Chúng không kích thích ham muốn của tôi. Tôi muốn nói đồng nghiệp theo nghĩa rộng.

- Thú dữ? Nhưng đàng sau trung uý lại có người lính khoác liên thanh yểm trợ thì còn đâu là nguy hiểm!

- Lần đầu tiên Dung góp chuyện và tất cả chúng tôi đều cười. Viên trung uý vẫn giữ vẻ mặt bình thản.

- Tôi đi một mình. Như các bạn thấy đấy, tôi là một người cô đơn. Tôi thích những cuộc săn đuổi cô đơn. Kỷ nguyên chúng ta là kỷ nguyên cô đơn. Tôi cô đơn, anh cô đơn, nó cô đơn. Chúng ta thích tự do tuyệt dối. Chúng ta chỉ đạt được điều đó khi chúng ta từ bỏ lui sự ràng buộc của gia đình, xã hội. Chúng ta trần trụi giữa thiên nhiên rộng lớn, chúng ta trở về với nguyên thuỷ hoang sơ, với dã thú. Ôi nếu tôi được sống một mình trên hoang đảo như Robinson nhỉ? Tôi hoàn toàn cô đơn, nhưng tất nhiên tôi tuyệt đối tự do!

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
- Sợ lúc đó Bạch Kim lại mong đợi một cánh buồm xuất hiện trên đường chân trời. Trên thuyền có một chàng trai duy nhất. Chàng muốn cùng Bạch Kim chia sẻ nỗi cô đơn...

- Cao thượng nhỉ! Nhưng kết cục đó là tầm thường. Phải nói là chàng đã xâm lược hòn đảo cô đơn của tôi, chàng định giết chết tự do của tôi. Và tôi sẽ chống lại chàng như chống lại thú dữ!

...

Hai giờ chiều chúng tôi quay về rừng. Hoàng Quý Nhân chia tay với chúng tôi ngay bìa rừng. Anh ta hứa đến chơi nhưng không hẹn trước.

Buổi tôi đó, sau cuộc khiêu vũ nhỏ trong gia đình, chúng tôi về buồng riêng. Đóng cửa lại chị Dung mới hỏi tôi:

- Theo anh thì sự quen biết với viên trung úy là ngẫu nhiên hay có một sự sắp đặt nào đó? Liệu đây có phải là "cái đuôi" của chúng ta không?

- Theo mình thì sự việc trên chỉ là vô tình thôi. Hôm hỏng xe mình và Kim loay hoay mãi mới thấy xe của nó phóng qua...

- Chỉ có điều nét mặt nó trông quen lắm. Nếu không lầm thì em đã nhìn thấy trong một khoảnh khắc đặt biệt. Không biết trong giây lát ngắn ngủi đó nó có nhận ra em không?

- Sợ quen biết lâu chứ trong khoảnh khắc thì khó mà nhớ nổi.

- Em không sợ nhưng khuôn mặt quen biết kỹ vì em đã đề phòng và thường không nguy hiểm. Nhưng bộ mặt này làm em không yên tâm.

- Dung cẩn thận cũng phải thôi. Nhưng theo mình trường hợp này là ngẫu nhiên không đáng ngại.

- Có thể bắt đầu từ ngẫu nhiên, nhưng rồi từ đó lại hiện lên một dấu vết.

- Sao?

- Giả thử như nó đã nhận ra nét mặt của em trong ánh chớp của một phát súng nổ cách đây hai năm thì sao?

- Phát súng nào?

Tôi hỏi nhưng Dung không trả lời điều tôi muốn biết. Nét mặt chị tư lự. chị nhấn mạnh:

- Ta phải cảnh giác con người này. Muốn có được lời giải đáp, chúng mình phải tìm ra lai lịch của viên trung úy.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Tôi hiểu được tính chất nghiêm trọng của sự việc Tôi muốn chia sẻ với Dung những lo âu nhưng chị đã đóng kín cánh cửa của tâm hồn lại. Dung nhìn tôi với cặp mắt long lanh và an ủi tôi:

- Chẳng có chuyện gì lớn đâu. Nghề nghiệp của chúng ta, nỗi lo thường bất chợt đến rồi lại đi. Giả sử như em đã nhớ lầm, hoặc em nhớ đúng, nhưng ánh lửa do em chủ động bóp cò chỉ đủ để cặp mắt em nhận ra đối phương thôi thì những lo lắng trên đều trở thành vô nghĩa. Dù sao thì ta cũng phải chú ý đến cái khả năng bé nhỏ xảy ra trong khoảnh khắc một vài phần trăm giây đó.

Trở về Sài Gòn, chúng tôi viết một bản báo cáo dài về Trung tâm. Chúng tôi kể lại chuyện viên trung úy Hoàng Quý Nhân và đề nghị cấp trên kiểm tra lại trong danh bạ của Phòng Nhì Pháp trước đây xem có tên đó không.

...

Có một hôm đại tá Lê Thiết Vũ đến thăm viếng xã giao anh chị tôi. Vốn là bạn cũ nên anh tôi đã giới thiệu tôi với viên đại tá và nói nguyện vọng của tôi là muốn theo đường binh nghiệp. Anh ta hứa sẽ giúp đỡ cho tôi nếu như tôi có đủ nghị lực để vượt quà những thử thách nặng nề của đời sống quân ngũ. Để có một tương lai tốt đẹp, trước tiên tôi vào học Trường sĩ quan Thủ Đức. Với tư cách là cục phó Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đại tá Lê Thiết Vũ sẽ đỡ đầu cho tôi thì những thủ tục gia nhập quân trường cũng sẽ dễ dàng hơn. Đây là một tin mừng thực sự đối với tôi, một sự ưu đãi ngoại lệ giúp cho tôi cơ hội đi tới đích đúng như dự kiến.

Sau này tôi mới biết rằng ngoài sự giúp đỡ của đại tá Thiết Vũ ra, thời điểm tôi xin đi học trung sĩ quan cũng vào đúng lúc tình thế chung có nhiều thuận lợi, Ngô Đình Diệm đang có một chương trình rộng lớn xây dựng quân ngụy Sài Gòn thành một lực lượng to lớn để thay thế vào khoảng trống mà quân Pháp sẽ ra đi. Việc đào tạo sĩ quan chỉ *** trở thành cấp bách. Vốn là một đội quân tay sai, đội ngũ sĩ quan từ cấp tiểu đoàn trở lên trước đây phần lớn đều là người Pháp. Số còn lại là người Việt thì cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Pháp. Trong các cuộc thanh trừng tướng Nguyễn Văn Hinh và chống lại âm mưu phản loạn của Nguyễn Văn Vĩ, nhiều sĩ quan đã không được Diệm tin nữa. Diệm muốn có một đội ngũ mới, được Mỹ huấn luyện đào tạo và trung thành với cá nhân ông ta. Phương hướng này khẩn trương và rộng lớn khiến cho việc lựa chọn cũng có dễ dàng hơn. Tất cả các giấy tờ kiểm tra về học lực và y tế của tôi đều hợp thức. Tôi đã được tòng sự tại đại đội 2 khoa lục quân.

Bộ quân phục học viện sĩ quan lục quân làm cho bộ mặt của tôi thay đổi hẳn đi. Anh tôi tự hào vì tôi Chị Lệ Ngọc hình như cũng chú ý tôi. Cô Kim khen tôi đã có tư thế của kẻ mạnh. Còn ông Cự Phách thì tiên đoán tôi sẽ trở thành một con người hùng. Riêng Dung thì không được vui lắm. Khoác bộ quân phục của địch lên mình đâu phải là một niềm vinh dự. Mặt khác ba năm tới chúng tôi sẽ phải tạm xa nhau trừ nhưng ngày nghỉ lễ. Tuy chỉ là một cặp vợ chồng trên sân khấu, nhưng tháng ngày sống bên nhau đã tạo cho chúng tôi một cảm giác rất tự nhiên là chúng tôi đã thuộc về nhau, nó gắn chặt tâm hồn hai đứa với nhau. Sự kiềm chế dục vọng tuy làm cho cả hai đều căng thảng đến nhức nhối, nhưng nó lại là cái căng thẳng của dây đàn muôn điệu... Nay bỗng nới lỏng sợi dây đó đi, cả hai chúng tôi đều mất thăng bằng. Tôi thấy mình vui bao nhiều thì lại thương Dung bấy nhiêu.

Tôi nhập cuộc với chế độ quân trường không khó khăn gì lắm. Tôi đã có một ý thức phấn đấu rõ rệt. Tất cả các môn học tôi phải cố giành được vị trí xuất sắc. Ngoài ra tôi còn phải luyện tập thêm cho mình nhưng môn kỹ thuật chung nữa. Phải bắn súng ngắn giỏi. Phải sử dụng thành thạo nhưng khí tài thông tin vô tuyến. Phải vẽ bản đồ nhanh và chính xác. Phải chụp ảnh tốt. Phải lái xe thiện nghệ. Phải rèn luyện võ thuật đều đặn. Tất cả nhưng môn này đều được nhà trường khuyến khích, các phương tiện và học cụ của nó thì thật là tốt và đầy đủ.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
Thế là tôi lại cặm cụi cứ hướng vào mục tiêu đã định mà đi.

Hoàng Quý Nhân đến thăm chúng tôi lần này với cấp bậc đại úy. Anh ta cũng xuất hiện một mình và bất ngờ như mọi lần. Bạch Kim đã giới thiệu viên đại úy với cả nhà và chúng tôi đã có được một bứa cơm thân mật với ngườì bạn mới.

Chúng tôi nâng cốc chúc mừng anh ta vừa được vinh thăng. Anh cũng chúc mừng tôi từ nay đã trở thành chiến hữu của anh. Quý Nhân vẫn luôn luôn giữ được bộ mặt bình thản, không mấy khi biểu lộ những xúc cảm ra ngoài. Những bông mai bạc lấp lánh trên ve áo làm cho anh ta trẻ hẳn ra. Khuôn mặt trái xoan, cặp lông đ/c xếch và mảnh. Đôi mắt đại lúc rất linh hoạt, nhưng thông thường thì mơ màng bình lặng như mắt mèo ngái ngủ. Chiếc tẩu thường trực trên cặp môi hơi sẫm màu. Mái tóc rậm và xanh phủ xuống vừng trán thấp như cố che đi một vết sẹo nhỏ gần thái dương bên phải. Sự hấp dẫn của anh ta có lẽ là ở cái bí ẩn mà ta chưa hiểu được chưa đoán nổi. Giọng nói của anh ta trầm, rõ ràng, có một chút gì trang nghiêm. Thỉnh thoảng mới thấy trên khuôn mặt anh một nụ cười nhếch mép, ngắn ngủ, nhưng đúng lúc làm cho câu chuyện của anh ta rất có duyên.

Lúc đầu tôi tưởng viền đại úy là một người kín đáo, bí hiểm nhưng ít lâu sau những dự đoán của tôi lại bị lung lay. Chỉ cần một sự khêu gợi đúng chỗ là anh có thể dốc cạn bầu tâm sự với mọi người. Điều thổ lộ đó hình như được bung ra khỏi nỗi cô đơn dồn nén anh trong nhiều năm tháng.

Trong căn buồng chỉ có vợ chồng tôi và Kim, viên đại úy đã trầm trầm để lại dòng dõi của mình:

- Quê tôi ở Sơn Tây, một vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi. Cha tôi cũng chịu khó học hành nhưng đường công danh lận đận. Mấy khoa thi đều uổng công lều chõng. Ông bỏ nhà ra đi, lần đường vào Huế tìm chỗ tiến thân. Bạn bè cũ có một vài người đã làm quan trong triều, mũ cao áo dài, vinh hoa phú quý. Nghĩ đến tình bạn cũ, một vị quan đã chuyên cha tôi nên chấp nhận một chức hoạn quan, vì lúc đó trong cung cấm đang cần vài người có chút ít học thức để quản giáo đám vương thân, tôn nữ của hoàng tộc. Các bạn biết đấy, chấp nhận điều này có nghĩa là phải từ bỏ dục vọng, từ bỏ đường con cái, chấp nhận một cuộc sống cô đơn vĩnh cửu. Cha tôi đã phải suy nghĩ rất lung. Giả sử như ông đã có vợ có con nối dõi thì sự hy sinh cũng có niềm an ủi. Nhưng tình thế của cha tôi lúc đó cũng thật bi thảm. Tiền bạc không còn, nhờ vả bạn bè cưng có giới hạn. Trở về quê hương với hai bàn tay trắng thì tương lai cũng không có gì hứa hẹn mà lại còn hổ thẹn với xóm làng. Thế là cha tôi đã nhắm mắt chấp nhận con đường công danh khắc nghiệt đó. Quan tuần vũ Lê Quốc Khanh đã dâng biển tiến cử cha tôi lên đức Khải Định. Lúc đó cha tôi mới hai mươi nhăm tuổi, một chàng trai tuấn tú, chưa vợ, đầy sức lực.

Tất cả chúng tôi đều cười.

descriptionChếtRe: SAO ĐEN (Truyện phản gián)

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply